Mong ước của công nhân đầu xuân mới

nhóm PV |

Những ngày đầu năm mới Nhâm Dần, người lao động ở Đồng Nai, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh trở lại làm việc với khí thế hăng say. Chia sẻ với phóng viên Lao Động, họ bộc bạch những ước mong giản dị: Dịch bệnh được khống chế; Có việc làm ổn định, không phải nghỉ làm đứt quãng ảnh hưởng tới thu nhập; chính quyền địa phương hỗ trợ nhà ở xã hội để không phải ở trong các khu nhà trọ.

Mong dịch được khống chế

Trở lại làm việc ngay từ ngày đi làm đầu năm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022, anh Trương Thanh Tâm, công nhân (CN) Xưởng in số 1, Công ty Cổ phần In số 7 (Khu công nghiệp Tân Tạo) hào hứng.

Anh Tâm chia sẻ, năm 2021 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều NLĐ phải xa gia đình nhiều tháng liền để làm việc theo phương thức “3 tại chỗ”, “một cung đường hai điểm đến”, rất vất vả. Nhưng với sự linh hoạt thích ứng trong điều hành, cùng “đồng cam, cộng khổ” của tập thể NLĐ, công ty vẫn hoàn thành kế hoạch. Chính vì thế, công ty đã có phần thưởng xứng đáng cho NLĐ. Ngoài lương tháng 13 (tương đương 3 tháng lương thực lãnh), công ty còn thưởng Tết Âm lịch 6 triệu đồng/người; Tết Dương lịch 2,7 triệu đồng/người; thưởng A, B, C bình quân 2,5 triệu đồng/người, lì xì đầu năm 1 triệu đồng/người. “Đây là mức thưởng lý tưởng đối với NLĐ chúng tôi. Mong cho dịch bệnh được khống chế, chúng tôi sẽ cố gắng chung tay, góp sức cùng công ty để hoàn thành kế hoạch mà Ban giám đốc đề ra và mong muốn công ty tiếp tục giữ vững được kết quả sản xuất kinh doanh ổn định để cuối năm có lương, thưởng, phúc lợi tốt cho NLĐ” - anh Tâm bày bỏ.

Chị Nguyễn Thị Thu Hương, CN bộ phận Plan2, Cty Việt Nam Samho (Huyện Củ Chi, TPHCM), kể, gia đình có 4 người, 2 vợ chồng và 2 con nhỏ. Trong năm 2021, do bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, công ty phải ngừng hoạt động nhiều tháng, trong đó có khi NLĐ không được trả lương mà chờ nhận hỗ trợ của Chính phủ. Chồng chị làm thợ hồ, nhiều tháng cũng phải nghỉ việc để phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định chung. Vì thế, cuộc sống vô cùng khó khăn, nhất là khi chị phải nuôi hai con nhỏ còn đang đi học và phải thuê nhà trọ để ở.

“Chúng tôi chỉ mong muốn dịch bệnh được khống chế và đẩy lùi để NLĐ an tâm làm việc, con cái được đến trường học hành đầy đủ. Thêm nữa, tôi mong muốn Nhà nước sẽ tăng lương tối thiểu vì đã hai năm qua Nhà nước không tăng rồi. Trong khi đó, mọi thứ vật giá đều leo thang, nên cuộc sống của NLĐ ngày càng khó khăn, chật vật hơn” - chị Hương mong muốn.

Việc làm ổn định, được tăng ca

Theo thống kê sơ bộ từ Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai, đến nay, các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh, người lao động đã trở lại lao động đầy đủ, nhiều doanh nghiệp đạt tỉ lệ 100%.

Chị Vũ Thị Duyên, công nhân Công ty CP Taekwang Vina, KCN Biên Hoà 2, Đồng Nai, dịp Tết Nguyên đán 2022 không về quê mà ở lại tỉnh Đồng Nai đón Tết cùng con trai để tiết kiệm chi phí và hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Sau thời gian đón Tết, chị Duyên rất háo hức khi đi làm trở lại. Ngày 5.2 (tức mùng 5 Tết), chị Duyên đi làm trở lại, được Công ty lì xì 200.000 đồng và được tham dự chương trình bốc thăm trúng thưởng. Chị Duyên chia sẻ: “Năm qua tôi phải nghỉ mấy tháng để phòng chống dịch khiến thu nhập giảm nhiều. Năm mới tôi chỉ mong dịch bệnh được kiểm soát để đi làm đều đặn, con cái được an toàn khi tới trường học”.

Gia đình chị Trương Thị Thu Thảo cũng ở lại đón Tết tại khu nhà trọ tại TP.Biên Hòa. Chị Thảo cho biết, năm 2021, dịch bệnh đã làm cho cả 2 vợ chồng bị ảnh hưởng công việc, thu nhập nên ngày Tết, gia đình chị phải tính toán chi tiêu hạn chế, không mua sắm nhiều như mọi năm.

“Quê vợ chồng tôi đều ở xa nên ở lại đón Tết cùng nhiều công nhân đến từ các tỉnh khác. Những ngày cuối năm, dù rất nhớ nhà, nhớ quê và người thân nhưng điều kiện kinh tế còn hạn chế nên gia đình tôi chấp nhận đón Tết xa quê tại Đồng Nai. Chúng tôi động viên nhau cùng vượt qua khó khăn để đón một năm mới với hy vọng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn” - chị Thảo chia sẻ.

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Quốc (58 tuổi, quê An Giang)  mất 8 giờ liên tục đi xe máy từ quê lên Bình Dương. “Vợ chồng tôi làm nghề thợ hồ, năm ngoái dịch bệnh, phải ở phòng trọ liên tiếp gần 4 tháng, đời sống rất khó khăn. Những người xa quê chúng tôi chỉ mong dịch bệnh được kiểm soát, công việc ổn định, tranh thủ làm việc để có chút đỉnh tiết kiệm phòng thân khi về già. Tôi làm thợ hồ công cũng được gần 500.000 đồng/ngày, còn vợ thì làm phụ được 350.000 đồng/ngày, nếu công việc đều thì một tháng hai vợ chồng cũng có thu nhập khoảng trên 20 triệu đồng” - ông Quốc chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Hải (31 tuổi quê Thanh Hóa, đang làm công nhân tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình  Dương), cho biết chị đã đi làm lại, nhưng thu nhập thấp, nên vẫn còn nhiều khó khăn. “Năm mới chỉ mong sao công ty hoạt động ổn định, để được tăng ca có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống” - chị Hải chia sẻ.

Cùng mong muốn này, anh Huỳnh Chương (32 tuổi, quê Sóc Trăng, làm công nhân ở Công ty TNHH TM Giày da Giang Phạm, Thành phố Thuận An, Bình Dương) bày tỏ: “Sang năm mới, điều mình mong muốn nhất là công việc ổn định, được tăng ca thêm. Từ đó cải thiện thu nhập, bù đắp thời gian công việc bị ảnh hưởng vì dịch bệnh trong năm 2021”.

Mong có nhà ở xã hội để “an cư lạc nghiệp”

Chia sẻ với phóng viên Báo Lao Động, nhiều công nhân cho biết: Ngoài mong muốn có công việc ổn định, công nhân cũng mong ước có nhà ở xã hội để “an cư lạc nghiệp” vì ở trong môi trường nhà trọ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh.

Chị Nguyễn Thị Ngọc, Công ty TNHH Pouchen VN, TP.Biên Hòa chia sẻ, là công nhân, khi thuê phòng trọ thường không có hợp đồng thuê trọ, nên khi xảy ra các vấn đề ngoài ý muốn thì thiệt thòi thường về phía người lao động. Có trường hợp chủ nhà trọ không hài lòng việc gì đó là đuổi ngang không cho thuê.

“Đợt dịch vừa qua có nhiều trường hợp công nhân phải đi cách ly tập trung, khi hết thời gian cách ly quay về thì chủ nhà trọ không cho vào” - chị Ngọc cho biết.

Theo chị Ngọc, mong muốn của rất đông người lao động không chỉ trong năm nay mà nhiều năm trước là được chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ để người lao động có được nhà ở xã hội để yên tâm “an cư lạc nghiệp”. Theo đó, nếu hai vợ chồng làm công nhân, ngoài việc chăm lo cho con nhỏ, vợ chồng  vẫn phải gánh khoản tiền thuê nhà trọ, điện nước, chưa kể tiền ăn uống hằng ngày… Nếu sống tằn tiện thì gia đình công nhân cũng chỉ tiết kiệm được đôi ba trăm triệu đồng, trong khi để mua được một căn nhà, hoặc một miếng đất để xây dựng nhà cửa thì phải có tiền tỉ.

“Hai vợ chồng làm công nhân nuôi hai đứa con thì không mua nổi được mảnh đất có đầy đủ pháp lý chứ chưa nói tới xây nhà. Tôi mong muốn địa phương giúp công nhân sở hữu được nhà ở công nhân, có thể bằng hình thức trả góp phù hợp với thu nhập của người lao động” - chị Ngọc mong ước.

Sớm được hỗ trợ chi phí thuê nhà ở

Anh Nguyễn Đức, nhân viên một công ty có vốn đầu tư của Đài Loan (Trung Quốc) ở quận 7, TPHCM, nói, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Quốc hội đã có Nghị quyết số 43/2022/QH15 “Về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, trong đó có đề cập đến việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm.

Sau đó, Chính phủ đã cụ thể hóa trong Nghị quyết 11/NQ-CP “Về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình” bằng quy định “Hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm; trong đó mức hỗ trợ đối với người lao động quay trở lại thị trường lao động là 1 triệu đồng/tháng và người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 500.000 đồng/tháng. Thời gian thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2022” (Điểm a, Khoản 2, Mục II của Nghị quyết 11/NQ-CP).

“Đây là những chủ trương, chính sách rất thiết thực, hiệu quả để sớm hỗ trợ NLĐ quay lại làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm. Vì thế, tôi mong muốn các cơ quan chức năng sớm triển khi thực hiện chủ trương, chính sách này. Bởi NLĐ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã rất khó khăn trong năm vừa qua, hiện đang cần tiền để sớm ổn định cuộc sống trở lại” - anh Đức nói.

nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Tiền vệ Bích Thuỳ: Tấm vé World Cup và mong ước của cha

AN NGUYÊN |

Ngày đầu tiên Bích Thuỳ khoác áo đội tuyển quốc gia cũng là lúc cha cô qua đời. Nhưng giờ đây, tiền vệ quê Quãng Ngãi có thể tự hào với người cha quá cố rằng cô đã làm được những điều mà ông mong muốn.

Mong ước lớn nhất của giáo viên, học sinh là được đến trường

Tường Vân |

Sau một năm học với nhiều khó khăn,  thách thức, tâm trạng chung của hàng triệu giáo viên và học sinh lúc này là được sớm trở lại trường để có những giờ học tập, vui chơi đúng nghĩa.

Mong ước đầu xuân cho văn chương Đồng bằng sông Cửu Long

Lục Tùng (thực hiện) |

Văn chương Đồng bằng sông Cửu Long đang ở đâu trên bản đồ văn chương quốc gia và cần gì để cất cánh? Báo Lao Động có cuộc trao đổi ngắn với nhà văn Vũ Hồng, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, đại diện Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long xung quanh vấn đề này nhân dịp đầu năm Nhâm Dần.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Tiền vệ Bích Thuỳ: Tấm vé World Cup và mong ước của cha

AN NGUYÊN |

Ngày đầu tiên Bích Thuỳ khoác áo đội tuyển quốc gia cũng là lúc cha cô qua đời. Nhưng giờ đây, tiền vệ quê Quãng Ngãi có thể tự hào với người cha quá cố rằng cô đã làm được những điều mà ông mong muốn.

Mong ước lớn nhất của giáo viên, học sinh là được đến trường

Tường Vân |

Sau một năm học với nhiều khó khăn,  thách thức, tâm trạng chung của hàng triệu giáo viên và học sinh lúc này là được sớm trở lại trường để có những giờ học tập, vui chơi đúng nghĩa.

Mong ước đầu xuân cho văn chương Đồng bằng sông Cửu Long

Lục Tùng (thực hiện) |

Văn chương Đồng bằng sông Cửu Long đang ở đâu trên bản đồ văn chương quốc gia và cần gì để cất cánh? Báo Lao Động có cuộc trao đổi ngắn với nhà văn Vũ Hồng, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, đại diện Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long xung quanh vấn đề này nhân dịp đầu năm Nhâm Dần.