Lao động về quê cần hỗ trợ tìm việc

NHẬT HỒ |

Tỉnh Cà Mau có hơn 54.800 người hồi hương trở về sau COVID-19 năm 2021. Sau khi dịch COVID-19 lắng xuống, nhiều người tiếp tục đi, nhưng cũng không ít người tìm việc tại quê nhà.

Thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Cà Mau chủ động rà soát, thống kê kỹ lưỡng lao động hồi hương, nắm rõ số người về từ đâu, làm gì, nguyện vọng…

Đơn vị trên cũng liên hệ các đầu mối doanh nghiệp và thống kê được có tổng số hơn 180 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhu cầu tuyển dụng lao động tại Cà Mau, với tổng nhu cầu hơn 35.500 người. Trong đó, có 17 doanh nghiệp trong tỉnh cần lao động phổ thông và qua đào tạo nghề hơn 4.400 người; 167 doanh nghiệp ngoài tỉnh nhu cầu tuyển dụng hơn 31.100 người (hơn 7.800 lao động có tay nghề).

Sau khi hồi hương, được sự hỗ trợ của LĐLĐ huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, anh Nguyễn Văn Đợi, công nhân dôi dư tại một nhà máy tại tỉnh Đồng Nai đến Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bạc Liêu tìm việc, giải quyết chế độ BHXH.

“Tôi đến đây làm thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Trước mắt, tôi được cán bộ LĐLĐ huyện giới thiệu vào làm cho doanh nghiệp chế biến nhựa tại huyện Phước Long, cách nhà hơn 20km” - anh Đợi cho hay.

6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh Bạc Liêu đã giải quyết việc làm cho 9.800 lượt lao động (trong đó giải quyết việc làm trong tỉnh cho 1.469 lượt người; ngoài tỉnh cho 8.331 lượt người; lao động nữ 4.590 người, lao động dân tộc thiểu số là 820 người).

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều nhiều lần phát biểu ông lấy làm đau lòng khi thấy mỗi năm công nhân về quê ăn Tết chỉ đem theo vài triệu đồng ăn Tết rồi lại ra đi. Mong muốn của tỉnh Bạc Liêu là tạo việc làm căn cơ tại chỗ, nhưng do điều kiện tỉnh Bạc Liêu xa trung tâm, doanh nghiệp không nhiều, đặc biệt là doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động. Chính vì vậy, giải quyết lao động tại chỗ là một bài toán khó cho tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân cho biết: Giải quyết việc làm luôn được tỉnh Cà Mau quan tâm. Cà Mau là tỉnh xa trung tâm, điều kiện đi lại khó khăn, việc làm tại địa phương không nhiều, chính vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động.

Để giải quyết việc làm cho lao động, tỉnh Cà Mau đã có nhiều chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm; hợp tác liên kết với các tỉnh miền Đông, TPHCM sử dụng lao động của tỉnh.

Ngoài ra, tăng cường thu hút đầu tư, ưu tiên kêu gọi các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động đang được hai tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu thực hiện.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn tỉnh Tiền Giang kết nối tìm việc cho người lao động thất nghiệp

Thành Nhân |

Việc các công ty, doanh nghiệp thiếu đơn hàng đã khiến người lao động giảm, giãn việc hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động. Trước tình hình đó, các cấp Công đoàn tỉnh Tiền Giang đã kết nối giới thiệu tìm việc làm cho người lao động bị thất nghiệp.

Chủ tịch Bạc Liêu: “Người dân bỏ quê đi tìm việc, Tết mang vài triệu về, ăn Tết xong lại đi”

NHẬT HỒ |

Trước tình trạng nông dân bỏ xứ ra đi tìm việc làm, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng vì Bạc Liêu còn nghèo, còn khó khăn nên nông dân mới bỏ ruộng đồng đi làm ăn xa. Bản thân ông cảm thấy bùi ngùi khi hàng ngàn con em tỉnh nhà năm nào Tết cũng về rồi lại ra đi.

Lao động thất nghiệp nhọc nhằn tìm việc, doanh nghiệp vẫn “đỏ mắt” tìm nhân sự

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ |

Trong khi nhiều người lao động loay hoay đi tìm việc sau làn sóng sa thải, mất việc thì nhiều đơn vị, doanh nghiệp vẫn "đỏ mắt" tìm nhân sự.

Trước làn sóng sa thải, người lao động chật vật tìm việc làm

MINH HÀ - LƯƠNG HẠNH |

việc làm trong ngành thương mại diện tử, thời điểm kinh tế khó khăn, công ty cắt giảm toàn bộ nhân sự ở văn phòng Hà Nội, chị Nguyễn Thị Ngân Hà (quận Hoàng Mai, Hà Nội) phải chịu cảnh thất nghiệp. Từng đi xin và thử việc ở nhiều doanh nghiệp nhưng đến nay chị Hà vẫn chưa tìm được công việc ưng ý.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng do mưa lớn ở Bắc Bộ

MINH HÀ |

Mưa lớn tiếp tục xảy ra tại khu vực các tỉnh miền núi Bắc Bộ, nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ,...

Thuê phải chung cư mini “ảo”, sinh viên mất oan phí cọc phòng

THU THUỶ |

Mỗi mùa nhập học, nhu cầu sinh viên tìm phòng tăng, khiến giá phòng cũng bị “thổi phồng” theo. Ngay cả phòng trọ với phân khúc giá cao hơn như chung cư mini cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, lừa đảo.

Thiếu chính sách khuyến khích, thị trường xe điện khó tạo đột phá

ĐÌNH TRƯỜNG |

Cần có chính sách khuyến khích phát triển xe điện thiết thực và rõ ràng hơn, đây là nhận định chung của cả giới chuyên gia lẫn nhà sản xuất khi nói về tiềm năng của thị trường này tại Việt Nam.

Cấm đặt lệnh chứng khoán bằng robot, đi ngược xu hướng, rất khó nâng hạng

Đức Mạnh - Bảo Chương |

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây yêu cầu các đơn vị rà soát và dừng ngay việc sử dụng robot đặt lệnh giao dịch chứng khoán trực tuyến tự động với tần suất lớn.

Công đoàn tỉnh Tiền Giang kết nối tìm việc cho người lao động thất nghiệp

Thành Nhân |

Việc các công ty, doanh nghiệp thiếu đơn hàng đã khiến người lao động giảm, giãn việc hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động. Trước tình hình đó, các cấp Công đoàn tỉnh Tiền Giang đã kết nối giới thiệu tìm việc làm cho người lao động bị thất nghiệp.

Chủ tịch Bạc Liêu: “Người dân bỏ quê đi tìm việc, Tết mang vài triệu về, ăn Tết xong lại đi”

NHẬT HỒ |

Trước tình trạng nông dân bỏ xứ ra đi tìm việc làm, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng vì Bạc Liêu còn nghèo, còn khó khăn nên nông dân mới bỏ ruộng đồng đi làm ăn xa. Bản thân ông cảm thấy bùi ngùi khi hàng ngàn con em tỉnh nhà năm nào Tết cũng về rồi lại ra đi.

Lao động thất nghiệp nhọc nhằn tìm việc, doanh nghiệp vẫn “đỏ mắt” tìm nhân sự

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ |

Trong khi nhiều người lao động loay hoay đi tìm việc sau làn sóng sa thải, mất việc thì nhiều đơn vị, doanh nghiệp vẫn "đỏ mắt" tìm nhân sự.

Trước làn sóng sa thải, người lao động chật vật tìm việc làm

MINH HÀ - LƯƠNG HẠNH |

việc làm trong ngành thương mại diện tử, thời điểm kinh tế khó khăn, công ty cắt giảm toàn bộ nhân sự ở văn phòng Hà Nội, chị Nguyễn Thị Ngân Hà (quận Hoàng Mai, Hà Nội) phải chịu cảnh thất nghiệp. Từng đi xin và thử việc ở nhiều doanh nghiệp nhưng đến nay chị Hà vẫn chưa tìm được công việc ưng ý.