Khoảng 1 triệu người dân nhận trợ cấp xã hội đã có tài khoản

HẠNH AN THỰC HIỆN |

Hiện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp với Bộ Công an triển khai giải pháp chi trả an sinh xã hội qua VNeID tại 6 địa phương. Để tìm hiểu việc chi trả an sinh xã hội qua tài khoản, Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn với ông Tô Đức - Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTBXH.

Bộ LĐTBXH phối hợp với Bộ Công an triển khai giải pháp chi trả an sinh xã hội qua VNeID tại 6 địa phương thí điểm, xin ông cho biết sự cần thiết của việc chi trả an sinh xã hội bằng tài khoản?

- Trong chỉ đạo chung của Chính phủ việc xây dựng Chính phủ điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết các chính sách, đặc biệt chi trả chính sách an sinh xã hội thông qua ứng dụng chuyển đổi số là hết sức cần thiết. Đây cũng chính là nhu cầu thực tiễn của người dân địa phương cả nước. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 21 ngày 25.11.2022 để thúc đẩy chuyển đổi số. trong đó có chi trả chính sách an sinh xã hội mà không dùng tiền mặt.

Hiện nay, Bộ LĐTBXH đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một số cơ quan liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thúc đẩy việc chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt. Sau khi triển khai, đã đạt được một số thành tựu.

63 tỉnh, thành phố đều đã ban hành kế hoạch để thực hiện nội dung này, trong đó, có 54/63 tỉnh, thành phố đã thực hiện việc chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho một số nhóm đối tượng an sinh xã hội.

6 tỉnh thí điểm thực hiện chính sách an sinh xã hội mang tính chỉ đạo chung, xây dựng quy trình, hỗ trợ kỹ thuật. Việc này sẽ thay đổi hoàn toàn hiệu quả chi trả, tác động đến đời sống của đối tượng hưởng chính sách an sinh. Do đó, cần có một lộ trình, bước đi cụ thể.

Hiện nay, có khoảng 5 triệu người được hưởng chính sách an sinh xã hội, trong đó có khoảng 20% đã có tài khoản; nhiều người trong số này đều mong muốn chi trả trợ cấp qua tài khoản.

Trong quá trình thực hiện việc chi trả an sinh xã hội qua tài khoản, cơ quan chức năng có gặp khó khăn gì không, thưa ông?

- Thực tế, có một số khó khăn khi thực hiện việc chi trả an sinh xã hội hiện nay. Theo đó, đối tượng hưởng chính sách an sinh phần lớn là người cao tuổi, cô đơn, không nơi nương tựa; người tâm thần, khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; trẻ em mồ côi bị bỏ rơi… Những nhóm đối tượng hết sức yếu thế cần Nhà nước quan tâm, chăm sóc.

Do đó, việc sử dụng các trang thiệt bị di động, công nghệ thông tin để làm công cụ giao dịch còn tâm lý e ngại, muốn thực hiện bằng tiền mặt.

Nhóm đối tượng yếu thế như người cao tuổi, khuyết tật… còn cần phải thực hiện thủ tục ủy quyền, cho người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc đứng ra nhận tiền thay thông qua tài khoản uỷ quyền… Chưa kể, một số nhóm đối tượng an sinh ở vùng sâu, vùng xa… hạn chế vì cây ATM rút tiền chỉ đặt tại trung tâm thành phố.

Mặc dù với lĩnh vực an sinh gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhưng bước đầu, chỉ trong thời gian ngắn, các cơ quan liên quan đã triển khai rất tốt. Đây là sự cố gắng rất lớn từ phía Tổ triển khai Đề án 06 của Chính phủ và địa phương.

Việc chi trả an sinh xã hội qua tài khoản để quyền lợi của người dân được đảm bảo đầy đủ, kịp thời, không gây khó cho người dân. Mục tiêu cuối cùng là người dân được hưởng lợi đầy đủ, trọn vẹn nhất.

Để việc thực hiện chi trả an sinh xã hội được triển khai nhanh chóng, theo ông cần tới sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị nào? Lộ trình cụ thể ra sao?

- Trong thời gian tới, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng các bộ ngành liên quan tiếp tục tập trung, đẩy mạnh việc chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, đặt ta một số nhóm nhiệm vụ chính.

Phân loại các nhóm đối tượng để xác định nhóm nào có khả năng, nhu cầu để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản một cách phù hợp. Tổ đề án 06 cấp xã ở địa phương sẽ hướng dẫn hỗ trợ người dân tích hợp tài khoản vào VneID, làm cơ sở để thanh toán không dùng tiền mặt.

Đối với người dân đã có tài khoản tín dụng thì sẽ được trao đổi thống nhất để ứng dụng tài khoản đó nhận chi trả trợ cấp. Với những trường hợp hiện nay gặp khó như: Người tâm thần, người khuyết tật dạng nặng, trẻ em mồ côi... khó mở tài khoản trước mắt là tiếp tục thực hiện phương thức chi trả trực tiếp. Sau đó, sẽ có lộ trình rà soát các nhóm đối tượng cụ thể để có phương án chi trả không dùng tiền mặt phù hợp.

Việc này cần có thời gian làm việc với từng đối tượng, bảo đảm là quyền lợi của người dân phải được đầy đủ, kịp thời, không gây khó khăn cho người dân.

Xin cảm ơn ông!

HẠNH AN THỰC HIỆN
TIN LIÊN QUAN

5 bước thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đảm bảo 100% người dân đã có tài khoản và mong muốn chi trả qua tài khoản trong dịp Tết Nguyên đán 2024 được thực hiện chi trả chế độ an sinh xã hội qua tài khoản.

Hà Nội chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng an sinh xã hội dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải yêu cầu khẩn trương triển khai phương án chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt ngay trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đảm bảo đúng tiến độ, tạo thuận lợi nhất cho nhân dân.

Phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc

PHƯƠNG ANH |

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Thông qua các chính sách này đã tạo nền tảng phát triển kinh tế và giảm nghèo ở các địa phương vùng đồng bào DTTS, trong đó có các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.

Sẽ cưỡng chế nếu tự không tháo dỡ các hạng mục trái phép tại CLB Golf Đồi Cù

Mai Hương |

Ngày 11.1, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu khẩn trương xử lý nghiêm các sai phạm tại công trình xây dựng của dự án tòa nhà Câu lạc bộ Golf Đồi Cù Đà Lạt.

Bí thư Hà Nội đồng ý chuyển giao việc quản lý Hồ Tây về cho quận Tây Hồ

PHẠM ĐÔNG |

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đồng ý chuyển giao việc quản lý Hồ Tây về cho quận Tây Hồ thay vì 8 sở, ngành cùng quản lý như trước đây.

Người Hà Nội đội mưa, đội gió đi lễ trong ngày mùng 1 cuối cùng năm Quý Mão

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Ngày mùng 1 âm lịch cuối cùng của năm Quý Mão, dù thời tiết mưa phùn từ sáng sớm nhưng dòng người vẫn đổ về nườm nượp để lễ bái, cầu tài lộc, bình an tại Phủ Tây Hồ, và một số ngôi chùa khác tại Hà Nội.

Ngắm làng hoa nổi tiếng Nam Định lung linh ánh đèn sưởi ấm hoa trong đêm

Lương Hà |

Nam Định - Thời điểm này, để kịp cho hoa vụ Tết, người dân làng hoa Mỹ Tân (huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) đã tiến hành thắp đèn để sưởi ấm cho cây. Từ số lượng đèn lớn, tại các vườn hoa cúc của người dân đã tạo nên không gian lung, đẹp rực rỡ trong đêm.

Nốt trầm của những làng nghề trăm tuổi vang bóng một thời ở Cao Bằng

Tân Văn |

Cao Bằng có hai làng nghề trăm năm tuổi đang đứng trước nguy cơ mai một. Đó là làng ngói âm dương Lũng Rì và xóm Hoàng Diệu với nghề làm nón lá.

5 bước thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đảm bảo 100% người dân đã có tài khoản và mong muốn chi trả qua tài khoản trong dịp Tết Nguyên đán 2024 được thực hiện chi trả chế độ an sinh xã hội qua tài khoản.

Hà Nội chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng an sinh xã hội dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải yêu cầu khẩn trương triển khai phương án chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt ngay trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đảm bảo đúng tiến độ, tạo thuận lợi nhất cho nhân dân.

Phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc

PHƯƠNG ANH |

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Thông qua các chính sách này đã tạo nền tảng phát triển kinh tế và giảm nghèo ở các địa phương vùng đồng bào DTTS, trong đó có các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.