Giữa rừng chiến khu Việt Bắc

Phùng Ngọc Minh |

Hơn 200 số Báo Lao Động đã xuất bản trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, phần lớn trong số này được ra đời giữa rừng chiến khu Việt Bắc thiếu thốn, gian khổ đã minh chứng cho sức sống mãnh liệt của một tờ báo đại diện cho giai cấp công nhân và công đoàn.

Nơi ra đời số báo đầu tiên trong những năm kháng chiến

Trong cơn mưa tầm tã những ngày cuối tháng 7, chúng tôi tìm về địa điểm một thời ghi dấu ấn của Báo Lao Động trong thời kỳ cách mạng giai đoạn 1947 - 1953 tại mảnh đất Đại Từ, Thái Nguyên, nơi vốn được coi là trái tim của Việt Bắc, Thủ đô gió ngàn.

Vượt những cung đèo quanh co, khúc khuỷu, cách trung tâm huyện Đại Từ chừng 15km là xã Phú Xuyên, trước đây có tên gọi là xã Cao Vân. Ẩn sâu trong những cánh rừng, với địa hình hiểm trở, bao quanh là những dãy núi hùng vĩ như Tam Đảo, núi Điệng, núi Hồng, nơi đây từng là lá chắn An toàn khu.

Nhiều cơ quan quan trọng của Trung ương, Chính phủ đóng tại đây thời bấy giờ như: Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhà in Lao Động, Ban Trị sự Báo Lao Động, Trường Trung cấp Bưu điện, Trung ương Đoàn Thanh niên...

Với sự chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi tìm tới nhà ông Lê Nguyên Tố - nguyên Bí thư Đảng ủy xã Phú Xuyên, ông Tố làm Bí thư xã giai đoạn năm 1995 đến 2000. khi còn đương chức, với tình yêu về mảnh đất chiến khu, ông đã cất công sưu tầm lại những câu chuyện về các di tích lịch sử - trong đó những hình ảnh về nhà in Lao Động, Ban trị sự Báo Lao Động còn vẹn nguyên.

Lật dở những tài liệu được gói tỉ mẩn trong từng lớp túi bóng như những thứ quý giá, ông Lê Nguyên Tố bùi ngùi: "Đa số những người chứng kiến thời kỳ ấy đã không còn sống, giờ phải lưu giữ lại để thế hệ con cháu thấy được một thời vàng son, oanh liệt của cha ông đã chiến đấu, hy sinh cho đất nước có được như ngày hôm nay".

Theo lời ông Tố, trước khi di chuyển về những lán trại nhỏ nằm rải rác ven đồi tại xã Cao Vân (nay là Phú Xuyên), Toà soạn Báo Lao Động từng đóng ở Trại Văn Kim thuộc xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, cùng địa điểm với cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

"Thời điểm đó, toàn bộ khu vực hoạt động của các cơ quan được bố trí lớp lang có canh gác nghiêm ngặt. Chỉ có người từ trong đi ra, người ngoài nếu tiếp cận vào sẽ bị bắt ngay. Hoạt động thời bấy giờ là tuyệt mật để đảm bảo an toàn cho cách mạng. Các cán bộ nhiều lần ra hỗ trợ người dân khi ốm đau, người dân vận chuyển lương thực vào tiếp tế bên trong, tình quân dân thắm thiết" - ông Tố nhớ lại.

Trong tài liệu được ông Tố ghi lại có đoạn: "Ban Trị sự (nay là Ban Biên tập) Báo Lao Động bước đầu đóng ở khu Cây Sấu, xóm Điệng. Để di chuyển đến nhà in phải đi bộ đường rừng khoảng 30 phút - 1 tiếng đồng hồ.

Lời kể của ông Lương Quang Thơm, năm 1947, nhà in Lao Động về xã do ông Tiệp làm Giám đốc. Sau một thời gian xây dựng xong các lán trại, các cơ quan trên chuyển về khu vực Gỗ Dâu, Đầm Lũng, Đát Luông, Vai Bành - chân núi Tam Đảo. Đây cũng là nơi ra đời số báo đầu tiên trong những năm kháng chiến".

Ông Lê Nguyên Tố còn nhớ như in, người giữ tờ báo Lao Động những số đầu tiên in ở chiến khu là ông Lương Văn Đồng (xã Yên Lãng), hiện ông Đồng đã mất, một cơ quan khi làm lịch sử đã lên xin tờ báo này về để trưng bày. Lúc bấy giờ, Tổng Bí thư Trường Chinh vẫn thường xuyên lui tới khu vực làm Báo Lao Động.

Vượt lên gian khó, tháng ra hai kỳ

"Năm 1947 gia đình tôi di chuyển vào gần khe núi ở. Sau này cả một chòi gần nhà chất đầy báo di chuyển từ nhà in ra. Sau khi in xong, báo được đưa ra gửi nhà dân trước khi Ban Giao thông Trung ương lên nhận và đưa đi khắp nơi.

Thời kỳ hoạt động lúc đó rất nhiều gian khổ, không được đầy đủ. Nghe các cụ kể lại, một trong những khó khăn nhất trong giai đoạn này là mưa rừng, lũ ống. Các bếp của cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động, nhà in Báo Lao Động cũng bị trôi, nhiều thực phẩm người dân tiếp tế cũng bị trôi theo dòng nước" - ông Tố nhớ lại.

Cũng theo ông Tố, trong thời kỳ kháng chiến gian khổ như vậy mà Báo Lao Động vẫn hoạt động, in ra những tờ báo để di chuyển khắp cả nước vô cùng có ý nghĩa. Tờ báo đóng góp tiếng nói, tạo nên sức mạnh cho nhân dân lúc bấy giờ.

Theo ông Tố, hồi đó gian khổ lắm, ăn còn thiếu thốn nói gì chuyện đi lại, phương tiện làm báo, thế nhưng các cán bộ, phóng viên của báo vẫn bám rừng, bám núi để viết. Vì thời chiến nên gần như chỉ có các phóng viên là tác nghiệp, có số báo mỗi người viết tới 2, 3 bài và toàn là những bài viết thực tế, mang hơi thở cuộc sống, ghi nhận những sự kiện diễn ra thực lúc bây giờ.

"Tôi nghe các anh phóng viên Báo Lao Động kể lại, mỗi chuyến đi tác nghiệp có khi cả chục ngày, phải mang theo gạo và vượt rừng hàng chục cây số chỉ bằng đôi chân. Khó khăn là thế nhưng là phóng viên được mọi người quý trọng, tạo điều kiện lắm, các chuyến đi được nhân dân cưu mang giúp đỡ", ông Tố thuật lại.

Trong giai đoạn ấy, báo in typô trên giấy bổi dễ thấm nước, 16 trang khuôn khổ 30 x 35cm. Các dòng chữ tên báo, tên bài, mục, tranh ký hoạ được in theo bản khắc gỗ. Trên khuôn tiêu đề (măngsét) dưới hàng tên Báo Lao Động, là hàng chữ đậm: Cơ quan tuyên truyền kháng chiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tháng ra hai kỳ.

Chia sẻ với phóng viên về những địa điểm một thời mang ấn tích huy hoàng làm báo cách mạng của Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Hồng - Chủ tịch UBND xã Phú Xuyên không giấu được sự tự hào, vinh dự khi mảnh đất này năm xưa đã được nhiều cơ quan trung ương chọn, sơ tán về hoạt động giai đoạn chống Pháp.

"Ngoài cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ, Trung Ương Đoàn thanh niên thì lịch sử cũng đã ghi nhận địa điểm đặt nhà in Lao Động.

Song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, địa phương cũng có các kế hoạch gìn giữ, bảo tồn, thu thập lại các tài liệu có giá trị lịch sử. Đây là những tư liệu quý báu về một thời oanh liệt trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc", ông Hồng cho hay.

Phùng Ngọc Minh
TIN LIÊN QUAN

Khám phá nơi những ấn phẩm Báo Lao Động ra đời

Việt Anh - Hoàng Xuyến |

Để những tờ Báo Lao Động "nóng hổi" tới tay bạn đọc mỗi sáng, xưởng in của Công ty Cổ phần In Công đoàn Việt Nam luôn phải sáng đèn mỗi đêm.

Chúng tôi đã trưởng thành từ Báo Lao Động

linh giang |

Năm 2012, tôi ra trường, bước chân vào nghề báo, chứng kiến những năm đầu của giai đoạn khó khăn của các tòa soạn báo. Nhưng ở Báo Lao Động, càng khó khăn càng thấy nhiều nỗ lực. Chúng tôi - những nhà báo trẻ đã và đang trưởng thành trong một môi trường làm báo chuyên nghiệp, mạnh mẽ như vậy.

Những người thợ cống hiến cả thanh xuân để in Báo Lao Động

Việt Anh - Hoàng Xuyến |

Ở xưởng in của Công ty Cổ phần In Công đoàn Việt Nam có những người thợ in đã cống hiến cả thanh xuân, gắn bó với những số báo in của Báo Lao Động.

“Báo Lao Động đã mạnh mẽ bảo vệ những người yếu thế”

Xuân Nhàn |

Diễn biến nhanh, theo chiều hướng có lợi cho người lao động vụ người lao động Công ty Cổ phần FLC Quy Nhơn Golf & Resort (FLC Quy Nhơn) đòi lương, bảo hiểm xã hội khiến người trong cuộc cũng không khỏi… ngỡ ngàng.

Báo Lao Động đồng hành cùng công nhân, người lao động

Nguyễn Linh |

Báo Lao Động không chỉ là cầu nối quan trọng giữa Đảng, nhà nước với nhân dân, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy của giai cấp công nhân và người lao động.

Bên trong căn nhà tại Hà Nội, nơi Bác Hồ từng ở khi trở về từ chiến khu Việt Bắc

Ngọc Thùy |

Căn nhà cổ có địa chỉ tại ngõ 319 đường An Dương Vương (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) còn lưu giữ nhiều kỉ niệm, hiện vật mà Bác Hồ từng sử dụng được gia đình ông Công Ngọc Dũng nâng niu, giữ gìn qua nhiều thập kỷ vẫn còn nguyên vẹn.

Báo Lao Động đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất

Nhóm phóng viên |

Báo Lao Động vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất của Chủ tịch nước trong dịp kỷ niệm 95 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (14.8.1929-14.8.2024).

Tàu điện bánh hơi đưa khách “du hành” về thời bao cấp ở Hà Nội

Minh Anh - Nguyễn Đạt |

Hà Nội - Dự án "Tuyến tàu điện số 6" ở Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) được kì vọng trở thành điểm check in hút khách.

Khám phá nơi những ấn phẩm Báo Lao Động ra đời

Việt Anh - Hoàng Xuyến |

Để những tờ Báo Lao Động "nóng hổi" tới tay bạn đọc mỗi sáng, xưởng in của Công ty Cổ phần In Công đoàn Việt Nam luôn phải sáng đèn mỗi đêm.

Chúng tôi đã trưởng thành từ Báo Lao Động

linh giang |

Năm 2012, tôi ra trường, bước chân vào nghề báo, chứng kiến những năm đầu của giai đoạn khó khăn của các tòa soạn báo. Nhưng ở Báo Lao Động, càng khó khăn càng thấy nhiều nỗ lực. Chúng tôi - những nhà báo trẻ đã và đang trưởng thành trong một môi trường làm báo chuyên nghiệp, mạnh mẽ như vậy.

Những người thợ cống hiến cả thanh xuân để in Báo Lao Động

Việt Anh - Hoàng Xuyến |

Ở xưởng in của Công ty Cổ phần In Công đoàn Việt Nam có những người thợ in đã cống hiến cả thanh xuân, gắn bó với những số báo in của Báo Lao Động.

“Báo Lao Động đã mạnh mẽ bảo vệ những người yếu thế”

Xuân Nhàn |

Diễn biến nhanh, theo chiều hướng có lợi cho người lao động vụ người lao động Công ty Cổ phần FLC Quy Nhơn Golf & Resort (FLC Quy Nhơn) đòi lương, bảo hiểm xã hội khiến người trong cuộc cũng không khỏi… ngỡ ngàng.

Báo Lao Động đồng hành cùng công nhân, người lao động

Nguyễn Linh |

Báo Lao Động không chỉ là cầu nối quan trọng giữa Đảng, nhà nước với nhân dân, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy của giai cấp công nhân và người lao động.

Bên trong căn nhà tại Hà Nội, nơi Bác Hồ từng ở khi trở về từ chiến khu Việt Bắc

Ngọc Thùy |

Căn nhà cổ có địa chỉ tại ngõ 319 đường An Dương Vương (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) còn lưu giữ nhiều kỉ niệm, hiện vật mà Bác Hồ từng sử dụng được gia đình ông Công Ngọc Dũng nâng niu, giữ gìn qua nhiều thập kỷ vẫn còn nguyên vẹn.