Đưa “chợ lao động” về vùng sâu, vùng xa

BẢO TRUNG |

Nhiều lao động nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, miền núi khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số của Đắk Lắk đã tìm được công việc ổn định, thu nhập tốt trong thời gian vừa qua. Những kết quả này góp phần giúp từng bước giảm tỉ lệ người thất nghiệp tại địa phương, đặc biệt sau thời gian khó khăn vì dịch bệnh, đứt gãy sản xuất.

Giúp lao động nghèo có việc làm mới

Ngay từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân và Huyện đoàn huyện Ea H’Leo tổ chức 4 Phiên giao dịch việc làm tại các xã Ea Tir, Ea H’leo, Ea Sol và thị trấn Ea Drăng trên địa bàn huyện Ea H’Leo.

Tại các phiên giao dịch, người lao động được Trung tâm Dịch vụ việc làm tư vấn các thông tin việc làm đang có nhu cầu tuyển dụng trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động; tư vấn, phổ biến các chính sách hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài; thông tin chi tiết về các thị trường xuất khẩu lao động thông qua các kênh như: Trung tâm lao động ngoài nước, các doanh nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài…

Đồng thời, người lao động được giải đáp một số ý kiến còn băn khoăn như thủ tục tham gia chương trình vay vốn giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động; môi trường, thời gian làm việc tại nước ngoài; quyền lợi khi tham gia một số ngành nghề cụ thể mà các đơn vị tuyển dụng đã giới thiệu tại phiên giao dịch việc làm…

Không giấu được sự vui mừng, anh Nay Hoàng (xã Ea Sol, huyện Ea H’Leo) - chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên khu vực tôi được tổ chức tư vấn các phiên giao dịch việc làm. Nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn lâu nay vốn không có nghề nghiệp ổn định đã được tư vấn, chọn công việc phù hợp với mức lương từ 6 đến 8 triệu đồng. Bản thân tôi cũng tìm được công việc phù hợp hơn mới mình, không phải đi hái cà phê, tiêu theo thời vụ nữa. Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cũng cần tổ chức nhiều hơn những phiên tư vấn này ở các khu vực vùng sâu, vùng xa khác của tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là ở những vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, còn nhiều khó khăn”.

Kết quả, tại các phiên giao dịch việc làm tại huyện Ea H’Leo đã có hơn 300 lao động được tư vấn việc làm, nghề nghiệp; có 12 lao động được doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp. Ngoài ra, có 18 lao động được doanh nghiệp thỏa thuận sẽ tuyển dụng sau (người lao động sẽ đến trực tiếp tại doanh nghiệp để phỏng vấn).

Số còn lại, người lao động sẽ tìm hiểu thêm thông tin để lựa chọn công việc phù hợp với bản thân. Ngoài ra, tại các phiên giao dịch có đại diện các đoàn thể, trưởng phó các thôn, buôn tại các xã, thị trấn đã đến tham gia để tìm hiểu, nắm bắt thông tin để về tuyên truyền, phổ biến cho bà con tại địa phương mình.

Tiếp tục giảm số người thất nghiệp

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, trong năm 2023, toàn tỉnh đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 30.000 người. Trong đó, việc làm trong nước là 28.500 người và xuất khẩu lao động khoảng 1.500 người.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng phương án cho năm 2023 là sẽ tiếp nhận thông tin tuyển dụng khoảng 2.350 lượt đơn vị, doanh nghiệp; tiến hành thu thập thông tin tại đơn vị, doanh nghiệp khoảng 2.500 lượt và cung cấp thông tin thị trường lao động cho khoảng 16.000 lượt đơn vị, doanh nghiệp và người lao động.

Ông Nguyễn Văn Cường - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk - xác định, trong thời gian tới, xuất khẩu lao động là mảng mà đơn vị đặc biệt quan tâm, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa. Trung tâm phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thông qua công tác tuyên truyền để người dân nắm được.

Đặc biệt, đến ngày 5 hằng tháng, trung tâm gửi thông tin về việc làm trong nước cũng như xuất khẩu lao động đến các phòng lao động, đến các xã để triển khai cho bà con. Trung tâm sẽ tích cực phối hợp với các đơn vị uy tín để mời các doanh nghiệp tham gia các chương trình tập huấn của huyện cũng như phối kết hợp tuyên truyền phổ biến thông qua các nội dung của thôn buôn, có thể là thứ 7, chủ nhật trung tâm vẫn phối hợp làm việc.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Bình Dương lên tiếng vụ lao động nghèo bới rác kiếm thức ăn, quần áo Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Trên mạng xôn xao thông tin người lao động nghèo ở một nhà trọ phải bới rác kiếm thức ăn, quần áo mới để đón tết. Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương lên tiếng cho rằng thông tin này là không đúng sự thật, gây tâm lý bất an cho xã hội.

Tết Sum vầy cho người lao động nghèo thành phố Quy Nhơn

Xuân Nhàn |

Chiều 16.1, LĐLĐ thành phố Quy Nhơn (Bình Định) tổ chức chương trình “Tết Sum vầy – Xuân gắn kết” 2023.

Làm đẹp cho người lao động nghèo đón Tết

THUỲ TRANG |

Cận Tết, khi nhiều cửa hàng cắt tóc tăng giờ làm, tranh thủ từng ngày để đón khách thì một nhóm thợ lại dành thời gian tham gia những chương trình Tết cho người lao động nghèo. Họ mời từng người xe ôm, bán vé số ghé vào cắt tóc. Trước lời mời nhiệt tình của đám bạn trẻ, nhiều người lao động cũng bỏ qua sự ngại ngần, ngồi chờ đến lượt để làm đẹp.

Người lao động nghèo được mua hàng ưu đãi, đón Xuân trong đầm ấm

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Một bộ phận lớn đoàn viên, người lao động ở Đắk Lắk có hoàn cảnh khó khăn đã được các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện để đón một cái Tết đầm ấm, sung túc.

Phường Ô Chợ Dừa bị tố ngó lơ công trình sai phạm thách thức pháp luật

Phan Anh |

Hà Nội - Phản ánh đến Báo Lao Động, ông N.V.H (Ô Chợ Dừa - Đống Đa, Hà Nội) cho biết chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, không xử lý sai phạm trật tự xây dựng.

Liên tiếp xảy ra 2 trận động đất ở Kon Tum, Quảng Ngãi

An Thượng |

Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu, liên tiếp xảy ra 2 trận động đất từ 2,5 đến 3 độ tại khu vực huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum và huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi vào sáng sớm nay (14.3).

SVB - nạn nhân của mạng xã hội

Quý An (theo Business Insider) |

Cuộc khủng hoảng của SVB có thể sẽ thay đổi ngành ngân hàng nước Mỹ mãi về sau.

Loạn chuẩn đầu ra ngoại ngữ, sinh viên gặp khó

Linh Tâm |

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ là điều kiện bắt buộc với sinh viên đại học hiện nay. Tuy nhiên, mỗi trường một chuẩn đầu ra, mỗi ngành lại yêu cầu chứng chỉ khác nhau khiến sinh viên bối rối.

Bình Dương lên tiếng vụ lao động nghèo bới rác kiếm thức ăn, quần áo Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Trên mạng xôn xao thông tin người lao động nghèo ở một nhà trọ phải bới rác kiếm thức ăn, quần áo mới để đón tết. Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương lên tiếng cho rằng thông tin này là không đúng sự thật, gây tâm lý bất an cho xã hội.

Tết Sum vầy cho người lao động nghèo thành phố Quy Nhơn

Xuân Nhàn |

Chiều 16.1, LĐLĐ thành phố Quy Nhơn (Bình Định) tổ chức chương trình “Tết Sum vầy – Xuân gắn kết” 2023.

Làm đẹp cho người lao động nghèo đón Tết

THUỲ TRANG |

Cận Tết, khi nhiều cửa hàng cắt tóc tăng giờ làm, tranh thủ từng ngày để đón khách thì một nhóm thợ lại dành thời gian tham gia những chương trình Tết cho người lao động nghèo. Họ mời từng người xe ôm, bán vé số ghé vào cắt tóc. Trước lời mời nhiệt tình của đám bạn trẻ, nhiều người lao động cũng bỏ qua sự ngại ngần, ngồi chờ đến lượt để làm đẹp.

Người lao động nghèo được mua hàng ưu đãi, đón Xuân trong đầm ấm

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Một bộ phận lớn đoàn viên, người lao động ở Đắk Lắk có hoàn cảnh khó khăn đã được các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện để đón một cái Tết đầm ấm, sung túc.