Loạn chuẩn đầu ra ngoại ngữ, sinh viên gặp khó

Linh Tâm |

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ là điều kiện bắt buộc với sinh viên đại học hiện nay. Tuy nhiên, mỗi trường một chuẩn đầu ra, mỗi ngành lại yêu cầu chứng chỉ khác nhau khiến sinh viên bối rối.

Sinh viên bị đẩy vào thế khó

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), chuẩn đầu ra ngoại ngữ được xác định theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ban hành năm 2016.

Trong đó, yêu cầu với người có bằng đại học là năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, tương đương trình độ B1 theo khung châu Âu. Các ngoại ngữ đang được áp dụng hiện nay là tiếng Anh, Trung, Pháp, Đức, Nhật, Hàn, Nga, tùy trường.

B1 là mức tối thiểu được đa số đại học dùng để xét đầu ra ngoại ngữ. Một số trường, các ngành liên quan đến ngôn ngữ nước ngoài, ngành chất lượng cao, chương trình liên kết.. thường yêu cầu mức cao hơn.

Nguyễn Vũ Trường Sơn - sinh viên năm 2 ngành Truyền thông Quốc tế, Học viện Ngoại Giao - cho biết: “Trước đây khi vào trường, em xét tuyển bằng chứng chỉ DELF B2 Junior, tuy nhiên chuẩn đầu ra của trường sẽ là chứng chỉ DELF B2 Tout public. Và em không thể có hai bằng B2, vì vậy em phải dành nhiều thời gian và tiền bạc hơn để đạt được chứng chỉ DELF C1. Điều này thật sự rất khó”.

Nguyễn Vũ Trường Sơn - sinh viên năm 2 ngành Truyền thông Quốc tế, Học viện Ngoại Giao. Ảnh: Linh Tâm
Nguyễn Vũ Trường Sơn - sinh viên năm 2 ngành Truyền thông Quốc tế, Học viện Ngoại Giao. Ảnh: Linh Tâm

Còn Nguyễn Huyền - sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Hà Nội - đang dốc sức ôn luyện để chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ trong thời gian tới.

“Với ngành của em thì chuẩn đầu ra là IELTS hoặc HANU Test, ngoài ra không chấp nhận các bằng khác như TOEIC hay TOEFL. Do đó, em phải gấp rút ôn thi để có thể đạt kết quả cao nhất cho việc xét chuẩn đầu ra” - Nguyễn Huyền cho hay.

Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nguyễn Nhung - sinh viên năm 4 Viện Báo chí - cho biết, đối với các ngành thuộc khối lý luận sẽ yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh mức B1 hoặc chứng chỉ tiếng Trung HSK3. Còn đối với khối nghiệp vụ sẽ yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh mức B2 hoặc bằng HSK4.

"Chuẩn đầu ra ngoại ngữ là khó khăn với không chỉ riêng em mà rất nhiều sinh viên khác. Mong mỏi ra trường đúng hạn nên em đang dốc sức học thêm tiếng Trung để kịp đợt thi HSK4 vào tháng 4 tới.

Em vừa phải hoàn thành việc học trên lớp, vừa học thêm online tiếng Trung kèm 1 - 1 vào buổi tối. Sau khi học thêm với giáo viên em phải dành thời gian để đọc và viết lại cho thành thạo. Việc học vốn dĩ đã áp lực giờ lại thêm học và thi chứng chỉ ngoại ngữ nên áp lực chồng chất" - Nhung chia sẻ.

Cần có kế hoạch cụ thể trong việc ôn luyện

Nêu quan điểm về thực trạng loạn chuẩn đầu ra ngoại ngữ hiện nay, cô Đỗ Ngọc Điệp - giảng viên môn Tiếng Anh, Học viện Ngoại Giao - cho hay, chất lượng đầu ra ngoại ngữ phụ thuộc vào chuyên môn của các đơn vị đào tạo và yêu cầu của mỗi ngành.

Hiện nay, nhiều sinh viên đang rơi vào tình trạng bế tắc khi các trường đại học có những chuẩn đầu ra khác nhau. Nếu không có kế hoạch học tập cụ thể thì khó có thể ra được trường đúng thời hạn.

 
Nhiều sinh viên gặp khó với chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Ảnh: Hải Nguyễn

“Tình trạng lệch chuẩn đầu ra đã trở nên quen thuộc với sinh viên và giảng viên các trường đại học. Tuy nhiên, muốn đảm bảo được tính thống nhất giữa các trường khá khó vì mỗi trường sẽ có cách đào tạo và đánh giá sinh viên khác nhau. Vì vậy sinh viên phải thích nghi và có kế hoạch cho riêng mình.

Để có kế hoạch và lộ trình học tập hiệu quả, sinh viên cần cố gắng tập trung trên lớp và luyện tập thường xuyên ở nhà. Nên bắt đầu kế hoạch từ sớm, chuẩn bị tốt. Bạn nào có điều kiện hơn thì có thể học ở các trung tâm hoặc gia sư uy tín để đảm bảo chuẩn đầu ra theo yêu cầu của nhà trường” - cô Điệp đưa ra lời khuyên.

Linh Tâm
TIN LIÊN QUAN

Gọi điện lừa đảo "con đang cấp cứu, chuyển tiền gấp" xuất hiện tại Hà Nội

Thu Trang |

Nhiều phụ huynh tại Hà Nội nhận được tin nhắn, gọi điện mạo danh giáo viên, nhân viên y tế yêu cầu chuyển tiền gấp cho con bị tai nạn nhập viện.

Ngành đăng kiểm thiếu nhân lực, học gì để trở thành đăng kiểm viên?

Thu Trang |

Để trở thành một đăng kiểm viên trong tương lai, thí sinh có thể tham khảo một số ngành học được chuyên gia tuyển sinh tư vấn dưới đây.

Mỗi trường một chuẩn đầu ra ngoại ngữ, sinh viên gấp rút ôn thi

Vân Trang |

Lo sợ bị "giam" bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đại học vội vàng lo thi chứng chỉ để đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra.

Lý do hộ chiếu UAE quyền lực nhất thế giới năm 2023

Chí Long |

Hộ chiếu UAE từ vị trí thứ 32 trong bảng xếp hạng năm ngoái đã leo lên đầu bảng, theo chỉ số mới của công ty tư vấn thuế và nhập cư Nomad Capitalist.

Hình ảnh đoàn khách Trung Quốc đầu tiên nhập cảnh Lạng Sơn sau COVID - 19

Trần Tuấn |

Chiều 15.3, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trở nên sôi động khi đoàn khách du lịch 124 người đến từ Trung Quốc qua biên giới, làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam.

Công an TPHCM triệt phá hai công ty đòi nợ thuê quy mô lớn

Anh Tú |

TPHCM- Ngày 15.3, Công an quận Tân Bình đã khởi tố 14 đối tượng hoạt động thu hồi nợ về tội “Cưỡng đoạt tài sản” liên quan đến Công ty CP mua bán nợ Việt Nam Thịnh Vượng và Chi nhánh Công ty TNHH Luật Thế Hệ Trẻ.

Từ ngày 18.3, đăng kiểm có thêm 30 kiểm định viên Bộ Quốc phòng hỗ trợ

HỮU CHÁNH |

Từ ngày 18.3, ngành Đăng kiểm sẽ có thêm 30 cán bộ, chiến sĩ Bộ Quốc phòng hỗ trợ kiểm định xe cơ giới.

Đề nghị xử lý tình trạng yêu cầu người dân làm giấy xác nhận cư trú

PHẠM ĐÔNG |

Theo Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, tình trạng yêu cầu người dân xuất trình các loại giấy tờ chứng minh thông tin về nơi cư trú… vẫn còn, và vấn đề này cần sớm được giải quyết.

Gọi điện lừa đảo "con đang cấp cứu, chuyển tiền gấp" xuất hiện tại Hà Nội

Thu Trang |

Nhiều phụ huynh tại Hà Nội nhận được tin nhắn, gọi điện mạo danh giáo viên, nhân viên y tế yêu cầu chuyển tiền gấp cho con bị tai nạn nhập viện.

Ngành đăng kiểm thiếu nhân lực, học gì để trở thành đăng kiểm viên?

Thu Trang |

Để trở thành một đăng kiểm viên trong tương lai, thí sinh có thể tham khảo một số ngành học được chuyên gia tuyển sinh tư vấn dưới đây.

Mỗi trường một chuẩn đầu ra ngoại ngữ, sinh viên gấp rút ôn thi

Vân Trang |

Lo sợ bị "giam" bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đại học vội vàng lo thi chứng chỉ để đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra.