Doanh nghiệp hỗ trợ người lao động giảm bớt gánh nặng chi tiêu

Tường Minh - Phương Linh |

Nhiều doanh nghiệp ở khu vực miền Trung nỗ lực duy trì và tăng thêm phúc lợi, nâng cao đời sống để người lao động giảm bớt gánh nặng chi tiêu.

Ưu đãi với mức giảm giá từ 5% đến 30%

Cuối tháng 9.2022, có 4 đơn vị của Tổng Công ty Khánh Việt (Khatoco) triển khai ký kết thỏa thuận hợp tác “Chương trình phúc lợi cho đoàn viên công đoàn” với Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa.

Thông qua thỏa thuận hợp tác này, đoàn viên Công đoàn khi mua các sản phẩm hoặc sử dụng các dịch vụ của 4 đơn vị sẽ được hưởng chính sách ưu đãi với mức giảm giá từ 5% đến 30%.

Theo ông Phan Quang Huy, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khánh Việt: Trong suốt hành trình 39 năm xây dựng và phát triển, Khatoco luôn xem người lao động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp và luôn đồng hành cùng với tổ chức công đoàn trong việc không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống người lao động.

“Với những sản phẩm, dịch vụ ưu đãi không chỉ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Việt mà quan trọng hơn là nhiều lợi ích thiết thực, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên công đoàn, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay”, ông Huy nhấn mạnh.

Công ty Cổ phần Thủy sản Thông Thuận (Cam Ranh, Khánh Hòa) hiện có 725 lao động. Đầu năm 2022, kinh tế có sự khởi sắc các đơn hàng có xu hướng tăng nhưng từ tháng 6. 2022 thì dấu hiệu suy thoái sau đại dịch COVID-19 đang bắt đầu tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Số đơn hàng giảm, công nhân lao động hiện chỉ làm thời gian theo giờ hành chính, thu nhập bình quân 5,5-6 triệu đồng/tháng. Thời gian qua giá xăng tăng kỷ lục với mức tăng trên 30% đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của công nhân.

Theo ông Đinh Quảng Đông, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Thủy sản Thông Thuận, hiện tác động của việc tăng giá xăng dẫn đến vật giá leo thang trong thời gian quan vẫn còn ảnh hưởng nặng nề đến bữa cơm của người lao động. Nên tới đây, nếu giá điện lại tăng nữa theo như đề xuất thì bữa cơm của người lao động sẽ còn khó khăn hơn khi chi phí sinh hoạt gia tăng.

“Trước đây, để đối phó với việc giá xăng từ tháng 6.2022, Công đoàn và lãnh đạo công ty đã triển khai nâng lương cho người lao động, mức nắng bình quân từ 8-10% tuỳ theo từng bộ phận. Mỗi lao động sẽ được tăng thêm ít nhất 400.000 đồng/tháng.

Tới đây, nếu giá điện sinh hoạt tăng như dự kiến thì hiện chúng tôi hi vọng doanh nghiệp sẽ có thêm các giải pháp nâng cao đời sống cho công nhân lao động để chúng tôi bớt khó khăn và yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài”, chị Linh, người lao động của Công ty Cổ phần Thủy sản Thông Thuận, hy vọng.

Thưởng tháng 7

Từ năm 2021 đến nay, bên cạnh đợt thưởng Tết vào cuối năm, Công ty TNHH Murata Manufacturing Việt Nam (Đà Nẵng) đã tăng thêm một đợt thưởng vào khoảng tháng 7 hằng năm.

“Đây là một trong những chính sách được người lao động đón nhận với tinh thần phấn khởi vì kịp thời đảm bảo đời sống, từ đó họ thêm tin yêu và gắn bó với công ty. Trong và sau giai đoạn ảnh hưởng do dịch COVID-19, công ty luôn nỗ lực duy trì, điều phối các hoạt động sản xuất để ổn định việc làm và triển khai thêm các chính sách, tăng phúc lợi cho NLĐ”, ông Wataru Nakagawa, Chủ tịch Công ty TNHH Murata Manufacturing Việt Nam chia sẻ.

Ông Wataru Nakagawa cho biết thêm, bên cạnh tuyến xe buýt đưa đón người lao động từ Quảng Nam (huyện Đại Lộc, thị xã Điện Bàn, huyện Duy Xuyên), từ đầu tháng 9.2022, doanh nghiệp này mở thêm tuyến xe buýt với lộ trình từ các vùng ven của Đà Nẵng như xã Hòa Phú (Hòa Vang) để đưa đón người lao động từ nhà đến nơi làm việc.

Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng có nhiều đãi ngộ trong những dịp lễ lớn; tổ chức nấu ăn trực tiếp tại bếp, tăng thêm suất ăn đối với ca đêm...

Ông Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch Công đoàn Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết: Ở Đà Nẵng, ngoài Công ty TNHH Murata Manufacturing Việt Nam còn có thêm các doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Daiwa Việt Nam và Công TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng là những đơn vị có hình thức thưởng vào dịp tháng 7 ngoài thưởng Tết để động viên, nâng cao thu nhập cho người lao động của mình.

“Dù chưa nhiều, nhưng những doanh nghiệp này là những điểm sáng trong việc nỗ lực duy trì và tăng thêm phúc lợi, chăm lo tốt nguồn nhân lực, nâng cao đời sống nhằm giữ chân người lao động trong bối cảnh khó khăn hiện nay”, ông Nguyễn Thành Trung nói.

Tường Minh - Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất tăng giá điện: Công nhân ở trọ sẽ gặp nhiều khó khăn

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Người lao động bày tỏ sự lo lắng khi Bộ Công thương đề xuất Chính phủ cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam được điều chỉnh tăng giá điện sinh hoạt khi chi phí đầu vào biến động, làm giá bán lẻ bình quân tăng 1% trở lên, thay vì 3% như quy định hiện hành.

Đề xuất tăng giá điện: Gia đình công nhân lo lắng vì phát sinh chi phí

ANH THƯ - LƯƠNG HẠNH |

Liên quan đến đề xuất của Bộ Công Thương về việc tăng giá điện trong thời gian tới, nhiều gia đình công nhân thở dài khi biết đến thông tin này. Tiền điện đã ngốn một khoản kha khá trong thu nhập, giờ còn sắp tăng giá khiến ai nấy đều thêm phần áp lực...

Nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất tăng giá điện

Phan Liên |

Đề xuất tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhận được nhiều ý kiến trái chiều của người dân.

Đề xuất tăng giá điện: Doanh nghiệp, người dân sẽ chịu cảnh tăng giá 2 lần

Cường Ngô |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn do giá nhiên liệu tăng đột biến. Đại diện EVN đề nghị cho phép điều chỉnh giá điện một cách kịp thời. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đề xuất tăng giá điện và EVN cũng cần tiết kiệm tối đa chi phí, huy động tối ưu các nguồn điện.

Không có căn cứ giải quyết vụ công ty nợ bảo hiểm xã hội tại Bắc Ninh

Bảo Hân |

Về nợ bảo hiểm xã hội của người lao động, hiện nay, do pháp luật của Việt Nam chưa có quy định và hướng dẫn giải quyết đối với trường hợp doanh nghiệp có người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn, nên các cơ quan chức năng không có căn cứ để giải quyết.

Chuỗi cung ứng đa quốc gia đe dọa vị thế nhà sản xuất của Trung Quốc

Thanh Hà |

Các công ty toàn cầu đang để mắt đến chuỗi cung ứng ở Châu Á gọi là Altasia - nhóm được coi là có nhiều tiềm năng để thay thế sản xuất ở Trung Quốc.

Lứa cầu thủ trẻ trưởng thành dưới bàn tay của ông Philippe Troussier

AN NGUYÊN |

Lứa cầu thủ tham dự SEA Games 32 tới đây cũng chính là những "viên ngọc thô" mà huấn luyện viên Philippe Troussier từng mài giũa ở các đội tuyển trẻ.

Podcast: Con yêu sớm, cha mẹ trăn trở

Nhóm PV |

Việc có nên đồng ý cho con yêu sớm hay không là nỗi trăn trở của biết bao người làm cha mẹ. Có những người chọn đồng hành cùng con, đồng ý cho con có những trải nghiệm tình cảm thời học sinh. Nhưng có những người lại không.

Đề xuất tăng giá điện: Công nhân ở trọ sẽ gặp nhiều khó khăn

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Người lao động bày tỏ sự lo lắng khi Bộ Công thương đề xuất Chính phủ cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam được điều chỉnh tăng giá điện sinh hoạt khi chi phí đầu vào biến động, làm giá bán lẻ bình quân tăng 1% trở lên, thay vì 3% như quy định hiện hành.

Đề xuất tăng giá điện: Gia đình công nhân lo lắng vì phát sinh chi phí

ANH THƯ - LƯƠNG HẠNH |

Liên quan đến đề xuất của Bộ Công Thương về việc tăng giá điện trong thời gian tới, nhiều gia đình công nhân thở dài khi biết đến thông tin này. Tiền điện đã ngốn một khoản kha khá trong thu nhập, giờ còn sắp tăng giá khiến ai nấy đều thêm phần áp lực...

Nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất tăng giá điện

Phan Liên |

Đề xuất tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhận được nhiều ý kiến trái chiều của người dân.

Đề xuất tăng giá điện: Doanh nghiệp, người dân sẽ chịu cảnh tăng giá 2 lần

Cường Ngô |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn do giá nhiên liệu tăng đột biến. Đại diện EVN đề nghị cho phép điều chỉnh giá điện một cách kịp thời. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đề xuất tăng giá điện và EVN cũng cần tiết kiệm tối đa chi phí, huy động tối ưu các nguồn điện.