Giá điện bình quân có thể tăng thêm 2.200 đồng/kWh

Cường Ngô |

Trong đề án quy hoạch điện phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch Điện VIII), Bộ Công Thương cho biết giá điện bình quân tăng 1.860 - 2.200 đồng/kWh.

Theo Bộ Công Thương, giá điện bình quân (theo tỉ giá USD năm 2020) sẽ tăng dần từ mức 7,9 cent/kWh vào năm 2020 lên 8,4 - 9,4 cent/kWh vào năm 2030.

Hiện giá điện bình quân chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng là 1.864,44 đồng/kWh (7,9 cent/kWh). Nếu lên mức 8,4 - 9,4 cent/kWh, theo tỉ giá năm 2020, giá điện bình quân trong giai đoạn tới lên tương đương 1.982 - 2.218 đồng/kWh.

Bộ Công Thương ước tính giai đoạn 2031 - 2050, giá điện bình quân sẽ trong khoảng 10,8 - 11,4 cent/kWh.

Bộ Công Thương cho rằng, so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, giá điện của Việt Nam tương đối thấp. Năm 2030, mức giá điện dự kiến từ 8,4 - 9,4 cent/kWh vẫn thấp hơn giá điện hiện tại của Indonesia và Thái Lan.

Bộ Công Thương dẫn chứng giá điện bình quân của một số nước như sau: Malaysia (6,69 cent/kWh), Indonesia (10,07 cent/kWh), Thái Lan (10,74 cent/kWh), Trung Quốc (8,43 cent/kWh), Nhật Bản (21,08), Nga (5 cent/kWh), Đức (32,27 cent/kWh), Mỹ (10,91 cent/kWh), Canada (12,44 cent/kWh)…

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đưa ra dự báo với giá điện gió trên bờ sẽ giảm từ 7,74 cent/kWh giai đoạn trước năm 2025 xuống mức 6,35 cent/kWh trước năm 2030 và xuống 5,72 cent/kWh sau năm 2040.

Giá điện gió ngoài khơi có thể giảm từ 11 cent/kWh hiện nay xuống 9 cent/kWh trước 2030 và xuống 6 cent/kWh sau 2040.

Giá điện mặt trời có thể giảm xuống mức 5 - 6 cent/kWh trước 2030 và 4,8 cent/kWh sau 2040. “Thậm chí một số dự báo cho thấy giá các loại hình năng lượng tái tạo có thể giảm nhanh hơn”, Bộ Công Thương cho hay.

Giá điện bình quân có thể tăng thêm 2.200 đồng/kWh. Ảnh: EVN
Giá điện bình quân có thể tăng thêm 2.200 đồng/kWh. Ảnh: EVN

Ngoài ra, đối với các dự án điện mặt trời đã được quy hoạch, Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ cho phép tiếp tục phát triển các dự án điện mặt trời đã được chấp thuận nhà đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030, với tổng công suất 2.360 MW để tránh rủi ro về mặt pháp lý, tránh xảy ra khiếu kiện và đền bù cho các nhà đầu tư như đã báo cáo chi tiết ở mục 2.2.3.

Đồng thời, loại bỏ các dự án điện mặt trời đã được quy hoạch, nhưng chưa được chấp thuận nhà đầu tư với tổng công suất 4.136 MW ra khỏi Quy hoạch Điện VIII trong giai đoạn 2021-2030 và để xem xét trong giai đoạn 2011-2045.

Cũng theo Tờ trình, Bộ Công Thương cho biết, tính đến hết tháng 9.2022, cả nước có 39 nhà máy nhiệt điện than, tổng công suất 24.674 MW đang vận hành. Còn 12 dự án nhiệt điện than, tương ứng 13.792 MW đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư, hoặc đang triển khai xây dựng.

Trong đó, có 7 dự án (6.992 MW đang xây dựng bao gồm nhiệt điện Thái Bình 2, Long Phú 1, Quảng Trạch 1, Vân Phong 1, Vũng Áng 2, An Khánh, Na Dương 2. Trong số này, có dự án đã thu xếp được vốn, đang xây dựng, sẽ vào vận hành (Thái Bình 2, Quảng Trạch 1, Vân Phong 1, Vũng Áng 2).

Còn dự án nhiệt điện Long Phú 1 đang trong quá trình đàm phán với tổng thầu; 2 dự án An Khánh Bắc Giang và Na Dương 2 đã có phương án vay vốn trong nước.

Có 5 dự án tương ứng 6.800 MW đang chuẩn bị đầu tư, nhưng có khó khăn trong triển khai và thu xếp vốn, bao gồm: Sông Hậu 2 (2.000 MW), Nam Định 1 (1.200 MW), Vĩnh Tân 3 (1.800 MW), Quảng Trị 1 (1.200 MW), Công Thanh (600 MW).

Tuy nhiên, tờ trình của Bộ Công Thương cho rằng, "theo các văn bản gửi Bộ Công Thương gần nhất, không chủ đầu tư nào tự nguyện dừng dự án. Vì vậy, để tránh rủi ro pháp lý và đền bù nhà nước, cần tiếp tục để trong Quy hoạch Điện VIII các dự án này, nhất là các dự án BOT có chủ đầu tư nước ngoài".

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất tăng giá điện: Doanh nghiệp, người dân sẽ chịu cảnh tăng giá 2 lần

Cường Ngô |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn do giá nhiên liệu tăng đột biến. Đại diện EVN đề nghị cho phép điều chỉnh giá điện một cách kịp thời. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đề xuất tăng giá điện và EVN cũng cần tiết kiệm tối đa chi phí, huy động tối ưu các nguồn điện.

Tín hiệu về giá điện: Nghĩ thôi đã thấy rùng mình

Đào Tuấn |

Vừa kêu lỗ 16.586 tỉ đồng tháng trước, tháng này một Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đề nghị “cho phép điều chỉnh giá bán lẻ điện một cách kịp thời”.

Vì sao EVN lỗ 16.600 tỉ đồng, liệu có tăng giá điện?

Cường Ngô |

Giá các nguyên liệu sơ cấp tăng đột biến, đặc biệt sau chiến sự tại Ukraine đẩy chi phí sản xuất điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng rất cao. Đó cũng là nguyên nhân khiến 6 tháng đầu năm, tập đoàn lỗ gần 16.600 tỉ đồng.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Đề xuất tăng giá điện: Doanh nghiệp, người dân sẽ chịu cảnh tăng giá 2 lần

Cường Ngô |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn do giá nhiên liệu tăng đột biến. Đại diện EVN đề nghị cho phép điều chỉnh giá điện một cách kịp thời. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đề xuất tăng giá điện và EVN cũng cần tiết kiệm tối đa chi phí, huy động tối ưu các nguồn điện.

Tín hiệu về giá điện: Nghĩ thôi đã thấy rùng mình

Đào Tuấn |

Vừa kêu lỗ 16.586 tỉ đồng tháng trước, tháng này một Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đề nghị “cho phép điều chỉnh giá bán lẻ điện một cách kịp thời”.

Vì sao EVN lỗ 16.600 tỉ đồng, liệu có tăng giá điện?

Cường Ngô |

Giá các nguyên liệu sơ cấp tăng đột biến, đặc biệt sau chiến sự tại Ukraine đẩy chi phí sản xuất điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng rất cao. Đó cũng là nguyên nhân khiến 6 tháng đầu năm, tập đoàn lỗ gần 16.600 tỉ đồng.