Vì sao EVN lỗ 16.600 tỉ đồng, liệu có tăng giá điện?

Cường Ngô |

Giá các nguyên liệu sơ cấp tăng đột biến, đặc biệt sau chiến sự tại Ukraine đẩy chi phí sản xuất điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng rất cao. Đó cũng là nguyên nhân khiến 6 tháng đầu năm, tập đoàn lỗ gần 16.600 tỉ đồng.

Nguyên liệu đầu vào tăng rất mạnh

EVN vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm với kết quả lỗ sau thuế hợp nhất 16.586 tỉ đồng. Sau 5 năm, đây là lần đầu EVN ghi nhận mức lợi nhuận thua lỗ.

Mặc dù doanh thu bán hàng đạt 221.231 tỉ đồng, tiếp tục tăng trưởng hơn 4% so với cùng kỳ, giá vốn bán hàng của doanh nghiệp này lại tăng hơn 225.440 tỉ đồng, khiến lỗ gộp từ bán hàng, dịch vụ hơn 4.200 tỉ đồng.

Lý giải về nguyên nhân lỗ gần 16.600 tỉ đồng, trao đổi với PV Lao Động, đại diện EVN cho biết, giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện (như than, dầu, khí) tăng đột biến từ đầu năm đến nay làm chi phí sản xuất điện của EVN tăng rất cao.

Về giá than, kể từ khi xung đột Nga - Ukraine, giá than đã vượt xa mức tăng của dầu thô, khí tự nhiên và các loại năng lượng truyền thống khác. Theo dữ liệu của Trading Economics, giá than ngày 19.9 ghi nhận ở mức 439 USD/tấn, tăng 147,32% so với cùng kỳ năm ngoái.

"Ngoài giá vốn, các loại chi phí khác của EVN thay đổi không đáng kể so với cùng kỳ như chi phí tài chính tăng 2,4%, chi phí quản lý giảm 2,3% và chi phí bán hàng giảm 4,8%.

Tuy nhiên, giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện (như than, dầu, khí) tăng đột biến từ đầu năm đến nay làm chi phí sản xuất điện của EVN tăng rất cao", đại diện EVN lý giải.

Nửa năm, EVN lỗ gần 16.600 tỉ đồng, nguy cơ tăng giá điện hiện hữu. Ảnh: EVN
Nửa năm, EVN lỗ gần 16.600 tỉ đồng, nguy cơ tăng giá điện hiện hữu. Ảnh: EVN

Tại một hội thảo diễn ra vào đầu tháng 4.2022, ông Nguyễn Tài Anh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, giá than trước đây khoảng 60-70 USD/tấn, nhưng nay đã tăng lên hơn 220 USD/tấn. Giá khí LNG cũng thay đổi 6-8 USD/triệu BTU thì nay lên khoảng 20 USD/triệu BTU. Giá sắt thép vật liệu xây dựng để thực hiện các dự án nguồn, truyền tải điện cũng tăng. 

"Các yếu tố này khiến ngành điện chịu áp lực đầu vào (đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh), trong khi giá bán đầu ra 3 năm nay chưa được điều chỉnh", ông đánh giá.

Liệu có ảnh hưởng đến cung ứng điện?

Khi được hỏi việc thua lỗ trong nửa đầu năm 2022 của EVN liệu có ảnh hưởng đến việc cung ứng điện, đại diện EVN cho biết, với mức lỗ hiện nay, trong ngắn hạn sẽ chưa ảnh hưởng ngay. Tuy nhiên, về lâu dài, tài chính không ổn định, thì các tổ chức cho vay quốc tế sẽ đánh giá tiêu cực. "Họ sẽ không thể cho vay nếu tình trạng kinh doanh lỗ kéo dài", vị này nói.

Về giải pháp, EVN cho biết đã phải chủ động tiết giảm chi phí như chi phí đầu tư, chi phí sản xuất. Ước tính, con số tiết giảm tất cả chi phí trong 6 tháng đầu năm lên đến 9.000 tỉ đồng.

"Quan điểm là những gì thiết yếu nhất sẽ làm trước, còn khoản nào có thể thực hiện sau thì lùi kế hoạch. Yếu tố ưu tiên đầu tiên là phải đảm bảo vận hành an toàn", đại diện EVN cho hay.

Bình luận về tình hình của EVN, chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình nhận định, với giải pháp nguồn điện, nếu EVN chọn khuyến khích tăng các nguồn có giá thành thấp như thủy điện cũng không dễ dàng, khi các nguồn thủy điện Việt Nam gần như đã hết.

Còn việc giảm các nguồn điện có giá thành cao. Trong điều kiện thiếu nguồn phát vào giờ cao điểm và thừa nguồn giờ thấp điểm thì EVN cũng ít có lựa chọn.

Do đó, vị chuyên gia cho rằng, giải pháp tốt nhất và dài hạn là điều chỉnh tăng giá điện bán lẻ. Tuy nhiên, việc này ngoài thẩm quyền của EVN. "Tăng giá 5-10% sẽ đủ bù đắp chi phí hiện tại và khuyến khích cho nguồn tương lai", ông nói.

Cam kết không tăng giá điện trong năm 2022

Theo tính toán của EVN, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 ở mức 1.915,59 đồng một kWh. Mức này cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng từ năm 2019, là 1.844,64 đồng một kWh.

Tuy nhiên, để phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là sau quá trình phục hồi do đại dịch COVID-19, EVN cam kết năm 2022 sẽ không tăng giá điện.

"Ở các năm sau, Tập đoàn sẽ tiếp tục cân đối các khoản chi phí, thậm chí có thể lợi nhuận tiếp tục bằng 0, nhưng nếu giá đầu vào cao cũng không thể cân đối được. Những năm tới, Chính phủ, các bộ ngành cũng tính toán, làm sao có giải pháp để đảm bảo hài hòa lợi ích", ông Tài Anh nhấn mạnh.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Chưa điều chỉnh tăng giá điện thời gian tới dù áp lực giá nguyên liệu tăng

Vương Trần |

Với mặt hàng điện, trước mắt trong thời gian tới xem xét chưa điều chỉnh tăng, tuy nhiên trước áp lực tăng giá của các nguyên liệu đầu vào cần tiết kiệm chi phí, kiểm soát, tính toán, xử lý những tồn tại liên quan đến chi phí để giữ ổn định giá điện.

Tại sao nhiều điện mặt trời, điện gió gây sức ép tăng giá điện?

Cường Ngô |

Việc phối hợp thủy điện, nhiệt điện và điện mặt trời sẽ khiến đầu tư chung cho cả hệ thống tăng lên, gây sức ép lên giá bán lẻ điện. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, điện mặt trời và điện gió giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt điện. Vậy lý do nào khiến giá điện tăng thêm?

Giá than tăng chóng mặt, năm 2022 có tăng giá điện?

Cường Ngô |

Mặc dù cuộc xung đột giữa Nga - Ukraina đã đẩy giá nhiên liệu sơ cấp như than, dầu khí tăng cao. Tuy nhiên, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định "năm 2022 sẽ không tăng giá điện".

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Chưa điều chỉnh tăng giá điện thời gian tới dù áp lực giá nguyên liệu tăng

Vương Trần |

Với mặt hàng điện, trước mắt trong thời gian tới xem xét chưa điều chỉnh tăng, tuy nhiên trước áp lực tăng giá của các nguyên liệu đầu vào cần tiết kiệm chi phí, kiểm soát, tính toán, xử lý những tồn tại liên quan đến chi phí để giữ ổn định giá điện.

Tại sao nhiều điện mặt trời, điện gió gây sức ép tăng giá điện?

Cường Ngô |

Việc phối hợp thủy điện, nhiệt điện và điện mặt trời sẽ khiến đầu tư chung cho cả hệ thống tăng lên, gây sức ép lên giá bán lẻ điện. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, điện mặt trời và điện gió giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt điện. Vậy lý do nào khiến giá điện tăng thêm?

Giá than tăng chóng mặt, năm 2022 có tăng giá điện?

Cường Ngô |

Mặc dù cuộc xung đột giữa Nga - Ukraina đã đẩy giá nhiên liệu sơ cấp như than, dầu khí tăng cao. Tuy nhiên, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định "năm 2022 sẽ không tăng giá điện".