Doanh nghiệp dệt may sẽ phát triển thị trường nội địa, thu hút lao động

Nam Dương |

Nhiều doanh nghiệp và lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng ngành dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới dù trước mắt sẽ có những thách thức, khó khăn tạm thời. Để phát triển, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chú trọng tăng giá trị sản phẩm và thị trường nội địa, thu hút lao động.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 48 tỉ USD

Ông Nguyễn Hữu Tuấn - Giám đốc Nhân sự  Công ty Cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công - cho biết từ nay đến cuối năm 2022 nhiều doanh nghiệp thâm dụng lao động ở ngành dệt may, da giày, chế biến đồ gỗ sẽ gặp khó khăn do không có đơn hàng, hoặc thiếu đơn hàng. Trong năm 2023, đến hết quý I thậm chí quý II, cũng vẫn sẽ xảy ra tình trạng thiếu đơn hàng. Tùy mức độ của doanh nghiệp mà mức độ thiếu hụt sẽ khác nhau từ 30%-50%. Tại Cty Thành Công, do sản xuất mang tính khép kín, chủ động được từ khâu kéo sợi, dệt, may nên mức độ ảnh hưởng thấp hơn các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguồn nguyên, vật liệu.

Ông Võ Văn Hùng - Chủ tịch CĐ Cty Hansae Việt Nam, một doanh nghiệp chuyên gia công các loại quần áo, giày thể thao xuất khẩu - cho biết, do ảnh hưởng tình hình thế giới, đến nay Cty chưa có đơn hàng cho quý I/2023, trong khi mọi năm thời điểm này mọi năm đã rõ đơn hàng cho hết quý I năm sau.

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS - trong 6 tháng cuối năm 2022, xuất nhập khẩu ngành dệt may chững lại do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lạm phát, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc, trong khi Việt Nam đang nhập khẩu trên 40% nguyên phụ liệu từ thị trường này, cùng những yêu cầu khắt khe từ phía các quốc gia nhập khẩu về cam kết phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu... Mặc dù thế, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam ước đạt 42 tỉ USD, tăng 3,8% so với năm 2021.

Chú trọng tăng giá trị sản phẩm và thị trường nội địa

Ông Nguyễn Hữu Tuấn nhận định ngành dệt may Việt Nam vẫn phát triển trong nhiều năm tới. Lý do, nhân lực ngành dệt may Việt Nam với trình độ, kỹ năng tay nghề của CN nhỉnh hơn một số nước khác, do đó có thể nhận gia công một số mặt hàng ở mức trung bình, cao hơn mức độ hàng rẻ mà một số nước khác đang làm.

Ông Tuấn cho rằng, về lâu dài, doanh nghiệp cần chủ động đầu tư nguồn lực nâng cao tay nghề, chất lượng nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, kỹ thuật, công nghệ để làm các mặt hàng chất lượng cao, khi đó giá trị mang lại lớn mà ít phải sử dụng lao động. Trong đó chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có thể thiết kế mẫu mã, chủ động nghiên cứu, nắm bắt xu thế thị trường, tăng cường tiếp thị các sản phẩm với các tập đoàn nước ngoài thay vì chờ được giao mẫu để gia công… như thế sẽ tăng được giá trị sản phẩm xuất khẩu.

Còn theo VITAS, giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, để phát triển, ngành dệt may Việt Nam cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, chuyển dần trọng tâm sang khai thác thị trường nội địa.

Để đạt được mục tiêu đề ra và thực hiện khẩu hiệu “Vượt qua thách thức phát triển bền vững - hướng tới tương lai” - ông Vũ Đức Giang cho biết, VITAS sẽ tiếp tục sát cánh cùng doanh nghiệp, lấy lợi ích của doanh nghiệp dệt may làm trọng tâm. Cụ thể thực hiện tốt vai trò kết nối các doanh nghiệp trong nước với nhau và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hình thành chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường xuất khẩu; phối hợp với các tổ chức quốc tế lớn uy tín triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về quản trị, chuyển đổi xanh, công nghệ mới, thiết kế, xây dựng thương hiệu... Đồng thời, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt giao lưu, quảng bá hình ảnh, truyền tải kịp thời thông tin về ngành, kinh tế - xã hội trong nước và thế giới đến hội viên.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Đảm bảo mọi người lao động Dệt may Việt Nam đều có Tết

Linh Nguyên |

“Đảm bảo mọi người lao động đều có Tết, vui Xuân đón Tết một cách an toàn, đầy đủ”. Đó là cam kết của bà Phạm Thị Thanh Tâm - tân Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam - tại Hội nghị công bố Quyết định Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam khóa V, nhiệm kỳ 2018-2023 sau khi nhận Quyết định Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam khóa V, nhiệm kỳ 2018-2023 do Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Nguyễn Đình Khang trao.

Công bố quyết định chức danh Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam

Linh Nguyên |

Hà Nội - Chiều 15.11, Công đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức công bố Quyết định chức danh Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam khoá V, nhiệm kỳ 2018-2023.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm được bầu là Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam

L.Nguyên |

Hà Nội – Tại Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn Dệt may Việt Nam lần thứ 14 khóa V nhiệm kỳ 2018-2023, đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam được bầu là Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Đảm bảo mọi người lao động Dệt may Việt Nam đều có Tết

Linh Nguyên |

“Đảm bảo mọi người lao động đều có Tết, vui Xuân đón Tết một cách an toàn, đầy đủ”. Đó là cam kết của bà Phạm Thị Thanh Tâm - tân Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam - tại Hội nghị công bố Quyết định Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam khóa V, nhiệm kỳ 2018-2023 sau khi nhận Quyết định Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam khóa V, nhiệm kỳ 2018-2023 do Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Nguyễn Đình Khang trao.

Công bố quyết định chức danh Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam

Linh Nguyên |

Hà Nội - Chiều 15.11, Công đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức công bố Quyết định chức danh Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam khoá V, nhiệm kỳ 2018-2023.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm được bầu là Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam

L.Nguyên |

Hà Nội – Tại Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn Dệt may Việt Nam lần thứ 14 khóa V nhiệm kỳ 2018-2023, đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam được bầu là Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam.