Hiệp hội Dệt May Việt Nam

Dệt may vẫn thiếu đơn hàng trong quý II, nhiều đơn "giảm giá khủng khiếp"

Đức Mạnh |

Tình trạng thiếu đơn hàng tiếp tục kéo dài sang quý II/2023. Nhiều doanh nghiệp dệt may chủ yếu chỉ nhận được đơn hàng nhỏ lẻ, chi phí gia công thấp và mặt hàng không đúng sở trường.

“Ăn đong” đơn hàng, doanh nghiệp dệt may than khó

Anh Kiệt |

Trao đổi với Lao Động, một doanh nghiệp dệt may tại huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho biết, lượng đơn hàng từ đầu năm đến nay còn kém hơn cả 2 năm đại dịch COVID-19. Đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu sụt giảm đến 50%, còn phía trong nước hoàn toàn không ghi nhận số lượng mới.

Áp lực cân đối dòng tiền đè nặng doanh nghiệp dệt may

Thu Giang |

Thị trường trong nước và xuất khẩu gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang gặp áp lực lớn vì phải cân đối dòng tiền khi đơn hàng dần cạn kiệt.

Doanh nghiệp dệt may đang rất thiếu đơn hàng

Thu Giang |

Tình trạng thiếu đơn hàng xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2023 đã khiến nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp khó khăn.

Doanh nghiệp dệt may sẽ phát triển thị trường nội địa, thu hút lao động

Nam Dương |

Nhiều doanh nghiệp và lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng ngành dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới dù trước mắt sẽ có những thách thức, khó khăn tạm thời. Để phát triển, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chú trọng tăng giá trị sản phẩm và thị trường nội địa, thu hút lao động.

Đề xuất cộng thêm hệ số bổ sung khi tính mức lương tối thiểu giờ

ANH THƯ |

Người lao động làm việc không trọn ngày, trọn tháng đối mặt với những rủi ro về việc làm, không có các chế độ an sinh, xã hội… Vì vậy, mức lương tối thiểu giờ được tính bằng cách lấy lương tối thiểu theo tháng chia cho số giờ làm việc tiêu chuẩn đang được đề xuất còn thấp. Tổng LĐLĐVN đề nghị xem xét tính mức lương tối thiểu giờ có cộng thêm hệ số bổ sung để bù đắp cho người lao động.

Ứng trước lương để giữ chân người lao động

Cường Ngô |

Phục hồi sản xuất trở lại sau dịch COVID-19 thế nào là trăn trở của các doanh nghiệp, đặc biệt với khối doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày. Theo các chuyên gia, giải pháp phục hồi sau liều “kháng sinh” giãn cách xã hội là việc các doanh nghiệp cần giữ chân NLĐ bằng những chính sách và quan tâm đặc biệt đến đối tượng này.

Thiếu hụt lao động từ 35-37% khi kinh tế mở cửa trở lại

cường ngô |

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thiếu nhân lực là thách thức rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp khi mở cửa kinh tế trở lại. Thâm hụt lao động từ nay đến cuối năm sẽ vào khoảng từ 35-37%.

Tin nhanh 60s: 90 CEO ở Mỹ kiến nghị tăng tốc viện trợ vaccine cho Việt Nam

NHÓM PV |

Theo lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện 90 CEO của các nhãn hàng hàng đầu Hoa Kỳ như Adidas, Coach, Gap, Hanebrands, Nike, VF,... đã cùng ký vào một bức thư chung kiến nghị lãnh đạo Hoa Kỳ tăng tốc viện trợ vaccine COVID-19 cho Việt Nam.

CEO của Adidas, Nike... kiến nghị Mỹ tăng tốc viện trợ vaccine cho Việt Nam

Cường Ngô |

Đại diện Hiệp hội Dệt may cho biết các đối tác như Nike, Adidas, GAP, Alexander... mong muốn sản xuất ở Việt Nam sớm khôi phục, giúp giảm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Mỹ. Từ đó, 90 CEO của các nhãn hàng như Adidas, Coach, Gap, Hanebrands, Nike,… đã cùng ký vào một bức thư chung kiến nghị lãnh đạo Hoa Kỳ tăng tốc viện trợ vaccine cho Việt Nam.