Dấu ấn của tổ chức tiên phong

LÊ TUYẾT |

Thật khó để có thể viết hết ra đây nghĩa tình của tổ chức Công đoàn (CĐ) TPHCM trong 30 năm qua đối với đoàn viên, công nhân lao động TPHCM bằng một bài viết. 30 năm qua, tổ chức CĐ TPHCM đã đi một hành trình dài, nỗ lực không ngừng nghỉ để làm tốt nhất chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, công nhân lao động (CNLĐ) của mình.

“Không có công đoàn, tôi không biết phải làm sao”

“Cứ mỗi buổi tối đến, tôi nằm gác tay lên trán suy nghĩ, không biết làm cách nào để mình có tiền sửa lại mái nhà. Bao nhiêu năm rồi, tôi chẳng bao giờ có giấc ngủ yên. Trời mưa là tôi lại nơm nớp lo sợ, sợ nhà dột, sợ cây đòn tay mục kia sẽ sập bất kỳ lúc nào, sợ giấc ngủ của vợ con sẽ không trọn. Nay tổ chức CĐ tặng cho gia đình tôi “Mái ấm CĐ”, đó là 40 triệu tiền để sửa lại mái nhà, đó là khoản tiền tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Không có CĐ, tôi không biết phải làm sao” - anh Lương Tài - bảo vệ Trường THCS Phan Sào Nam (Quận 3, TPHCM) - xúc động trong buổi lễ nhận nhà mới. Anh Tài là một trong hơn 100 đoàn viên khó khăn được nhận “Mái ấm CĐ” với tổng số tiền trên 3 tỉ đồng của tổ chức CĐ TPHCM.

Cũng như anh Tài, lời cảm thán “không có CĐ, tôi không biết phải làm sao” là câu mà chúng tôi nghe rất nhiều khi đi cùng với các cán bộ CĐ xuống cơ sở, xuống với đoàn viên, CNLĐ còn nhiều khó khăn. Có đi cùng, tham gia các hoạt động với cán bộ CĐ mới hiểu được ý nghĩa của những chương trình chăm lo mà tổ chức CĐ dành cho đoàn viên của mình. Lần đầu dự buổi lễ phát học bổng của CEP (Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm, thuộc LĐLĐ TPHCM), tôi đã không cầm được nước mắt trước câu chuyện của cô bé mỗi ngày đi bán vé số nuôi mẹ bệnh nặng, suốt nhiều năm liền là học sinh giỏi, mỗi ngày, nhìn mẹ đau, em càng mong mau lớn để trở thành bác sĩ. 

Thấy chúng tôi xúc động quá, một nhân viên của CEP trấn an: “Những hoàn cảnh như em ấy còn rất nhiều, có trường hợp còn éo le hơn. Chính vì còn rất nhiều trường hợp như vậy mà suốt nhiều năm qua, khi về với CEP, mỗi người đều dốc lòng dốc sức làm việc, tất cả với một mục đích làm sao để cuộc sống của NLĐ nghèo sẽ tốt lên”. 

Chính mục đích tốt đẹp đó, mà 25 năm qua, Quỹ CEP với tổng nguồn vốn gần là 2.477,5 tỉ đồng, đã phục vụ được 2.732.810 lượt hộ gia đình CNLĐ nghèo, với tổng nguồn vốn phát vay 2.398 tỉ đồng. Trung bình hàng năm có trên 5.000 đến 6.000 hộ gia đình CN thoát nghèo và rời khỏi chương trình.

Có thể nói “chăm lo” là “đặc sản” của tổ chức CĐ nói chung và tại TPHCM, “đặc sản” này càng được thể hiện rõ nét bằng nhiều chương trình thiết thực và duy trì nhiều năm qua. Chăm lo không chỉ hướng đến đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn mà tổ chức CĐ còn hướng đến con của đoàn viên, CNLĐ qua các chương trình cụ thể như Học bổng Nguyễn Đức Cảnh, trại hè Thanh Đa, chương trình “Trái tim nghĩa tình” đã mang đến những trái tim khỏe mạnh cho con em đoàn viên, CNLĐ…

Bà Trần Kim Yến - Chủ tịch LĐLĐ TPHCM - cho biết, qua các chương trình của tổ chức CĐ TPHCM, có thể thấy rằng: Chăm lo cho đoàn viên, CNLĐ là nhiệm vụ thường xuyên chứ không chờ đến lễ, tết qua các chương trình thường xuyên. Đơn cử như việc đơn giản nhất đó là để cho đoàn viên, CNLĐ được sử dụng điện nước đúng giá đã được tổ chức CĐ TPHCM triển khai từ năm 2008. Theo đó, CĐ phối hợp với TCty Điện lực TPHCM triển khai hiện chủ trương giá điện sinh hoạt dành cho CNLĐ ngoài thành phố ở thuê tại các khu nhà trọ và khu nhà lưu trú. 

Kết quả đã có 1.237.400 CNLĐ được thụ hưởng chương trình này; phối hợp TCty Cấp nước Sài Gòn, các tổ chức chính trị - xã hội và các chủ nhà trọ triển khai chương trình nước sạch sinh hoạt đúng giá đã thực hiện bước đầu cho 12.111 công nhân của 360 khu nhà trọ ở 6 quận, huyện. Bà Yến nhấn mạnh: “Được sử dụng điện, nước đúng giá giúp NLĐ tiết kiệm chi phí và trên hết đó là bước để xóa bỏ khoảng cách giữa người nhập cư và người thành phố”.

Kiến tạo những giá trị mới cho giai cấp của mình!

Cùng với sự năng động, đi đầu của thành phố đầu tàu, tổ chức CĐ TPHCM là nơi khởi tạo những chương trình mới, mang lại lợi ích cho đoàn viên, NLĐ. Trong số đó, rất nhiều chương trình không chỉ hiệu quả ở thành phố, còn được nhân rộng ra cả nước, mang lại lợi ích thiết thực cho hàng triệu đoàn viên.

Như Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải từng khẳng định, một trong những hoạt động để lại dấu ấn rõ nét nhất của LĐLĐ TPHCM là “Tháng Công nhân”, được triển khai từ năm 2009 và sau đó tổ chức vào tháng 5 hàng năm. Với 5 chương trình lớn “Gặp gỡ - đối thoại”, “Đồng hành cùng doanh nghiệp (DN)”, “Bàn tay vàng”, “Giờ thứ 9” và “Cùng công nhân vượt khó”, “Tháng công nhân” không chỉ được đông đảo công nhân nhiệt tình tham gia mà còn được nhiều người sử dụng lao động đồng tình ủng hộ. 

Qua 4 lần tổ chức và không ngừng hoàn thiện về nội dung, phương thức thực hiện, “Tháng công nhân” đã được Tổng LĐLĐVN nhân rộng thực hiện trong phạm vi cả nước từ năm 2011. Mô hình này được được Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Thông báo số 77-TB/TW ngày 24.2.2012 lấy tháng 5 hàng năm là “Tháng Công nhân”. 

Năm 2012, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM cũng đã ban hành văn bản về lãnh đạo tổ chức “Tháng công nhân” hàng năm, nhờ đó đã tạo được sự quan tâm của các cấp, ngành, DN để “Tháng Công nhân” ngày càng sâu rộng, hiệu quả, thiết thực hơn. Nhiều cán bộ CĐ cấp trên cơ sở nhìn nhận chính từ hiệu quả hoạt động “Tháng Công nhân”, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CNVCLĐ có nhiều chuyển biến tích cực.

Cũng xuất phát từ CĐ TPHCM, chương trình “Tấm vé nghĩa tình” ban đầu là mô hình đặc thù của LĐLĐ TPHCM, tuy nhiên, sau đó được Tổng LĐLĐVN nhân điển hình và triển khai cho các cấp CĐ cả nước. Qua 9 lần tổ chức, các cấp CĐ đã hỗ trao tặng 224.244 vé cho đoàn viên CĐ, NLĐ với tổng kinh phí 134,8 tỉ đồng. 

Bên cạnh đó, với việc thành lập Giải thưởng 28/7, từ năm 2009 đến nay, Giải thưởng đã tôn vinh Chủ tịch CĐ cơ sở các doanh nghiệp ngoài nhà nước hoặc Giải thưởng Tôn Đức Thắng, qua 16 lần tổ chức đã có 140 cán bộ kỹ thuật, CNLĐ đang công tác tại các DN thuộc các lĩnh vực ngành kinh tế mũi nhọn TPHCM được tuyên dương…

Để thích nghi với cuộc cách mạng công nghệ lần 4, tổ chức CĐ TPHCM đã nhận lấy trách nhiệm của mình đối với đoàn viên, NLĐ, tổ chức CĐ TPHCM bắt đầu có những chương trình mới với mục đích nâng cao tay nghề, trình độ cho đoàn viên, NLĐ bằng các chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục chất lượng. 

LĐLĐ TPHCM tổ chức nhiều lớp đào tạo nâng cao trình độ hiểu biết và nhận thức cho chính bản thân đội ngũ cán bộ CĐ, đặc biệt là kiến thức về kinh tế, luật pháp và xã hội để sẵn sàng với chức năng đại diện cho đoàn viên, NLĐ trong bối cảnh mới. 

Nói như nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Hoàng Thị Khánh “cán bộ CĐ đại diện cho đoàn viên, CNLĐ, không phải chỉ đấu tranh mà còn phải kiến tạo những cái mới cho giai cấp của mình, cho tổ chức của mình. Làm được điều này, CĐ mới có chỗ đứng trong lòng công nhân”, thì 30 năm qua, tổ chức CĐ TPHCM đã không ngừng nỗ lực, hoàn thiện mình để xứng đáng với lòng tin của đoàn viên, NLĐ.

 

LÊ TUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Những người phụ nữ vất vả mưu sinh mong kiếm đủ tiền về quê ăn Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, chợ đầu mối hoa quả Long Biên luôn nhộn nhịp, tấp nập. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ cửu vạn vất vả kéo xe chở hàng chục chuyến hàng. Họ làm đến ngày 30 với mong muốn có đủ tiền về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình.

Bộ Quốc phòng trả lời về tuổi đi nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng mới đây đã có trả lời liên quan đến kiến nghị của cử tri về tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự - trước khi học đại học hoặc nghề.

Chuyện dở khóc, dở cười của những người chăm sóc thú cưng ngày Tết

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN |

Khi Tết đến xuân về, mọi người được quây quần bên gia đình thì những người chăm sóc thú cưng vẫn phải làm luôn chân, quanh quẩn bên những chú chó, mèo. Cũng từ đây đã xuất hiện những câu chuyện thú vị, hài hước và cảm động.