Đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân Đắk Glong phát triển kinh tế

Bảo Lâm |

Thời gian qua, các ngành chức năng, địa phương trên địa bàn huyện Đắk Glong (Đắk Nông) đã quan tâm mở nhiều lớp đào tạo nghề nông nghiệp nhằm giúp người nông dân nơi đây tiếp cận khoa học kỹ thuật, cải tạo vườn rẫy, chuồng trại... phát triển kinh tế hiệu quả.

Đắk Glong là huyện nghèo thuộc diện 30A. Phần lớn người dân nơi đây chủ yếu tham gia phát triển kinh tế bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Trong đó, bao gồm các loại cây trồng chủ yếu như: cà phê, cao su, hồ tiêu, dâu tằm, bơ, bưởi da xanh, ổi, cam quýt...

Điển hình như hộ gia đình chị Đàm Thúy Kiều, ở xã Quảng Hòa đang sản xuất 1 ha cà phê và 7 sào dâu tằm. Trước đây, gia đình chị Kiều sản xuất các loại cây trồng trên theo kinh nghiệm của bản thân nên hiệu quả kinh tế không cao.

Vừa qua, chị Kiều đã tham gia lớp dạy nghề sơ cấp Kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật do Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Giáo dục nghề nghiệp huyện Đắk Glong tổ chức ngay tại xã Quảng Hòa.

Theo chị Kiều, thời gian học được các thầy cô giáo bố trí thuận lợi cho người dân tham gia. Trong quá trình giảng dạy, các thầy cô đã cầm tay chỉ việc giúp người nông dân nắm rõ đầy đủ các bước khoa học kỹ thuật phát triển nghề trồng trọt và bảo vệ thực vật.

Nhờ được đào tạo nghề nên nhiều nông dân ở huyện Đắk Glong đã phát triển cây trồng vật nuôi có hiệu quả. Ảnh: Bảo Lâm
Nhờ được đào tạo nghề nên nhiều nông dân ở huyện Đắk Glong đã phát triển các loại cây trồng có hiệu quả. Ảnh: Bảo Lâm

Sau khi tham gia lớp đào tạo nghề, chị Kiều và người dân nơi đây đã từng bước áp dụng những kiến thức học được vào việc phát triển kinh tế gia đình.

"Những kiến thức tôi học được từ lớp đào tạo nghề trồng trọt và bảo vệ thực vật là hết sức bổ ích. Hiện tôi đã biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển các loại cây trồng một cách bài bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình" - chị Kiều tự tin cho biết.

Không riêng gì chị Kiều, theo Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Giáo dục nghề nghiệp huyện Đắk Glong, trong năm 2023, đơn vị đã đào tạo nghề trồng trọt - bảo vệ thực vật cho 83 người; chăn nuôi - thú y cho 75 người.

Hiện nay, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đã được gắn kết chặt chẽ giữa khâu sản xuất với khâu tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.

Hằng năm, công tác đào tạo nghề đều phải thông qua việc điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động để xây dựng kế hoạch đào tạo sát với tình hình thực tế và nhu cầu đào tạo nghề của từng xã trên địa bàn huyện. Việc này nhằm tránh tình trạng đào tạo tràn lan không có định hướng.

Chương trình đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của người lao động trong việc ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nuôi trồng, chuyển đổi nghề nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Qua đánh giá, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thông đã góp phần vào mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cũng như nâng cao hiệu quả các mô hình nông nghiệp góp phần xây dựng nông thôn mới, quê hương thêm giàu đẹp.

Bảo Lâm
TIN LIÊN QUAN

Từ năm 2021, Thái Nguyên đào tạo nghề cho trên 130.000 người

Minh Hạnh |

Thái Nguyên - Hiện trên địa bàn tỉnh có 37 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thống kê từ năm 2021 đến nay các đơn vị này đã đào tạo nghề cho trên 130.000 người.

Hỗ trợ vay vốn đào tạo nghề giải quyết việc làm nhằm xóa đói, giảm nghèo

ANH HUY |

Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (Chương trình MTQG 1719), đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có những chuyển biến tích cực.

Quảng Nam đào tạo nghề, hướng nghiệp cho lao động miền núi

Hoàng Bin |

Người dân miền núi Quảng Nam, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã có thêm nhiều lựa chọn học nghề, khởi nghiệp hoặc tìm việc làm ngay tại quê nhà một phần nhờ các chính sách, chương trình hỗ trợ, đào tạo nghề, giúp họ có việc làm, từng bước thoát nghèo.

Đề xuất hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động doanh nghiệp nhỏ và vừa

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đời sống đổi thay nhờ những công trình giao thông nông thôn ở miền Tây

PHONG LINH - MỸ LY |

Từ nụ cười đến nước mắt hạnh phúc của người dân, đó là những gì chúng tôi ghi nhận khi trở lại thăm những công trình giao thông nông thôn do Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng tài trợ.

Nhiều công nhân tố nhà thầu nợ lương thi công cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Hàng chục công nhân làm việc cho Công ty CP Cầu đường New Sun là nhà thầu phụ thi công gói XL04, dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết cùng kí tên vào đơn kiến nghị các đơn vị hỗ trợ giải quyết việc công ty nợ lương từ tháng 6.2023.

Xe container xe tải tông nhau, hàng nghìn phương tiện ùn tắc trên Quốc lộ 5

Hoàng Thông |

Ngày 23.11, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, một lãnh đạo xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành (Hải Dương) xác nhận, tại địa bàn xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến tuyến đường huyết mạch quốc lộ 5 bị ùn tắc suốt nhiều giờ đồng hồ theo hướng Hải Phòng – Hà Nội.

Đề nghị cho giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm 5 năm

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Góp ý về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đại biểu Quốc hội đề nghị đưa giáo viên mầm non vào danh mục làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Từ năm 2021, Thái Nguyên đào tạo nghề cho trên 130.000 người

Minh Hạnh |

Thái Nguyên - Hiện trên địa bàn tỉnh có 37 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thống kê từ năm 2021 đến nay các đơn vị này đã đào tạo nghề cho trên 130.000 người.

Hỗ trợ vay vốn đào tạo nghề giải quyết việc làm nhằm xóa đói, giảm nghèo

ANH HUY |

Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (Chương trình MTQG 1719), đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có những chuyển biến tích cực.

Quảng Nam đào tạo nghề, hướng nghiệp cho lao động miền núi

Hoàng Bin |

Người dân miền núi Quảng Nam, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã có thêm nhiều lựa chọn học nghề, khởi nghiệp hoặc tìm việc làm ngay tại quê nhà một phần nhờ các chính sách, chương trình hỗ trợ, đào tạo nghề, giúp họ có việc làm, từng bước thoát nghèo.

Đề xuất hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động doanh nghiệp nhỏ và vừa

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.