Quảng Nam đào tạo nghề, hướng nghiệp cho lao động miền núi

Hoàng Bin |

Người dân miền núi Quảng Nam, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã có thêm nhiều lựa chọn học nghề, khởi nghiệp hoặc tìm việc làm ngay tại quê nhà một phần nhờ các chính sách, chương trình hỗ trợ, đào tạo nghề, giúp họ có việc làm, từng bước thoát nghèo.

Lợi kép nhờ được đào tạo nghề tại chỗ

Vừa tốt nghiệp THPT xong, Hồ Thị Lệ (xã Phước Kim, huyện Phước Sơn) đã được tuyển sinh học nghề may, ở Trung tâm đào tạo nghề gần nhà.

“Học gần không tốn học phí hay bất cứ khoản tiền nào khác, học xong bậc trung cấp 2 năm có thể đi làm giúp ba mẹ lo cho 2 em nhỏ” - Lệ nói.

Hồ Thị Lệ là 1 trong 360 học sinh, sinh viên là người đồng bào dân tộc thiểu số đang theo học tại Trường Cao đẳng Quảng Nam. Trong đó, có 230 học sinh đào tạo tại chỗ ở huyện miền núi Nam Giang.

Hiện nay, theo chính sách chung của tỉnh Quảng Nam, học sinh, sinh viên người đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh được miễn học phí.

Ngoài ra, còn được hưởng chế độ phụ cấp 800 nghìn đồng/tháng theo Nghị quyết 27 của HĐND tỉnh; người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hưởng 1,8 triệu đồng/tháng theo Quyết định 53 của Thủ tướng Chính phủ.

Bà Vũ Thị Phương Anh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quảng Nam - cho biết: “Ngoài chế độ hỗ trợ theo quy định, học viên còn được đảm bảo ăn uống tại chỗ ngày 3 bữa”.

Ông Đinh Ngọc Thanh, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đông Giang cho biết, theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, năm 2023, Đông Giang sẽ mở 4 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho hơn 130 lao động nữ thuộc hộ nghèo, cận nghèo tham gia.

“Người dân sẽ được đào tạo nghề miễn phí về kỹ thuật chế biến món ăn, pha chế đồ uống… Học viên được hỗ trợ tiền ăn; còn được hỗ trợ tiền đi lại tùy vào cự ly chi chuyển, địa bàn cư trú” - ông Đinh Ngọc Thanh cho biết thêm.

Tự tin khi tìm việc làm

Tương tự, trong năm 2022, đã có gần 400 chị em phụ nữ ở huyện miền núi Nam Trà My được học nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đa số chị em sau khi học nghề được liên kết với các cơ sở dịch vụ để nhận vào làm việc hoặc bao tiêu sản phẩm tại nhà - bà Vũ Thị Như Thuyên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nam Trà My cho biết.

Chị Hồ Thị Tuyết (xã Trà Mai, huyện Nam Trà My) là 1 trong 23 lao động miền núi tự tin xuất ngoại sang quận Ham Yang (Hàn Quốc) theo diện hợp đồng thời vụ, sau khi học nghề.

“Đi 5 tháng trở về, tôi tích góp được hơn 150 triệu đồng. Đợt này trở về, nhóm chúng tôi được chủ hứa hẹn bảo lãnh sang tiếp tục làm việc vào tháng 11 tới” - chị Hồ Thị Tuyết phấn khởi nói.

Đối với những lao động nữ vì điều kiện gia đình con cái không thể đi xa, địa phương bố trí học các nghề truyền thống, học xong có thể làm nghề tại chỗ như nghề làm chổi đót, pha chế thức uống, thú y, đan lát...

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động doanh nghiệp nhỏ và vừa

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Lấy đào tạo nghề nghiệp, thực hành làm mục tiêu hàng đầu

LAN PHƯƠNG |

Ông Nguyễn Công Nghiệp, Phó Hiệu trưởng Thường trực Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã khẳng định tại buổi lễ khai giảng năm học mới 2023 – 2024: Trường lấy đào tạo nghề nghiệp - thực hành làm định hướng chủ yếu, lấy chất lượng đào tạo làm mục tiêu hàng đầu.

Gia Lai đào tạo nghề cho hàng nghìn lao động nông thôn

THANH TUẤN |

Ngày 17.9, tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai cho biết, việc đào tạo nghề cho hàng nghìn lao động nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số giúp giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho người dân, đặc biệt ở vùng biên giới.

Đào tạo nghề để công nhân tìm được việc làm mới

Quế Chi |

Mất việc sau nhiều năm làm công nhân khiến không ít lao động lo lắng, bối rối. Theo các chuyên gia, hỗ trợ đào tạo nghề là khâu quan trọng để công nhân nhanh tìm được cơ hội việc làm mới.

Krông Nô đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với xóa đói, giảm nghèo

Bảo Lâm |

Hiện nay, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã đạt được một số kết quả quan trọng, từng bước hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Không chỉ trợ cấp tiền, cần đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Các chuyên gia cho rằng, hỗ trợ cho người lao động cần chú trọng nhiều hơn vào đào tạo, duy trì việc làm bền vững, tăng khả năng chống chịu trước các “cú sốc”, chứ không chỉ là trợ cấp tiền.

Trực tiếp kết quả ASIAD 19 ngày 3.10: Đội Cầu mây nữ gặp Trung Quốc ở bán kết

NHÓM PV |

Cập nhật kết quả của Đoàn thể thao Việt Nam tại ASIAD 19 trong ngày 3.10.

Triều cường dâng cao, công nhân bì bõm lội nước đến công ty

MỸ LY |

Triều cường dâng cao làm một số tuyến đường ở Cần Thơ ngập sâu, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân nói chung và công nhân lao động nói riêng.

Đề xuất hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động doanh nghiệp nhỏ và vừa

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Lấy đào tạo nghề nghiệp, thực hành làm mục tiêu hàng đầu

LAN PHƯƠNG |

Ông Nguyễn Công Nghiệp, Phó Hiệu trưởng Thường trực Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã khẳng định tại buổi lễ khai giảng năm học mới 2023 – 2024: Trường lấy đào tạo nghề nghiệp - thực hành làm định hướng chủ yếu, lấy chất lượng đào tạo làm mục tiêu hàng đầu.

Gia Lai đào tạo nghề cho hàng nghìn lao động nông thôn

THANH TUẤN |

Ngày 17.9, tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai cho biết, việc đào tạo nghề cho hàng nghìn lao động nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số giúp giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho người dân, đặc biệt ở vùng biên giới.

Đào tạo nghề để công nhân tìm được việc làm mới

Quế Chi |

Mất việc sau nhiều năm làm công nhân khiến không ít lao động lo lắng, bối rối. Theo các chuyên gia, hỗ trợ đào tạo nghề là khâu quan trọng để công nhân nhanh tìm được cơ hội việc làm mới.

Krông Nô đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với xóa đói, giảm nghèo

Bảo Lâm |

Hiện nay, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã đạt được một số kết quả quan trọng, từng bước hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Không chỉ trợ cấp tiền, cần đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Các chuyên gia cho rằng, hỗ trợ cho người lao động cần chú trọng nhiều hơn vào đào tạo, duy trì việc làm bền vững, tăng khả năng chống chịu trước các “cú sốc”, chứ không chỉ là trợ cấp tiền.