Cuộc thi “Viết về người lao động - viết cho người lao động”: Chiến binh của sự sống

DƯƠNG THỊ XUÂN HƯƠNG (KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC) |

Đêm đã về khuya, TP được bao trùm bởi không gian tĩnh lặng của màn đêm vắng vẻ. Khi mọi người đã chìm sâu trong giấc ngủ thì lúc này Ths- BS Tô Quang Hưng vội vã ra khoa khi có cuộc điện thoại của đồng nghiệp thông báo cần có anh hỗ trợ trong cuộc chiến đấu với tử thần để giành giật lại sự sống cho những người bệnh thân yêu của mình.

 Anh bước đi nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của vợ và các con. Bất chợt con bé tỉnh giấc hỏi anh: “Bố lại đi à, lúc nào bố về?” Con bé nói rồi lại thiếp đi, có lẽ nó cũng quen với những lần bố phải đi trong đêm như thế này rồi. Không giận dỗi mà nó luôn tự hào vì bố mình là bác sĩ luôn khoác trên mình chiếc áo blu trắng như một chiến binh của sự sống.

Người lao động, người thầy thuốc đầy nhiệt huyết.

Bất kể ngày nắng cũng như ngày mưa, trời đông lạnh giá, hay mưa dầm gió bấc cứ mỗi khi có tiếng chuông điện thoại của đồng nghiệp gọi anh để hỗ trợ cấp cứu là anh lại có mặt liền không quản ngại giờ giấc. Năm 1999, sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hải Phòng.

Theo tiếng gọi của quê hương anh trở về công tác tại tỉnh nhà. Anh được phân công làm việc tại khoa Cấp cứu của bệnh viện, là nơi đầu sóng ngọn gió, và luôn cần sự khẩn trương và độ chính xác cao. Bởi công việc ở đây đòi hỏi tính mềm mỏng, tỉ mỉ, thận trọng và phục vụ người bệnh 24/24 giờ. Mỗi một ngày trung bình khoảng 60 - 80 người bệnh ra vào liên tục, những ngày lễ tết khoảng hơn 100 người bệnh vào viện trên một ngày.

Số lượng người bệnh đông là thế nhưng việc chẩn đoán và phân luồng về các khoa điều trị vẫn luôn đảm bảo đúng chuyên khoa. Đôi khi anh và mọi người phải đón nhận những vui buồn bất chợt của người bệnh và gia đình họ. Tuy thi thoảng có gặp những khó khăn như vậy, song bản thân anh và đồng nghiệp vẫn luôn đem hết nhiệt huyết của mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Năm 2013 sau những nỗ lực cố gắng và không ngừng học hỏi đó, anh được lãnh đạo bệnh viện phân công làm Trưởng khoa Hồi sức tích cực. Đây cũng là một trong những khoa mũi nhọn của bệnh viện, nơi đây tập trung rất nhiều những người bệnh nặng, tính mạng của họ ở trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc đồng thời cùng hỗ trợ các khoa trong việc hội chẩn liên khoa để cùng đưa ra những phương pháp điều trị chung và hiệu quả nhất.

Người lãnh đạo công đoàn, người thầy thuốc xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ.

Sau khi đảm nhiệm chức vụ mới, anh cùng các đồng nghiệp của mình luôn bám sát tình trạng người bệnh cũng như phát huy hết khả năng của mình tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học như: “thực trạng và nâng cao hiệu quả điều trị viêm phổi bằng phương pháp nội soi phế quản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010” khi được áp dụng vào thực tiễn, đã mang lại kết quả cao trong điều trị như: Chẩn đoán chính xác, giảm chi phí, thời gian điều trị…

Từ năm 2013 đến nay khoa Hồi sức tích cực do anh lãnh đạo với sự kế thừa về trình độ chuyên môn cũng như năng lực lãnh đạo của các thế hệ anh chị đi trước đặc biệt là Thầy thuốc Ưu tú Ts-Bs Lê Hồng Trung, khoa đã có những phát triển vượt bậc trong việc điều trị những bệnh như: Điều trị viêm phổi do sặc bằng phương pháp nội soi phế quản, phương pháp siêu lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn, đo huyết động xâm nhập trong điều trị sốc, bệnh phổi tắc nghẽn bằng thở máy không xâm nhập, đa chấn thương…

Người bệnh và gia đình người bệnh rất yên tâm điều trị vì được nhân viên y tế chăm sóc đặc biệt. Bên cạnh đó, khoa còn điều trị thành công cho người bệnh bị vết thương ở tim. Đây là trường hợp khiến cho anh và đồng nghiệp không thể quên được: Một cô gái trẻ vào viện với chấn đoán “Sốc/vết thương ở tim”. Cô gái vào viện trong tình trạng nguy kịch. Anh cùng đồng nghiệp đã phối hợp với các khoa như cấp cứu, gây mê và một số chuyên khoa… khẩn trương cấp cứu, sau mấy tiếng đồng hồ hồi sức tích cực cùng với kinh nghiệm nhiều năm cấp cứu, và các kỹ thuật hiện đại người bệnh đã qua cơn nguy kịch.

Sau một thời gian chăm sóc cô gái đó đã được ra viện và điều bất ngờ là giờ đây cô gái đã trở thành nàng dâu của khoa, cô đã yêu và lấy một đồng nghiệp của anh với hy vọng sẽ luôn là hậu phương vững chắc cho chồng cùng các anh trong công việc cứu chữa người bệnh (cô gái xin được không công khai tên của mình). Giữa bộn bề của cuộc sống đâu cần phải có những lời cảm ơn sáo rỗng, hay những bó hoa đắt tiền, những món quà trị giá chỉ cần như vậy thôi đối với anh và đồng nghiệp của mình thế là đủ.

Năm 2012 anh được cán bộ, nhân viên tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch công đoàn của bệnh viện, một trọng trách cao hơn được đặt lên vai anh. Tự hứa với bản thân mình sẽ cố gắng cùng công đoàn và ban lãnh đạo bệnh viện chăm lo cho đời sống của anh em với hy vọng có thể đảm bảo được đầy đủ quyền lợi của anh em và tìm kiếm những tài năng mới.

Anh vừa phải lo công việc khoa phòng vừa đảm nhiệm công việc của bệnh viện nhưng anh vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Khoa Hồi sức tích cực không chỉ nhiều người bệnh nặng mà còn có rất nhiều người bệnh nghèo. Có những bệnh phải chi phí hàng trăm triệu cũng có thể nhiều hơn thế, những người bệnh không có thẻ bảo hiểm phải bán hết tài sản, thậm chí bán cả nhà cũng không đủ tiền điều trị.

Anh cũng xin bệnh viện hỗ trợ, nhưng quỹ bệnh viện thì hạn hẹp, người bệnh nặng và hoàn cảnh rất nhiều. Anh nghĩ mãi cuối cùng anh đã tìm ra một giải pháp đó là nhờ vào truyền thông, mời báo trí tới để kêu gọi được sự giúp đỡ từ các mạnh thường quân, những nỗ lực của anh đã giúp được một số những người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt như: Cháu bé bị u não được hỗ trợ quà và kinh phí điều trị, người bệnh bị nhược cơ rồi thì hỗ trợ xuất ăn cho người bệnh.

Mẹ của cháu Hoàng Hồng Quân một trong số những trường hợp nhận được sự giúp đỡ của Bs Hưng xúc động nói: “Gia đình tôi rất cảm ơn sự chăm sóc nhiệt tình của Bs Hưng cùng các thầy thuốc trong khoa dù biết rằng con tôi phải nằm viện rất nhiều lần”.

Tuy hết lòng với người bệnh như vậy, nhưng trong anh vẫn canh cánh một nỗi buồn nạn bạo lực đối với ngành y tế ngày càng gia tăng. Hành lang pháp lý cho ngành y tế còn chưa hoàn thiện. Anh chỉ hy vọng rằng tới đây xã hội phát triển, đặc biệt là phát triển các phương tiện truyền thông sẽ giúp người dân có thể hiểu hơn về những vất vả và những hy sinh của người thầy thuốc.

Để tạo nên những cây cầu nối yêu thương, cảm thông chia sẻ nhằm phục vụ cho quá trình điều trị và chăm sóc đạt kết quả cao. Và anh cũng mong rằng các cơ quan chức năng, các cơ quan có thẩm quyền sẽ quan tâm nhiều hơn nữa đến những thầy thuốc, người lao động đang ngày đêm phục vụ và làm việc trong ngành y tế.

Nhằm tạo ra không khí thoải mái, anh đã cùng công đoàn bệnh viện xin ban lãnh đạo tổ chức cho anh em một năm hai lần đi trong ngày vào các ngày nghỉ, đi tham quan tại các khu di tích lịch sử: ATK Định Hóa, Đền Hai Bà Trưng...

Những trải nghiệm về cội nguồn giúp cán bộ, đoàn viên bệnh viện hiểu được rõ hơn về lịch sử và những truyền thống lâu đời của cha ông. Song song bên cạnh các hoạt động đó, anh và công đoàn còn tổ chức các kỳ thi như nấu ăn, ca hát, bóng đá… Với mục đích nâng cao tinh thần đoàn kết và lan tỏa những đức tính tốt đẹp của người thầy thuốc.

Chính những cống hiến và nhiệt huyết của mình, anh được nhận rất nhiều danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sơ, bằng khen của UBND tỉnh năm 2011, 2012, 2013, 2014… Anh được LĐLĐ tỉnh tặng bằng khen năm 2017. Nhưng có lẽ đối với anh điều làm anh hạnh phúc hơn hết không phải là những bằng khen mà là nụ cười rạng rỡ của người bệnh khi ra viện cũng như sự tôn trọng của xã hội đối với những người thầy thuốc đang ngày đêm làm công tác phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho toàn dân.

Mời bạn đọc tham gia cuộc thi “Viết về người lao động - viết cho người lao động”

Báo Lao Động mời bạn đọc tham gia cuộc thi “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”

Đối với các ấn phẩm trên báo in Báo Lao Động

- Tác phẩm dự thi phải bảo đảm tính chân thực, khách quan, kịp thời. Mỗi tác phẩm không quá 1.700 chữ và ít nhất 1 ảnh, khuyến khích tác phẩm gửi kèm nhiều ảnh.

- Tác phẩm dự thi ngoài bút danh (nếu có) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, thư điện tử (email) của tác giả.

- Tác phẩm dự thi gửi qua email hay đường bưu điện phải ghi rõ: Bài dự thi cuộc thi viết “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”.

- Ban Tổ chức không hoàn trả tác phẩm dự thi.

Đối với tác phẩm video:

- Tác phẩm dự thi có thời lượng không quá 5 phút.

- Ngoài bút danh (nếu có) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, hòm thư điện tử (email) của tác giả.

- Tác phẩm tham dự cuộc thi gửi về: Ban TKTS, Báo Lao Động, số 6 phố Phạm Văn Bạch, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.

(Bì thư ghi rõ: Tham gia Cuộc thi

Thư điện tử theo địa chỉ: thivietvelaodong@laodong.com.vn

Kính mời bạn đọc cả nước tham gia.

BBT BÁO LAO ĐỘNG

DƯƠNG THỊ XUÂN HƯƠNG (KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC)
TIN LIÊN QUAN

40 năm cô giáo Son dạy học trò miễn phí

TRẦN ĐÌNH PHƯỢNG |

Hơn 40 năm qua, tuần nào cô giáo Võ Thị Son cũng có được niềm vui trong việc dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo ở Cần Thơ. Chủ nhật không có các em, cô rất buồn dù cô có cả một gia đình lớn để yêu thương.

Cuộc thi "Viết về người lao động - viết cho người lao động": Đi chúc tết để hiểu, chia sẻ và cảm thông

Nguyễn Phấn Đấu |

Giữa những ngày cận tết bộn bề công việc, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Tiền Giang vẫn dành trọn 2 ngày để đi thăm công nhân lao động (CNLĐ) và lãnh đạo đơn vị ở những doanh nghiệp (DN) có nhiều CNLĐ trên toàn tỉnh với mục đích tìm hiểu kết quả hoạt động của DN, đặc biệt là công ăn việc làm, thu nhập, điều kiện sống, thưởng tết cho CNLĐ. 

Cuộc thi "Viết về người lao động - viết cho người lao động": Ước mơ trên công trường xây dựng

TRẦN VĂN TƯỜNG - (Kỹ sư xây dựng) |

Trên công trường đường Nguyễn Huệ (TPHCM), mỗi người một hoàn cảnh, đến từ các vùng quê, khác nhau về tính cách, lại giống nhau về mục đích mưu sinh. Là cán bộ của chủ đầu tư ra công trường, tôi được tiếp xúc chuyện trò với các anh chị em công nhân.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

40 năm cô giáo Son dạy học trò miễn phí

TRẦN ĐÌNH PHƯỢNG |

Hơn 40 năm qua, tuần nào cô giáo Võ Thị Son cũng có được niềm vui trong việc dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo ở Cần Thơ. Chủ nhật không có các em, cô rất buồn dù cô có cả một gia đình lớn để yêu thương.

Cuộc thi "Viết về người lao động - viết cho người lao động": Đi chúc tết để hiểu, chia sẻ và cảm thông

Nguyễn Phấn Đấu |

Giữa những ngày cận tết bộn bề công việc, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Tiền Giang vẫn dành trọn 2 ngày để đi thăm công nhân lao động (CNLĐ) và lãnh đạo đơn vị ở những doanh nghiệp (DN) có nhiều CNLĐ trên toàn tỉnh với mục đích tìm hiểu kết quả hoạt động của DN, đặc biệt là công ăn việc làm, thu nhập, điều kiện sống, thưởng tết cho CNLĐ. 

Cuộc thi "Viết về người lao động - viết cho người lao động": Ước mơ trên công trường xây dựng

TRẦN VĂN TƯỜNG - (Kỹ sư xây dựng) |

Trên công trường đường Nguyễn Huệ (TPHCM), mỗi người một hoàn cảnh, đến từ các vùng quê, khác nhau về tính cách, lại giống nhau về mục đích mưu sinh. Là cán bộ của chủ đầu tư ra công trường, tôi được tiếp xúc chuyện trò với các anh chị em công nhân.