Công trình đường dây 500 kV: Mốc son của công cuộc xây dựng đất nước

THANH HẢI |

Bây giờ ngành điện lực Việt Nam đã hoàn toàn chủ động, tự lực để xây dựng, hoàn thành đường dây 500kV mạch 2 và đang triển khai xây dựng mạch 3. Nhưng công trình đường dây siêu cao áp 500kV Bắc – Nam mạch 1 tròn 25 năm trước vẫn là mốc son quan trọng của Việt Nam, là trang sử vẻ vang của công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới.

Từ quyết tâm vượt khó

Tôi nhận được bản tin từ Ban Quan hệ cộng đồng của EVN thông báo sẽ đảm bảo cấp điện liên tục trong mùa hè 2018; trong mùa thi, trong mùa Word Cup... và trước đó là trong dịp Việt Nam tổ chức APEC tại Đà Nẵng 2017. Gần như bất cứ một sự kiện chính trị xã hội nào diễn ra ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên bây giờ thì không còn nỗi lo mất điện. Bản tin đảm bảo cấp điện của EVN thường xuyên và có lẽ đã trở thành bình thường, không còn đáng quan tâm nữa. Đảm bảo điện thường xuyên dù cao điểm mùa khô, nắng nóng hoặc thời điểm sử dụng điện nhiều gần như là điều tất yếu, không còn là điều lo ngại của dân chúng.

Người dân, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên hôm nay sẽ chẳng quan tâm nhiều đến sự đủ đầy, tiện ích của xã hội hôm nay. Và nếu tôi không trải qua 12 năm học trong tù mù đèn dầu hay nhờ ánh bình minh mỗi sáng sớm thì sẽ không để ý đến chuyện đủ đầy cấp điện hôm nay. Đó là những năm của thập niên 80, từ miền Trung vào đến toàn miền Nam thời điểm đó đang bức bách về thực trạng thiếu hụt điện.

Trong khi ở miền Bắc, nhờ có thêm các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, nguồn điện đang dư thừa, thì miền Trung, miền Nam đang chịu cảnh “hai tối, một sáng”. Nghĩa là 2 đêm “leo lắt đèn dầu” thì mới có 1 đêm sáng điện. Mà cũng chỉ là điện phục vụ thắp sáng từ nguồn nhà máy nổ, chạy dầu diesel. Và đó cũng là câu chuyện ở phố thị. Còn những vùng quê ở Quảng Nam như tôi thì không hề biết đến ánh điện.

Nguyên Giám đốc Cty Điện lực 3 - ông Tạ Cảnh cho biết tình trạng kinh tế của cả miền Trung lẫn miền Nam rất èo uột. Bởi, cho đến 1988, cả miền Trung mới được cải thiện điện nhờ 20 máy phát điện diesel nhập về từ Liên Xô để cung ứng tại chỗ. Mãi đến cuối năm 1990 thì điện lưới quốc gia từ miền Bắc mới được kéo vào miền Trung, nhưng chỉ lưới điện 110kV và cũng chỉ đến Đồng Hới, Quảng Bình và sau đó là vào Đà Nẵng, Quy Nhơn.

Tuy vậy, điện vẫn không ổn định, liên tục bị tụt áp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất. Riêng miền Nam khi ấy lại càng bức xúc thiếu điện. Việc sản xuất hàng hóa gần như bị đình đốn. Rất nhiều cơ sở công nghiệp phải đắp chiếu vì thiếu điện. Với thực trạng điện năng như vậy thì việc kêu gọi đầu tư, xây dựng nền công nghiệp hiện đại hóa gần như là vô vọng.

Trước thực trạng đó, dịp tết năm 1991, cố Thủ tướng Võ Văn Kiện đã “nhóm họp” riêng với lãnh đạo Bộ Năng lượng cùng một số Cty tư vấn thiết kế, xây lắp điện, đưa ra ý tưởng xây dựng đường dây siêu cao áp 500kV để đưa điện từ Bắc vào Nam.

Đấy không chỉ là ý tưởng táo bạo, mà còn là quyết tâm chính trị của người đứng đầu Chính phủ lúc đó, đòi hỏi ngành điện phải gấp rút đưa ra câu trả lời. Bộ Năng lượng đã huy động khẩn cấp trí tuệ các chuyên gia, các trí thức của ngành điện trong và ngoài nước để bàn bạc, đưa ra “đáp án”. Cuối cùng đường dây siêu cao áp 500kV đã được quyết định xây dựng từ đầu năm 1992.

Đường dây 500kV được “vạch” ra trên bản đồ thẳng tắp, nhưng thực địa phần lớn là băng qua những đèo cao vực thẳm. Giao thông bấy giờ còn trắc trở. Đường Hồ Chí Minh chưa xây dựng mới, Quốc lộ 1A xuống cấp… Vật liệu xây dựng gần như nằm hết trên vai người công nhân. Cả hệ thống chính trị vào cuộc, khí thế xây dựng đường dây tải điện vào Nam giống như một cuộc cách mạng. Xe phục vụ của ngành điện được ngầm hiểu là ưu tiên “miễn luật” để chạy đua với thời gian. Tuy vậy, khó khăn lớn nhất không phải là vượt qua sự thiếu thốn vật chất, điều kiện kinh tế, giao thông đi lại còn khó khăn… mà là giải pháp kỹ thuật.

Đến khẳng định bản lĩnh người Việt

Ông Nguyễn Quang Thắng - cán bộ truyền thông của Cty Truyền tải điện 2 - kể: Đến thời điểm 1992, trên thế giới chỉ phổ biến xây dựng đường dây cao áp đến 400kV. Riêng Nga và Pháp đã xây dựng đường dây 500kV. Tuy nhiên, chiều dài đường dây tải điện của các quốc gia này chỉ 400-500km. Với đường dây 500kV Bắc - Nam đặt ra của Việt Nam lúc bấy giờ dài đến gần 1.500km.

Lúc này, nhiều chuyên gia thế giới đã phản biện, bởi theo lý thuyết truyền dẫn điện sẽ vướng nguyên tắc cơ bản, tối kỵ đó là 1/4 “bước sóng”. Nôm na, điện từ sẽ truyền tải dao động hình sin, tương ứng bước sóng 6.000km và 1/4 bước sóng đúng ngay đỉnh của hình sin. Nghĩa là nếu điện từ ở Hà Nội đang ở mức cực tiểu (500kV) thì khi vào đến TPHCM sẽ vọt lên cực đại (700kV hoặc cả 1.000kV) và ngược lại, nếu ở Hà Nội cực đại thì vào TPHCM có thể bằng không. Điều này dẫn đến tình trạng điện áp không ổn định, gây tụt áp giữa đường truyền dẫn, thậm chí cháy toàn bộ thiết bị.

Nhiều chuyên gia đầu ngành điện của thế giới bấy giờ cho rằng xây dựng đường dây 500kV là không tưởng, bất thành. Thế nhưng, dưới sự chủ trì của Bộ Năng lượng, các giáo sư Đại học Bách khoa Hà Nội, TPHCM, cán bộ kỹ thuật ngành điện cùng hợp lực, nghiên cứu. Kết quả đã tìm ra giải pháp, vượt qua “lý thuyết ¼ bước sóng” bằng cách tạo ra các “tụ bù dọc”, “kháng bù ngang” để dòng điện từ được truyền tải ổn định.

Phát kiến này không chỉ góp phần xây dựng thành công đường dây 500kV Bắc - Nam, đưa điện lưới cao áp của quốc gia vào Nam để phát triển kinh tế xã hội, mà còn thay đổi lý thuyết về truyền dẫn điện cao áp, khiến các nhà khoa học trên thế giới phải khâm phục tài trí và bản lĩnh của người Việt Nam.

Nối tiếp thành công “không tưởng đó”, Việt Nam tiếp tục xây dựng đường dây 500kV mạch 2 với tổng chiều dài 1.600km từ năm 2002, điểm đầu là trạm Phú Lâm - TPHCM, điểm cuối là Thường Tín - Hà Tây, tổng vốn đầu tư 7.510 tỉ đồng. Đến cuối năm 2005 thì công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng. Nếu công trình xây dựng đường siêu cao áp 500kV mạch 1 được xây dựng bởi các nhà thầu nước ngoài, thì đường dây Bắc - Nam 500kV mạch 2 hoàn toàn do các kỹ sư Việt Nam đảm nhiệm.

Từ các khâu thiết kế, giám sát, thi công, chế tạo cột thép. Khi hoàn thành, đưa vào sử dụng mạch 2 thì tính an toàn của hệ thống điện toàn quốc đã được tăng cường, đặc biệt là tránh mất điện trên diện rộng nếu xảy ra sự cố tại 1 trong 2 mạch. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là việc xây dựng công trình này đã minh chứng sự trưởng thành, minh chứng bản lĩnh của những kỹ sư, chuyên gia, công nhân ngành điện Việt Nam. Hiện tại, 2 mạch đường dây 500kV Bắc - Nam có chiều dài nhất Đông Nam Á và là mắt xích quan trọng để liên kết với hệ thống điện của các nước trong khu vực.

Không chỉ thế, hiện công trình xây dựng đường dây 500kV mạch 3 đang được triển khai khẩn trương trên công trình. Đường dây 500kV mạch 3 có chiều dài 744km, với tổng vốn đầu tư 12.400 tỉ đồng. Dự kiến hoàn thành đưa vào vận hành quý I/2019.

THANH HẢI
TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Mục tiêu giải ngân 94.161 tỉ đồng, tập trung phát triển đường bộ cao tốc

Đặng Tiến |

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đặt mục tiêu giải ngân 94.161 tỉ đồng năm 2023, tập trung phát triển đường bộ cao tốc và nhiệm kỳ sau tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao.