Công nhân với nỗi lo gửi trẻ dịp hè

NGUYỄN NGA - VIỆT LÂM |

Cứ đến đầu tháng 5 hằng năm, phụ huynh học sinh lại bắt đầu lo lắng sẽ gửi con ở đâu. Nỗi lo này với CNLĐ tại các khu công nghiệp - chế xuất lại càng nhân lên bội phần. Bởi phần đông trong số họ đang phải tự xoay xở nơi đất khách, không có điều kiện để đưa bố mẹ lên giúp đỡ. Gửi con ở đâu để an toàn và bản thân được yên tâm làm việc là nỗi lo hàng đầu của công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Kỳ 1: Phụ huynh phờ phạc tìm chỗ gửi con

Hè đến, các cháu học sinh thì háo hức, mong chờ được nghỉ, còn các bậc cha mẹ là những người công nhân lại có chung nỗi lo: Gửi chúng ở đâu để được an toàn, thuận tiện.

Băn khoăn

Tại một số trường mầm non thuộc xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) vào buổi chiều, giờ tan ca của công nhân và cũng là giờ tan lớp của các cháu. Những tiếng cười, tiếng nói líu lo của các cháu khi khoe với bố mẹ về những điều thú vị của buổi học rộn vang khu chung cư công nhân. Những đứa trẻ vui mừng ôm chầm lấy cổ bố mẹ khi được đón về nhà là hình ảnh ấn tượng nhất cho mỗi ai chứng kiến.

Anh Nguyễn Văn Huệ (quê Nam Định, đang làm việc tại Cty TNHH Toto Việt Nam) chia sẻ: “Gia đình tôi có hai cháu, hiện hai vợ chồng tôi làm công nhân và mang cả gia đình lên Hà Nội, trong đó hai cháu đều đến tuổi gửi trẻ và đi học. Hiện nay tôi đang rất băn khoăn khi hè về, các trường mẫu giáo công đều cho các con nghỉ hè cả. Nếu hè cho chúng về quê ở với ông bà, thì vợ chồng tôi rất nhớ con. Nếu không cho chúng về, thì vợ chồng tôi không thể nghỉ ở nhà trông được. Chỉ nghĩ xem nên để gửi con ở đâu khiến chúng tôi đau đầu suốt thời gian qua”.

Tại dãy nhà trọ tại xã làng Mơ (xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội), trong phòng trọ hơn 10m2, chị Nguyễn Thị Huệ (25 tuổi, công nhân tại Cty TNHH Endo VN) vừa đón con từ trường mẫu giáo về. Với khuôn mặt phờ phạc, đầy lo lắng, chị trải lòng: “Phải đến gần tháng nay, tôi không ngủ được vì lo lắng cho con. Đây là năm đầu tiên tôi cho con đi học trên này, nên cũng không có nhiều lựa chọn về hè cho con. Như những gia đình có điều kiện, họ cho con đi học các môn nghệ thuật như múa, hát, đánh đàn… nhưng chúng tôi không có điều kiện thì chịu. Chồng tôi định mang con về quê nội để gửi cho an tâm. Cháu được sống cùng ông bà cũng tốt, lại sống trong môi trường lành mạnh ở quê. Nhưng tôi không muốn xa con, nên định đón bà nội lên chăm cháu. Như vậy, tôi được gần con, lại yên tâm làm việc”.

Muốn con được thoải mái

Qua khảo sát, hầu hết các bậc cha mẹ làm công nhân khi được hỏi đều mong muốn hè này, các con được vui vẻ thoải mái, nhưng lại băn khoăn không biết gửi con ở đâu, ở trường tư, ông bà lên chăm hay gửi về quê?

Chị Vũ Thị Phi (35 tuổi, đang làm việc tại KCN Bảo Minh, Nam Định) cho biết: “Tôi có một cháu gái năm nay lên lớp một, tôi gửi cháu ở trường mầm non của xã. Nhưng hè rồi, các con được nghỉ tôi đang không biết gửi cháu ở đâu. Vì đi làm ca, nên thời gian nghỉ của tôi bập bõm lắm, không thể chăm cho con được. Bà nội thì già rồi, tôi định cho cháu đi học thêm nhà cô giáo, để cháu có thói quen tốt hơn khi lên lớp một mà tôi lại không phải lo về việc trông cháu. Cho cháu đi học nhà cô giáo là giải pháp tối ưu cho gia đình tôi”.

Không giống như nhiều công nhân đang lo lắng gửi con ở đâu, chị Đoàn Thị Lan (quê Bắc Giang, đang làm việc tại Cty Canon, KCN Bắc Thăng Long) chia sẻ: “Những năm trước, tôi cũng cuống cuồng để lo cho con nghỉ hè ở đâu. Nhưng năm nay, tôi đã có kinh nghiệm, tôi sẽ gửi cháu tại trường mẫu giáo tư, gần chỗ trọ. Các cô ở đó cũng nhiệt tình và chu đáo chăm con. Các cháu nghỉ hai, ba tháng hè nên mình bỏ ra nhiều tiền hơn một chút so với mọi tháng, nhưng con được an toàn. Như thế cũng ổn hơn rất nhiều”.

Bà Phạm Thị Vân Anh - Chủ tịch CĐCS Cty TNHH Canon Việt Nam (KCN Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội) - cho biết: Để động viên các cháu học sinh là con công nhân có thành tích cao trong học tập và chăm lo cho con em công nhân, CĐCS Cty đã chuẩn bị 19.000 phần quà để tặng trong dịp 1.6 năm 2017.

 

NGUYỄN NGA - VIỆT LÂM
TIN LIÊN QUAN

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.