Công nhân chật vật lo bữa ăn vì thực phẩm đắt đỏ

Minh Phương - Ngọc Lê |

Giữa khu chợ dân sinh tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội), chị Nguyễn Thị Lan - công nhân Công ty TNHH Molex Việt Nam (Đông Anh, Hà Nội) lần lữa mãi chưa chọn được rau vì giá quá đắt. Tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều công nhân cũng khổ sở vì giá rau củ, thực phẩm quá cao.

1 bó rau chia 3 bữa

Vừa từ công ty trở về nhà sau ca làm đêm 12 tiếng, chị Lan đi chợ mua thức ăn. Chưa kịp mừng vì giá thịt lợn “hạ nhiệt”, chị lại đau đầu vì giá rau tăng đột biến. “Bó mồng tơi trước đây chỉ 5.000 đồng, giờ tăng lên 13.000 đồng/bó; cải chíp 6.000 đồng/bó, nay 16.000 đồng/bó... Khi rau rẻ thì mỗi bữa gia đình 4 người ăn 1 bó, nay 1 bó phải chia làm 3 bữa ăn”, chị Lan nói.

Làm công nhân 4 năm nay, chị Lan chưa bao giờ thấy giá rau đắt đỏ như vậy. Nếu mua rau cho cả nhà ăn như trước đây, mỗi ngày chị phải chi khoảng 40.000 đồng, bằng số tiền mua 4 lạng thịt. Với mức lương của 2 vợ chồng khoảng 12 triệu đồng/tháng, đủ loại chi phí thuê nhà, bỉm sữa cho 2 con nhỏ,... nên những ngày này chị Lan xót ruột vì tiền mua rau.

Cầm bó rau cải xanh trên tay, chị Ngô Thị Hà (công nhân Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) đắn đo, nâng lên lại đặt xuống vì... quá đắt. Cuối cùng, chị Hà chọn mua các loại củ để thay thế rau. Theo chị Hà, khoai tây, cà rốt hay cà chua chỉ tăng 3.000-5.000 đồng/kg, trong khi rau xanh tăng giá 2-3 lần. Với mức tiền ăn phân bổ cho một ngày, chị Hà phải cân đối để làm sao vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa không vượt quá số tiền đi chợ.

Tại chợ Mễ Trì Hạ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), chị Lê Thị Tú - nhân viên văn phòng (sống ở quận Nam Từ Liêm) phải hỏi đi hỏi lại giá rau vì tưởng... nghe nhầm. “19.000 đồng/mớ rau cải chíp. Tôi tưởng 9.000 đồng nên chỉ đưa bằng đó tiền, nhưng người bán đòi thêm 10.000 đồng nữa mới đủ…”. Giá rau đắt là vậy nhưng theo chị Tú, trọng lượng của mỗi bó rau cũng không nhiều như trước: “2 vợ chồng tôi luộc bó rau 19.000 đồng chưa được một đĩa, ăn xong vẫn thòm thèm”.

Theo ghi nhận tại các chợ dân sinh ở quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm,Thanh xuân, giá rau tăng từng ngày. Trong đó, tăng nhiều nhất phải kể tới hành lá, cải, mồng tơi, rau lang,… Cách đây 2 tuần, chị Ngọc Ánh (quận Cầu Giấy) mua hành lá giá chỉ 30.000 đồng/kg, giờ tăng lên 60.000 đồng/kg. Nếu nấu bữa lẩu cho 5 người ăn, riêng tiền rau cũng hơn 100.000 đồng. “Tiền rau còn đắt hơn tiền thịt!” - chị Ánh than.

Bà Đào Thị Thái (42 tuổi) - tiểu thương bán rau chợ Cốm Vòng (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, hiện nay nguồn hàng hiếm nên giá đầu vào cao. Hai tuần qua thời tiết miền Bắc bắt đầu lạnh, mưa lớn kéo dài nên rau bị ngập úng, hư hỏng nhiều. Giá rau xanh tăng chóng mặt nên lượng người mua cũng giảm hẳn, người dân đa phần mua bó rau ăn 2 bữa. “Trước đây, người dân chỉ mua 20.000 đồng đã đủ rau ăn cả ngày. Nay tiền rau tăng gấp 3-4 lần nên sức mua cũng giảm” - bà Thái cho hay.

Thịt lợn là thực phẩm xa xỉ

Thời điểm dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát tại TPHCM, chị Dương Bích Huyền (27 tuổi, sống tại quận Gò Vấp) đã phải nghỉ việc tại một công ty may mặc để về quê ở Tiền Giang. Chồng chị Huyền bị bệnh vẫn phải uống thuốc hằng ngày nên chỉ nhận chở hàng thuê, thu nhập khá bấp bênh. 2 con của chị Huyền đang trong độ tuổi đi học nên thời điểm dịch phức tạp, gia đình rất khó khăn.

Giữa tháng 10, chị cùng chồng lên lại TPHCM để xin việc làm, nguồn thu chính của gia đình vẫn phụ thuộc vào mức lương vài triệu đồng của chị Huyền. Lo ngại dịch nên lần này vợ chồng chị Huyền không đưa 2 con theo. Dù cắt giảm nhân khẩu, nhưng chị Huyền vẫn “phát sốt” với giá rau củ, thực phẩm. “Rau củ, thịt, cá,... tại các chợ giá vẫn cao. Dưa leo 25.000 đồng/kg, cải ngọt 30.000 đồng/kg,... Đặc biệt, thịt heo 80.000-150.000 đồng/kg tuỳ loại nên với công nhân chúng tôi đây là loại thực phẩm xa xỉ” - chị Huyền chia sẻ.

Tại đường Thoại Ngọc Hầu, quận Tân Phú có rất nhiều dãy nhà trọ khách thuê chủ yếu là công nhân nên các khu chợ tự phát tại đây mọc lên khá nhiều. Tuy nhiên, giá thực phẩm tại các khu chợ này cũng ở mức khá cao. Anh Lê Quốc Cường, công nhân Công ty Giấy P.H (quận Tân Phú) cho biết: “Thỉnh thoảng đi làm về gặp được xe rau bán đồng giá thì gia đình có rau ăn, còn không thì thôi. Dù giá rau, củ đã giảm nhiều so với thời điểm dịch bùng phát nhưng vẫn ở mức cao”.

Tính đến ngày 25.10, TPHCM có 120/234 chợ truyền thống được mở và 19 chợ còn lại dự kiến sẽ tiếp tục mở lại trong thời gian tới. Dự kiến từ nay đến ngày 31.10, sẽ có mở thêm 19 chợ truyền thống tiếp tục được mở. Hiện chỉ còn 2 quận huyện chưa mở chợ truyền thống vì còn đang xem xét mức độ an toàn.

Hiện chợ chợ đầu mối thực phẩm Hóc Môn (TPHCM) đã hoạt động trở lại. Theo đó, từ ngày 20.10 đến 10.11, chợ sẽ đưa vào hoạt động 50% (153 sạp) các điểm kinh doanh rau, củ, quả và trái cây; 50% (50 sạp) các điểm kinh doanh nhà lồng chợ thịt, khu pha lóc. Từ ngày 11.11 trở đi, căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện và kết quả hoạt động giai đoạn 1 của chợ đầu mối Hóc Môn để đưa ra các phương hướng.

Việc mở các chợ truyền thống, chợ đầu mối sẽ tạo lại nguồn cung thực phẩm chính cho TPHCM. Trong thời gian tới, lượng hàng hoá về lại TPHCM được dự báo nhiều hơn và giá cả sẽ tiếp tục giảm mạnh.

Minh Phương - Ngọc Lê
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội ghi nhận 28 ca mắc COVID-19 trong đó 10 ca cộng đồng

Lệ Hà |

Ngày 27.10, Hà Nội ghi nhận 28 ca mắc mới COVID-19 trong đó: Cộng đồng (10), khu cách ly (17), khu phong tỏa (1).

Chưa trình đề án 87 trạm thu phí vào nội thành Hà Nội do chưa hoàn thiện

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, đề án lập trạm thu phí xe vào nội thành Hà Nội chưa được hoàn thiện. Do đó, đơn vị chưa trình UBND TP.Hà Nội xem xét và cho ý kiến. 

Đi chợ Phùng Khoang, dân Hà Nội bỏ tiền, nhận hàng qua rổ nhựa

Đức Thiện - Hà Phương |

HÀ NỘI - Chợ dân sinh Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bắt đầu mở cửa hoạt động trở lại, sau gần 3 tháng tạm đóng cửa để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19. Khách hàng sẽ lấy đồ ở 1 chiếc rổ, còn tiền sẽ đặt ở những chiếc rổ nhựa bên cạnh để hạn chế tiếp xúc.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hà Nội ghi nhận 28 ca mắc COVID-19 trong đó 10 ca cộng đồng

Lệ Hà |

Ngày 27.10, Hà Nội ghi nhận 28 ca mắc mới COVID-19 trong đó: Cộng đồng (10), khu cách ly (17), khu phong tỏa (1).

Chưa trình đề án 87 trạm thu phí vào nội thành Hà Nội do chưa hoàn thiện

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, đề án lập trạm thu phí xe vào nội thành Hà Nội chưa được hoàn thiện. Do đó, đơn vị chưa trình UBND TP.Hà Nội xem xét và cho ý kiến. 

Đi chợ Phùng Khoang, dân Hà Nội bỏ tiền, nhận hàng qua rổ nhựa

Đức Thiện - Hà Phương |

HÀ NỘI - Chợ dân sinh Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bắt đầu mở cửa hoạt động trở lại, sau gần 3 tháng tạm đóng cửa để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19. Khách hàng sẽ lấy đồ ở 1 chiếc rổ, còn tiền sẽ đặt ở những chiếc rổ nhựa bên cạnh để hạn chế tiếp xúc.