Cơ hội nào cho lao động từng đi xuất khẩu lao động về nước tìm việc làm?

LƯƠNG HẠNH |

Hà Nội - Người lao động sau khi đã làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản trong nhiều năm trở về nước hy vọng sẽ sớm có việc làm, ổn định cuộc sống.

"Về nước rồi chẳng biết làm gì cả"

Anh Nguyễn Văn Đông (SN 1987, trú tại Thanh Oai, Hà Nội) chia sẻ với PV Báo Lao Động khi đến tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) sáng 21.7.

Được biết, anh Đông đã có gần 10 năm đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Anh Đông đi theo 2 đợt, mỗi đợt có thời gian 4 năm, 10 tháng. Cuối năm 2021, anh Đông trở về Việt Nam và làm công việc tự do từ đó đến nay.

“Tôi mong muốn làm việc ở một công ty Hàn Quốc, phát huy được những gì mình đã từng học bên đó, về trách nhiệm trong công việc và ý thức làm việc. Mức lương tôi mong muốn khoảng 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa tìm được công ty phù hợp" - anh Đông chia sẻ.

Người lao động đến Phiên GDVL tìm kiếm cơ hội việc làm.
Người lao động đến Phiên GDVL tìm kiếm cơ hội việc làm.

Cũng có mặt ở phiên GDVL từ sớm, anh Nguyễn Hoàng (SN 1996) chia sẻ: "Tổng chi phí để tôi có thể đi sang Nhật làm việc là hơn 200 triệu đồng. Số tiền này tôi phải vay ngân hàng và đã trả xong. Sau khi quay trở về Việt Nam, tôi hy vọng có thể tìm được một công việc tại công ty của Nhật".

 
Anh Nguyễn Hoàng hy vọng có thể tìm được một công ty Nhật Bản tại Việt Nam.

Bà Đào Lan Phương - nhân viên tuyển dụng nhân sự Công ty TNHH Intop Việt Nam, chuyên sản xuất linh kiện điện tử, có vốn đầu tư Hàn Quốc - cho biết: Đối với những người có kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật, mức lương giao động từ 10 triệu đến 20 triệu đồng/người/tháng. Trong phiên GDVL hôm nay, việc tuyển dụng với công ty này khá khó khăn.

“Doanh nghiệp chú trọng vào năng lực và kinh nghiệm của ứng viên. Hôm nay, tôi thấy không có đa dạng ứng viên lắm. Ứng viên muốn tìm công việc ở xung quanh TP.Hà Nội, còn công ty chúng tôi ở Bắc Ninh nên khó khăn trong việc tuyển dụng” - bà Phương chia sẻ.

Cần tăng cường kết nối 

Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội - cho hay, người lao động sau khi lao động ở Hàn Quốc, Nhật Bản về khá e dè khi xin tuyển vào các công ty tại Việt Nam do mức lương thấp hơn khá nhiều so với mức lương nhận được khi làm việc ở nước ngoài. Song, sau khi được tư vấn, người lao động cũng đã có tư duy ổn định hơn khi lựa chọn làm việc cho các công ty có vốn đầu tư Hàn Quốc và Nhật Bản.

Theo ông Thành, các vị trí việc làm thì đều có mức tương đương so với mặt bằng chung về chi trả lương. Tuy nhiên, không thể đòi hỏi cao ngang so với nước bạn. Đây cũng là rào cản về mặt tâm lý, băn khoăn của người lao động.

"Qua công tác tư vấn, chúng tôi cũng đã gắn kết được một lực lượng lao động tham gia các hoạt động giao dịch việc làm. Với nguồn dữ liệu từ Trung tâm Lao động Lao động Ngoài nước chuyển sang, các tỉnh cũng có sự phối hợp để tổ chức các hoạt động kết nối” - ông Thành nhấn mạnh.

 
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

Còn theo ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP.Hà Nội - nhận định: Việc hỗ trợ việc làm trong nước để người lao động sau khi hết thời hạn hợp đồng làm việc ở Hàn Quốc có thể yên tâm quay về là vô cùng quan trọng.

Kết nối trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giao dịch việc làm, phỏng vấn kết nối trực tuyến giữa các phiên GDVL, sàn GDVL giúp người lao động về nước có được cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với kinh nghiệm và trình độ tay nghề của mình, nhằm ổn định cuộc sống.

Sáng 21.7, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức Phiên giao dịch việc làm chuyên đề dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước; kết nối trực tuyến với Sàn giao dịch việc làm các tỉnh: Quảng Nam, Đồng Tháp.

Tham dự phiên giao dịch có sự góp mặt của 53 đơn vị đăng ký tham gia với tổng nhu cầu tuyển dụng, xuất khẩu lao động là 10.910 chỉ tiêu.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

53 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng hơn 10.000 vị trí việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Hà Nội - Sáng 21.7, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức Phiên giao dịch việc làm (GDVL) chuyên đề dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước; kết nối trực tuyến với Sàn giao dịch việc làm các tỉnh: Quảng Nam, Đồng Tháp.

Hà Nội: 182 người sau cai nghiện có việc làm

QUANG MINH |

Hà Nội - 6 tháng đầu năm, 182/861 người sau cai nghiện có việc làm, chiếm tỉ lệ 21%.

Hơn 100.000 thanh niên được hỗ trợ tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Hà Nội - Thành đoàn Hà Nội cho biết đã hỗ trợ thành công cho 102.451 thanh niên với 9.128 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tìm kiếm việc làm.

Người khuyết tật được hỗ trợ về dạy nghề và việc làm thế nào?

thu thuỷ |

Bạn đọc có email hongtruongxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi là người khuyết tật vận động. Xin hỏi, Nhà nước có chính sách hỗ trợ người khuyết tật về dạy nghề và việc làm như thế nào?

Lý do hộ chiếu UAE quyền lực nhất thế giới năm 2023

Chí Long |

Hộ chiếu UAE từ vị trí thứ 32 trong bảng xếp hạng năm ngoái đã leo lên đầu bảng, theo chỉ số mới của công ty tư vấn thuế và nhập cư Nomad Capitalist.

Hình ảnh đoàn khách Trung Quốc đầu tiên nhập cảnh Lạng Sơn sau COVID - 19

Trần Tuấn |

Chiều 15.3, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trở nên sôi động khi đoàn khách du lịch 124 người đến từ Trung Quốc qua biên giới, làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam.

Từ ngày 18.3, đăng kiểm có thêm 30 kiểm định viên Bộ Quốc phòng hỗ trợ

HỮU CHÁNH |

Từ ngày 18.3, ngành Đăng kiểm sẽ có thêm 30 cán bộ, chiến sĩ Bộ Quốc phòng hỗ trợ kiểm định xe cơ giới.

Đề nghị xử lý tình trạng yêu cầu người dân làm giấy xác nhận cư trú

PHẠM ĐÔNG |

Theo Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, tình trạng yêu cầu người dân xuất trình các loại giấy tờ chứng minh thông tin về nơi cư trú… vẫn còn, và vấn đề này cần sớm được giải quyết.

53 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng hơn 10.000 vị trí việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Hà Nội - Sáng 21.7, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức Phiên giao dịch việc làm (GDVL) chuyên đề dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước; kết nối trực tuyến với Sàn giao dịch việc làm các tỉnh: Quảng Nam, Đồng Tháp.

Hà Nội: 182 người sau cai nghiện có việc làm

QUANG MINH |

Hà Nội - 6 tháng đầu năm, 182/861 người sau cai nghiện có việc làm, chiếm tỉ lệ 21%.

Hơn 100.000 thanh niên được hỗ trợ tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Hà Nội - Thành đoàn Hà Nội cho biết đã hỗ trợ thành công cho 102.451 thanh niên với 9.128 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tìm kiếm việc làm.

Người khuyết tật được hỗ trợ về dạy nghề và việc làm thế nào?

thu thuỷ |

Bạn đọc có email hongtruongxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi là người khuyết tật vận động. Xin hỏi, Nhà nước có chính sách hỗ trợ người khuyết tật về dạy nghề và việc làm như thế nào?