Cần lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng phù hợp cho người lao động

Khánh Vũ thực hiện |

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - chia sẻ với Lao Động về việc cần tăng lương tối thiểu vùng để đảm bảo đời sống cho người lao động.

Thưa bà, lần điều chỉnh lương gần nhất (ngày 1.7.2022), mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh trung bình 6%, song lạm phát tăng khiến giá trị thật của tiền lương tối thiểu không tăng nhiều, tiền lương thực tế chỉ tăng 0,7% do ảnh hưởng của lạm phát. Quan điểm của bà về vấn đề này?

- Việt Nam đã duy trì được ổn định KTXH, kiểm soát lạm phát vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của nước ta tăng 1,84% so với năm trước, năm 2022 tăng 3,15% và bình quân 11 tháng năm 2023 tăng 3,22%.

Lạm phát được kiểm soát thành công do có sự điều hành sát sao và quyết liệt của Chính phủ. Cụ thể, khắc phục tình trạng khan hiếm xăng dầu cục bộ trong nửa cuối năm 2022, thực hiện các chính sách miễn, giảm giá điện, giá nước sạch sinh hoạt, dịch vụ hàng không, dịch vụ giáo dục…, giảm chi phí, giá thành hàng hóa thông qua việc giảm thuế VAT... góp phần hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển KTXH.

Với mức lạm phát nêu trên, bà có khuyến nghị gì? Ví như việc cơ quan có thẩm quyền cần điều chỉnh lương tối thiểu vùng theo kịp lạm phát để giữ giá trị thật của việc tăng lương cho NLĐ?

- Tốc độ tăng CPI và tốc độ tăng mức lương tối thiểu vùng có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Tăng lương tối thiểu vùng góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, làm cho sức mua của dân cư được tăng lên. Khi sức mua tăng lên thì quan hệ cung cầu sẽ thay đổi và sự thay đổi đó ảnh hưởng đến giá cả, làm cho giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng lên. Do đó, tăng lương tối thiểu vùng cũng được xem là một trong những yếu tố tác động đến tăng giá tiêu dùng của dân cư.

Ngược lại, khi CPI tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư vì giá hàng hóa và dịch vụ tăng với một lượng tiền lưu thông không đổi thì khối lượng hàng hóa tiêu dùng của người dân ít hơn, do đó Nhà nước cần có các giải pháp để ổn định đời sống của dân cư, trong đó có thể thực hiện giải pháp tăng mức lương tối thiểu vùng cho NLĐ.

Thực tế cho thấy, CPI và mức lương tối thiểu vùng có xu hướng tăng dần qua các năm theo các mức độ khác nhau. Bình quân 15 năm (từ 2008-2022), tốc độ tăng CPI đạt 6,43%/năm, trong đó năm 2008 có tốc độ tăng CPI cao nhất là 22,97% so với năm trước và năm 2015 có tốc độ tăng so với năm trước thấp nhất là 0,63%. So với năm 2008, CPI năm 2022 tăng 107%.

Đối với mức lương tối thiểu vùng, tốc độ tăng bình quân mỗi năm giai đoạn 2008-2022 khoảng 16,7%, trong đó năm 2012 có mức tăng lương tối thiểu vùng cao nhất là khoảng 48% so với năm trước (tăng 650.000 đồng đối với vùng 1), riêng năm 2021 không thực hiện tăng lương tối thiểu vùng. So với năm 2008, lương tối thiểu vùng năm 2022 gấp khoảng 7,5 lần.

Như vậy sau 15 năm, tốc độ tăng lương tối thiểu vùng cao hơn so với tốc độ tăng của CPI. Tuy nhiên, nếu so với năm 2019, trước khi Việt Nam chịu tác động của đại dịch COVID-19, tính đến tháng 11 năm nay thì CPI bình quân tăng 11,93%, tương ứng với mức tăng 11,85% của mức lương tối thiểu vùng bình quân áp dụng từ ngày 1.7.2022 so với mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1.1.2019.

Bên cạnh đó, theo khảo sát tình hình đời sống hộ dân cư của Tổng cục Thống kê tháng 7.2023, các hộ gia đình đánh giá nguyên nhân chính làm thu nhập giảm là do các thành viên trong hộ gia đình bị mất việc làm hoặc tạm nghỉ việc. Kết quả cho thấy đời sống của các hộ gia đình đang gặp nhiều khó khăn, việc tăng lương tối thiểu vùng là cần thiết để NLĐ bớt khó khăn, tạo thêm động lực gắn bó với DN, phát triển KTXH.

Khảo sát về đời sống LĐ nửa đầu năm 2023 của Công đoàn Việt Nam cho thấy, thu nhập chỉ đáp ứng khoảng 70% chi tiêu của người được khảo sát. Mức chi tiêu của NLĐ cũng đã tăng 19% so với năm 2022, chủ yếu do giá cả, tiền điện nước tăng cao. Ý kiến của bà về vấn đề điều chỉnh lương tối thiểu vùng sắp tới?

- Việc xác định mức lương tối thiểu vùng cần dựa trên nhiều yếu tố như mức sống tối thiểu của NLĐ và hộ gia đình, tương quan giữa mức lương tối thiểu vùng và mức lương trên thị trường, CPI, tốc độ tăng trưởng kinh tế, quan hệ cung, cầu lao động, việc làm, thất nghiệp và năng suất lao động nhưng phải đảm bảo khả năng chi trả lương của DN.

Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách KTXH. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống NLĐ và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của NLĐ, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.

Do đó, Hội đồng Tiền lương Quốc gia cần nghiên cứu diễn biến tình hình KTXH, sản xuất kinh doanh, thị trường lao động, cũng như các yếu tố liên quan khác và quy định của pháp luật để đưa ra lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng phù hợp cho NLĐ.

- Xin cảm ơn bà!

Khánh Vũ thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Cải cách về mức lương tối thiểu vùng theo Nghị quyết 27

Quế Chi (T/H) |

Mức lương tối thiểu vùng là một trong những nội dung cải cách được nêu lên tại Nghị quyết Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018.

Mức lương tối thiểu vùng tại Bình Dương, TP.HCM, Long An, Cần Thơ

Minh Hương |

Mức lương tối thiểu vùng tại Bình Dương, TP.HCM, Long An, Cần Thơ, được áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Mức lương tối thiểu vùng tại Đồng Nai

Phương Minh |

Mức lương tối thiểu vùng tại Đồng Nai được xác định theo vùng I, vùng II và vùng III tùy theo từng khu vực.

Dự báo diễn biến rét đậm, rét hại ở miền Bắc trong tháng 1 năm 2024

AN AN |

Đại diện cơ quan khí tượng cho biết, dù không khí lạnh trong tháng 1.2024 có xu hướng hoạt động yếu hơn trung bình nhiều năm nhưng khả năng rét đậm, rét hại vẫn xuất hiện ở Bắc Bộ.

Tiến độ nút giao 3.400 tỉ đồng lớn nhất TPHCM sau một năm thi công

MINH QUÂN |

TPHCM – Dự án nút giao An Phú có tổng vốn hơn 3.400 tỉ đồng – đây là nút giao lớn nhất TPHCM với 6 cây cầu, một hầm chui đang bước vào giai đoạn tăng tốc sau một năm thi công.

Lao đao với dự án Bệnh viện Bình An Gia Lai, nhà đầu tư sẽ khởi kiện chính quyền

THANH TUẤN |

Qua gần 4 năm, dự án bệnh viện chưa đi vào hoạt động khiến cơ sở vật chất cùng với trang thiết bị y tế hiện đại mất giá trị theo thời gian và gây lãng phí rất lớn, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản.

Khu dự án khiến cựu Bí thư và cựu Chủ tịch Thanh Hóa bị khởi tố giờ ra sao?

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Dự án Hạc Thành Tower, khiến cựu Bí thư Trịnh Văn Chiến và cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa bị khởi tố, đến nay đã trở thành địa điểm kinh doanh khá tấp nập của TP Thanh Hóa.

Cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến nộp hàng chục tỉ đồng khắc phục sai phạm

Trần Lâm |

Ngày 2.1, Đại tá Dương Văn Tiến - Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa xác nhận, sau khi bị khởi tố, ông Trịnh Văn Chiến - cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa và ông Nguyễn Đình Xứng - cựu Chủ tịch UBND tỉnh đã nộp hàng chục tỉ đồng khắc phục hậu quả.

Cải cách về mức lương tối thiểu vùng theo Nghị quyết 27

Quế Chi (T/H) |

Mức lương tối thiểu vùng là một trong những nội dung cải cách được nêu lên tại Nghị quyết Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018.

Mức lương tối thiểu vùng tại Bình Dương, TP.HCM, Long An, Cần Thơ

Minh Hương |

Mức lương tối thiểu vùng tại Bình Dương, TP.HCM, Long An, Cần Thơ, được áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Mức lương tối thiểu vùng tại Đồng Nai

Phương Minh |

Mức lương tối thiểu vùng tại Đồng Nai được xác định theo vùng I, vùng II và vùng III tùy theo từng khu vực.