Bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong doanh nghiệp có chủ bỏ trốn

tất thảo |

Nhiều doanh nghiệp FDI có người đại diện theo pháp luật đã trốn về nước, không liên lạc được trong thời gian dài, khiến quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng nặng nề. Trật tự đầu tiên phải giải quyết là chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động, kể cả khi bán đất, bán nhà máy, công xưởng và những phần thu lại được của doanh nghiệp.

Công nhân bị nợ bảo hiểm xã hội

Trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, hiện có 2 công ty có chủ doanh nghiệp về nước nhưng chưa quay trở lại Việt Nam, khiến quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng.

Công ty TNHH KCD Việt Nam là doanh nghiệp FDI 100% vốn của Trung Quốc, tổng số lao động khoảng 150 người. Người đại diện theo pháp luật của công ty về nước từ đầu năm 2022 đến nay chưa trở lại Việt Nam. Tính đến thời điểm cuối 2022, theo báo cáo của Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh, Công ty nợ khoảng 3 tỉ đồng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.

Công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam có tổng số lao động 155 người. Người đại diện theo pháp luật (người Hàn Quốc) đã xuất cảnh về nước từ tháng 10.2022 nhưng không có văn bản ủy quyền cho người khác thực hiện điều hành doanh nghiệp. Tính đến ngày 6.12.2022, Công ty nợ 37,32 tháng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với số tiền hơn 10,1 tỉ đồng.

Ông Ngô Đức Thắng - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang - cho biết, do chủ doanh nghiệp có dấu hiệu bỏ trốn về nước, không quay trở lại Việt Nam nên đơn vị đã nhiều lần kiến nghị với cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh cũng đề nghị Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh xem xét giải pháp đề nghị tòa án mở thủ tục phá sản đối với 2 công ty này để thanh lý tài sản trả nợ tiền lương và tiền bảo hiểm trong trường hợp người sử dụng lao động không thể bố trí được nguồn tài chính chi trả.

Bảo vệ quyền lợi NLĐ bằng cách nào?  

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Đức Thọ - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang - cho biết, có phương án đề nghị toà án mở thủ tục phá sản đối với 2 doanh nghiệp này, thủ tục tuy phức tạp nhưng vẫn có thể tiến hành, nhưng khi xét đến hiệu quả mang lại, LĐLĐ tỉnh vẫn đang cân nhắc. Ngoài ra, ông Thọ cho biết, dù thực tế là chủ doanh nghiệp bỏ trốn nhưng phải trải qua nhiều thủ tục pháp lý để công nhận điều này.

Ông Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (nay là Uỷ ban Xã hội) - cho biết, trong trường hợp chủ sử dụng lao động là người nước ngoài bỏ trốn thì việc xử lý cũng giống như phá sản doanh nghiệp hoặc chủ sử dụng lao động là người Việt Nam bỏ trốn hoặc mất. Trật tự đầu tiên phải giải quyết là chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội của người lao động, kể cả khi bán đất, bán nhà máy, công xưởng và những phần thu lại được của doanh nghiệp.

Ông Lợi cho rằng, dù trong trường hợp doanh nghiệp không còn tài sản gì nhưng khi chủ sử dụng bỏ đi, cơ quan nhà nước phải đứng ra để giải quyết. Theo ông Lợi, có thể nhà nước phải chịu thiệt, có thể người liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp bị thiệt, nhưng người lao động phải được đảm bảo quyền lợi, nhất là chính sách bảo hiểm xã hội.

“Rất đáng trách những doanh nghiệp đó (chủ doanh nghiệp có dấu hiệu bỏ trốn - PV), nhưng cần phải nghĩ đến vai trò quản lý của nhà nước, của các cơ quan chức năng và đặc biệt là các cơ quan quản lý trên địa bàn và chính quyền địa phương” - ông Lợi bình luận.

tất thảo
TIN LIÊN QUAN

Sau loạt bài của Báo Lao Động, Công ty Haprosimex trả 7,8 tỉ tiền nợ Bảo hiểm Xã hội

Hà Anh |

Theo thông tin từ BHXH TP.Hà Nội, ngày 13.3, Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) vừa nộp thêm 3 tỉ đồng vào BHXH huyện Gia Lâm để trả một phần tiền nợ BHXH trong thời gian qua.

Chuyện buồn của nữ công nhân bị công ty nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội

Hà Anh |

Trong số 488 công nhân Nhà máy Dệt thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex bị lãnh đạo nợ lương, nợ BHXH…, hoàn cảnh của 2 chị em chị Lê Thị Là có lẽ là khó khăn nhất: Chị Là 2 lần sinh con nhưng đến nay chưa được nhận chế độ thai sản; đáng buồn hơn, em gái chị Là - chị Ngân - không may qua đời năm 2012, tới nay gia đình vẫn chưa được nhận tiền tử tuất.

Thanh tra đột xuất, xử phạt với doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội 3 tháng trở lên

ANH THƯ |

Nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành công văn yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các giải pháp, phấn đấu giảm số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp năm 2023 xuống mức thấp nhất.

Người lao động lao đao vì công ty nợ bảo hiểm xã hội

Bảo Hân - Hà Anh |

Hiện nay, nhiều người lao động bị doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội khiến cuộc sống của họ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Do bị nợ bảo hiểm xã hội, nhiều người không chốt được sổ bảo hiểm, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của họ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động tại 2 doanh nghiệp ở Hà Nam và Bắc Ninh.

Điều động Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công tác

Hoài Luân |

Ông Huỳnh Thanh Xuân - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định được điều động, chỉ định tham gia Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Doanh nghiệp nợ BHXH, người lao động khốn khó

Nhóm phóng viên |

Trong thời gian qua, tình trạng doanh nghiệp nợ BHXH, nợ BHYT gây thiệt hại nghiêm trọng tới đời sống của người lao động. Cụ thể, người lao động không được giải quyết kịp thời các chế độ như ốm đau, thai sản; không  được giải quyết chế độ hưu trí kịp thời; không nhận được trợ cấp thất nghiệp… Trước tình trạng trên, Báo Lao Động tổ chức Chương trình Tọa đàm “Người lao động khốn khổ vì doanh nghiệp nợ BHXH”.

SVB sụp đổ - kinh tế Việt Nam không chịu tác động trực tiếp

Trà My |

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ triển vọng đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Mỹ xuống mức tiêu cực sau những bất ổn mà hệ thống này trải qua trong những ngày gần đây. Nhóm cổ phiếu ngân hàng trên thị trường quốc tế trồi sụt liên tục sau sự kiện SVB. Theo một chuyên gia kinh tế, trọng tâm của kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian tới không phải là câu chuyện lãi suất và lạm phát mà là rủi ro hệ thống ngân hàng và suy thoái kinh tế.

Du lịch Quảng Ninh: Phát triển chưa xứng tầm với tài nguyên vượt trội

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Những thành tựu về du lịch và đặc biệt là tài nguyên du lịch vượt trội của Quảng Ninh (cả tài nguyên vật thể và phi vật thể) là điều không phải bàn cãi, nhưng những gì mà du lịch Quảng Ninh thể hiện cho đến thời điểm này thực sự chưa tương xứng với tiềm năng.

Sau loạt bài của Báo Lao Động, Công ty Haprosimex trả 7,8 tỉ tiền nợ Bảo hiểm Xã hội

Hà Anh |

Theo thông tin từ BHXH TP.Hà Nội, ngày 13.3, Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) vừa nộp thêm 3 tỉ đồng vào BHXH huyện Gia Lâm để trả một phần tiền nợ BHXH trong thời gian qua.

Chuyện buồn của nữ công nhân bị công ty nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội

Hà Anh |

Trong số 488 công nhân Nhà máy Dệt thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex bị lãnh đạo nợ lương, nợ BHXH…, hoàn cảnh của 2 chị em chị Lê Thị Là có lẽ là khó khăn nhất: Chị Là 2 lần sinh con nhưng đến nay chưa được nhận chế độ thai sản; đáng buồn hơn, em gái chị Là - chị Ngân - không may qua đời năm 2012, tới nay gia đình vẫn chưa được nhận tiền tử tuất.

Thanh tra đột xuất, xử phạt với doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội 3 tháng trở lên

ANH THƯ |

Nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành công văn yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các giải pháp, phấn đấu giảm số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp năm 2023 xuống mức thấp nhất.

Người lao động lao đao vì công ty nợ bảo hiểm xã hội

Bảo Hân - Hà Anh |

Hiện nay, nhiều người lao động bị doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội khiến cuộc sống của họ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Do bị nợ bảo hiểm xã hội, nhiều người không chốt được sổ bảo hiểm, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của họ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động tại 2 doanh nghiệp ở Hà Nam và Bắc Ninh.