Tài sản thừa kế và tình thân: Đâu là điều quan trọng?

Hải Ngọc |

Trong vô vàn những câu chuyện đau lòng chỉ vì tài sản thừa kế mà tàn sát lẫn nhau, cần lắm những con người thực hiểu được giá trị sâu sắc của tình thân.

Chia tài sản thừa kế làm sao để giữ nếp nhà?

Trong suy nghĩ của nhiều bố mẹ, để lại tài sản cho con cái luôn là vấn đề quan trọng và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Liệu có nên để lại tài sản cho con hay không? Con cái có biết cách sử dụng số tài sản đó một cách khôn ngoan như mình mong đợi?

Nhiều bố mẹ lo lắng rằng nếu để lại một khoản tài sản lớn thì con sẽ ỷ lại, lười làm việc, không có chí phấn đấu. Thêm nữa, khi phân chia, con cái trong nhà cảm thấy không thoả mãn với cách phân chia của bố mẹ.

Cũng có không ít gia đình dạy con cái rằng cha mẹ chỉ hỗ trợ khi khó khăn, đừng kỳ vọng cha mẹ cho tài sản có sẵn, hay tự làm mà tiêu.

Trước đây, số đông trong chúng ta vẫn hay có tư duy, khi con trai lấy vợ phải có nhà để đón dâu, bố mẹ sẽ lo cho con trai chỗ ở. Nếu xác định rõ thì nên sang tên hoặc có di chúc, tránh tranh chấp với các con khác. Điều này hợp lý, con gái sẽ ít thắc mắc.

Ngoài ra, con gái đi lấy chồng làm dâu. Nếu lấy được nhà chồng có điều kiện, sẽ được nhờ vả nhà chồng. Nếu không thì cha mẹ cũng có dành khoản giúp đỡ để con khỏi khó khăn.

Nhiều nhà con trai kinh tế vững vàng hơn, bố mẹ sẽ ưu tiên cho con gái. Điều quan trọng, họ dạy con cái tự lập, không dựa dẫm vào tài sản thừa kế. Nhà của bố mẹ là nơi tụ tập quây quần, là nơi các con trở về, không phải là món hời để tranh chấp.

Cái gốc của mọi vấn đề vẫn nằm ở yếu tố gia đình, sự dạy bảo của bố mẹ. Nếu một gia đình có sự gắn kết, yêu thương bền chặt và được trau dồi, giáo dục từ nhỏ sẽ hiếm có trường hợp "anh em tương tàn vì tài sản".

 
Nhiều người từ chối nhận tài sản của cha mẹ và chuyển hết quyền này cho anh chị em ruột. Ảnh minh hoạ

"Cuộc chiến” chia tài sản thừa kế

Thực tế cho thấy sự bất cập trong việc để lại tài sản thừa kế cho các con của cha mẹ đã làm nảy sinh những bi kịch gia đình đau lòng.

Những bản di chúc chia tài sản thừa kế của cha mẹ lại biến thành nguyên nhân để con cái oán hận đấng sinh thành, ghét bỏ, từ mặt anh/chị/em ruột thịt. Thậm chí là khởi nguồn của những thảm án gia đình thảm khốc.

Việc để xảy ra tranh chấp, tranh giành di sản thừa kế sẽ gây tác hại tiêu cực cho những người liên quan và tác động tiêu cực đến cả xã hội.

Ở các nước có nền pháp lý phát triển, vấn đề thừa kế, tặng cho tài sản giữa những người thân trong gia đình, dòng họ được thực hiện rạch ròi, minh bạch.

Thông thường bất cứ ai có tài sản đều có thỏa thuận phân chia tài sản hoặc có sẵn di chúc phân chia di sản thừa kế cho người thân trước khi chết.

Vì thế đã hạn chế, phòng ngừa rất nhiều các tranh chấp có thể xảy ra trong trường hợp con cái, anh em, họ hàng có sự tranh chấp di sản do người thân để lại.

Theo Chuyên gia Tội phạm học Đào Trung Hiếu (Bộ Công an), hiện tượng tình thân tương tàn vì mâu thuẫn đất đai từ các vụ án mạng gia đình gần đây là do xuất phát từ sự ích kỷ cá nhân cao độ, coi trọng giá trị vật chất.

Khi thực hiện các hành vi phạm tội, họ đã tuyệt đối hóa giá trị cá nhân, coi nhẹ giá trị đạo đức và giá trị truyền thống gia đình. Chính sự suy thoái nhân cách đã khiến họ vung dao vào người thân của mình.

Chuyên gia Tội phạm học Đào Trung Hiếu cho rằng để ngăn ngừa sự xuống cấp đạo đức ấy về mặt xã hội cần có những khung pháp lý để điều chỉnh và tăng cường xây dựng nếp sống gia đình văn hóa. Đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp giáo dục từ nhà trường, cộng đồng, các cơ sở hòa giải, nâng cao công tác của các ngành chức năng...

Về góc độ gia đình cần có sự nêu gương, nêu cao gia phong, gia đạo, duy trì nề nếp gia đình Việt, xây dựng các tổ chức dòng họ tự quản. Có như vậy, chúng ta mới điều tiết được những xung đột mâu thuẫn trong gia đình, tránh những bi kịch đau lòng.

Hải Ngọc
TIN LIÊN QUAN

5 vấn đề thường thấy mà đàn ông sợ hãi ở người phụ nữ

Hương Lê (Theo Time Of India) |

Đàn ông không phải lúc nào cũng bày tỏ cảm xúc của họ nhưng có một số điều mà đàn ông cảm thấy sợ hãi khi nói về người phụ nữ của mình.

3 con gái đốt mẹ và loạt vụ án liên quan đến tranh chấp tài sản

Hải Minh (T/H) |

Có không ít những vụ án người ruột thịt trong nhà vì mâu thuẫn đất đai, tài sản mà sát hại nhau, để lại những hậu quả gây ám ảnh.

Ai là người phải chịu án phí chia tài sản thừa kế?

phương dung |

Bố tôi chết không để lại di chúc. Chúng tôi thống nhất nộp đơn đề nghị tòa án chia tài sản thừa kế theo pháp luật. Nghĩa vụ án phí được xác định thế nào?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

5 vấn đề thường thấy mà đàn ông sợ hãi ở người phụ nữ

Hương Lê (Theo Time Of India) |

Đàn ông không phải lúc nào cũng bày tỏ cảm xúc của họ nhưng có một số điều mà đàn ông cảm thấy sợ hãi khi nói về người phụ nữ của mình.

3 con gái đốt mẹ và loạt vụ án liên quan đến tranh chấp tài sản

Hải Minh (T/H) |

Có không ít những vụ án người ruột thịt trong nhà vì mâu thuẫn đất đai, tài sản mà sát hại nhau, để lại những hậu quả gây ám ảnh.

Ai là người phải chịu án phí chia tài sản thừa kế?

phương dung |

Bố tôi chết không để lại di chúc. Chúng tôi thống nhất nộp đơn đề nghị tòa án chia tài sản thừa kế theo pháp luật. Nghĩa vụ án phí được xác định thế nào?