Đưa Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII vào cuộc sống: Cái tâm và tầm của người làm báo

HỒNG VINH |

Đề cập việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lưu ý: Cần triển khai nghiêm túc và xử lý nghiêm những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhưng không nên coi việc xử lý kỷ luật thật nhiều cán bộ, đảng viên là mục đích bao trùm, mà cần coi trọng việc cảnh báo, răn đe, mở đường cho những người mắc sai phạm có cơ hội sửa chữa lỗi lầm để từng con người và từng tổ chức Đảng mạnh lên, tăng thêm sức chiến đấu, làm cho toàn cơ thể Đảng ta trong sạch, vững mạnh hơn. Thiết nghĩ, đây cũng là phương châm hành động của từng nhà báo cách mạng.

1. Đây là cụm từ được giới báo chí và công chúng nhắc đến đã lâu, nhất là từ khi đất nước ta triển khai công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi đề cập cái TÂM của người làm báo, bạn đọc mong muốn mỗi bài viết, dòng tin đều phản ánh đúng sự thật với ý thức trách nhiệm là người chuyển tải thông tin góp sức xây dựng và phát triển cộng đồng, đất nước theo hướng tích cực, lành mạnh.

2. TÂM và TẦM có mối quan hệ biện chứng với nhau. Hiệu quả và sức lan tỏa của mỗi thông tin phụ thuộc vào sự giải quyết hài hòa hai yếu tố cơ bản này của mỗi nhà báo. Nếu thông tin theo kiểu giật gân, câu khách, để tăng lượng phát hành báo, mà quên đi trách nhiệm xã hội của người viết là khó chấp nhận. Do đó phải có những bài viết góp sức bồi đắp tâm hồn con người, cổ vũ những việc làm tốt, những sáng kiến hay, nhân lên cái thiện, đẩy lui cái ác, góp sức làm lành mạnh đời sống xã hội, ổn định tình hình chính trị đất nước, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững - thì đó là cái tâm trong sáng của mỗi nhà báo chân chính. Ngược lại, mỗi dòng tin, mỗi bài báo gây hiệu ứng trái ngược với những đòi hỏi căn cốt nêu trên thì công chúng mất niềm tin vào báo chí.

Tóm lại, hiệu quả đích thực và mức độ lan tỏa sâu rộng, tích cực của thông tin phụ thuộc vào cái TÂM và cái TẦM của nhà báo, trong đó cái tâm là yếu tố hàng đầu. Đúng như Đại thi hào Nguyễn Du đã viết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Còn Bác Hồ khẳng định: Cách mạng trên cái tâm; người cán bộ cách mạng phải có đức - tài, phải vừa “hồng”, vừa “chuyên”.

3. Trong 30 năm đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, được nhân dân ta đồng tình và hăng hái thực thi, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trong thành quả to lớn đó, có sự đóng góp tích cực và quan trọng của đội ngũ làm báo cách mạng, ngày đêm tận tụy với cây bút và trang giấy, có mặt ở hầu khắp mũi nhọn của cuộc sống, phản ánh sinh động, kịp thời khí thế xây dựng và bảo vệ tổ quốc của các tầng lớp nhân dân ta; tích cực phát hiện, đấu tranh với những hành vi tham nhũng, quan liêu, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác. Uy tín của nhiều cơ quan báo chí, của đông đảo đội ngũ người làm báo luôn tâm niệm, phấn đấu theo phương châm “tâm sáng, lòng trong, bút sắc”, được dư luận xã hội trân trọng ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, cùng với điều bao trùm đó, giới báo chí chân chính và dư luận xã hội không đồng tình và phê phán một số người làm báo bất chấp pháp luật và đạo lý, đã thông tin không trung thực, khách quan, thậm chí bịa đặt, thêu dệt thông tin, làm sai hẳn bản chất hiện tượng, dẫn đến những hệ lụy khó lường. Chỉ một dòng tin bịa đặt về đời tư; chỉ một bài báo thổi phồng về những tiêu cực ở một doanh nghiệp, mà người đứng đầu đã bị “thân bại danh liệt” suốt đời; còn cả doanh nghiệp ấy bị phá sản, hàng trăm người lao động mất công ăn việc làm kéo dài.

4. Trong thực tiễn báo chí, còn có một vấn đề căn cốt nữa thể hiện cái tâm và cái tầm của nhà báo - đó là việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa biểu dương và phê phán; nói khái quát là giữa “xây” và “chống” theo phương châm lấy “xây” là chính; “chống” để xây tốt hơn. Vì vậy, trong đấu tranh chống tiêu cực, mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo cần xác định trọng tâm, trọng điểm, cân nhắc lợi- hại khi thông tin từng vụ việc. Một đất nước được coi là điểm đến của khách du lịch quốc tế - một nguồn thu lớn của ngành “công nghiệp không khói” của nước ta - có lẽ nào trên trang nhất của một số báo lại nhan nhản tin và ảnh về các hiện tượng tiêu cực ở các nhà ga, sân bay, bãi biển, lễ hội văn hóa…?. Trong đấu tranh chống tiêu cực, nhân dân ta hoan nghênh một số báo đã kiên trì “bám đến cùng” sự việc, giúp các ngành chức năng có thêm tư liệu để xử lý chính xác và dứt điểm. Điều đó là cần thiết, nhưng khác hoàn toàn với suy nghĩ “bám đến cùng” để “đánh giập đầu” một đơn vị, một con người!

Mới đây khi đề cập việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lưu ý: Cần triển khai nghiêm túc và xử lý nghiêm những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhưng không nên coi việc xử lý kỷ luật thật nhiều cán bộ, đảng viên là mục đích bao trùm, mà cần coi trọng việc cảnh báo, răn đe, mở đường cho những người mắc sai phạm có cơ hội sửa chữa lỗi lầm để từng con người và từng tổ chức Đảng mạnh lên, tăng thêm sức chiến đấu, làm cho toàn cơ thể Đảng ta trong sạch, vững mạnh hơn. Thiết nghĩ, đây cũng là phương châm hành động của từng nhà báo cách mạng.

Theo hướng đó, dư luận xã hội hoan nghênh Hội Nhà báo Việt Nam đã tích cực phối hợp các bộ, ban, ngành triển khai Luật Báo chí năm 2016 bằng một việc làm mang tính đột phá: Ban hành “Mười điều quy định đạo đức nghệ nghiệp của người làm báo Việt Nam”, trong đó nhấn mạnh các yếu tố: Trung thành, trung thực với lợi ích của đất nước và nhân dân; nghiêm túc thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, tôn chỉ, mục đích; hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi, bảo vệ công lý và lẽ phải; tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ…”.

Thực hiện có hiệu quả 10 điều quy định đó, chúng ta có cơ sở hy vọng rằng, mỗi người làm báo, mỗi cơ quan báo chí tự nâng cao cái TÂM và cái TẦM, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và 
nhân dân.

(Tác giả Nguyễn Hồng Vinh là nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương).

HỒNG VINH
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cảnh sát giao thông TPHCM ngăn chặn gần 100 xe máy đua xe ngày mùng 1 Tết

Anh Tú |

TPHCM - Sáng mùng 1 Tết, Tổ Phòng chống đua xe trái phép thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM) phát hiện 1 tốp khoảng 100 xe tụ tập, lưu thông thành đoàn, nẹt pô, phóng nhanh lạng lách, gây rối trật tự công cộng đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, quận 10,… nên đã tổ chức chặn bắt, xử lý.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Cô gái Nga yêu Việt Nam từ những điều bình dị

HUYỀN PHẠM |

Lần đầu ghé thăm Việt Nam, Sonya Firsova đơn giản nghĩ đó là một kỳ nghỉ kéo dài vài tháng vào cuối năm 2017 – như mọi quốc gia cô từng ghé thăm. Hành trình khám phá Châu Á năm ấy của Sonya tiếp tục, cô rong ruổi từ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc tới Ấn Độ... cùng em gái Viola. Cho đến một ngày, chợt nhận ra Việt Nam chính là nơi họ muốn quay trở lại nhất, hai chị em quyết định gắn bó với đất nước này.

Cứu hộ thành công cụ bà 80 tuổi rơi xuống vực sâu ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Ngày 22.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có báo cáo về việc cứu hộ thành công cụ bà N.T.H (SN 1943, TP.Buôn Ma Thuột) sau khi rơi xuống vực sâu.

Nữ công nhân 14 năm chưa được đón giao thừa cùng gia đình: "Chồng con tôi đã quen"

Bảo Hân |

Do đặc thù công việc hoặc hoàn cảnh riêng, nhiều người lao động đã đi làm ngay từ mồng 1 Tết - ngày mà nhiều người cùng gia đình đi chúc Tết người thân, họ hàng, bạn bè.

Chuyến hàng đầu tiên của năm mới qua cửa khẩu quốc tế ở tỉnh Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều người đã làm các thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế ở tỉnh Quảng Trị.

Trời nắng nóng, đông nghịt người viếng chùa ngày đầu năm mới

PHONG LINH |

Mặc dù thời tiết nắng nóng trong ngày đầu năm mới nhưng rất đông người dân đã đến cầu may tại Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam.