"Cơ quan nào làm sai thì phải đứng ra bồi thường“

Xuân Hải |

Đó là vấn đề được Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đặt ra khi Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) diễn ra ngày 27.10.
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Nhà nước chỉ bồi thường sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có yêu cầu bồi thường. Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì Nhà nước chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường phải được thực hiện tại cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định của Luật này trước khi khởi kiện ra Tòa án. Trường hợp có yêu cầu giải quyết bồi thường trong quá trình giải quyết khiếu nại, trong tố tụng thì cơ quan, người có thẩm quyền không xem xét, giải quyết trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Dưới góc độ cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng, việc giải quyết bồi thường cần bảo đảm tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, không nên hành chính hóa thủ tục giải quyết bồi thường. Vì vậy, bên cạnh trình tự giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này thì quyền yêu cầu bồi thường có thể được thực hiện kết hợp trong quá trình giải quyết khiếu nại hoặc trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính theo các luật khác có liên quan mà không nên hạn chế chỉ theo Luật này. Điều quan trọng là các bên phải thống nhất về các thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường; việc xác định thiệt hại và chứng minh các thiệt hại phải rõ ràng, minh bạch, bảo đảm lợi ích của Nhà nước cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.
Ông Định cho rằng, dự Luật cần xác định rõ chủ thể có trách nhiệm giải quyết bồi thường, nguồn kinh phí bồi thường. Các quy định về trình tự, thủ tục bồi thường cần bảo đảm đơn giản, thuận tiện, chặt chẽ, đúng pháp luật. Ông Định nhấn mạnh, để tạo điều kiện thuận lợi cho người bị thiệt hại trong việc lựa chọn hình thức giải quyết yêu cầu bồi thường, cần nghiên cứu bổ sung quy định cá nhân, tổ chức bị thiệt hại khi đã có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường thì có quyền lựa chọn hoặc khởi kiện yêu cầu bồi thường tại Tòa án hoặc giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này. “Có như vậy mới tạo cơ chế hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thể hiện đúng tính chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”-ông Định bày tỏ.

ĐB Nguyễn Hòa Bình (Quảng Ngãi), Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho rằng, trên thực tế từ xưa đến nay, theo Luật bồi thường nhà nước cũ chủ yếu là bồi thường trong lĩnh vực tư pháp hình sự, oan sai. Còn trong lĩnh vực dân sự, hành chính là chưa có. Thế nên giờ chúng ta mở thêm cả các quyết định hành chính thì đây là phạm vi chúng ta chưa có kinh nghiệm.

Theo ông Bình, riêng về lĩnh vực hình sự chúng ta làm nhiều năm nay, và dù có kinh nghiệm nhưng vẫn khó khăn. Nếu như chúng ta bồi thường theo đúng quy định của Luật, Bộ Tài chính hướng dẫn thì phải có đầy đủ giấy tờ, xác nhận chi tiêu chuyện nọ, chuyện kia. Nếu mà ke theo hướng dẫn của Bộ Tài chính thì được bồi thường, không có bao nhiêu cả. Ví dụ như vụ ông Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận, nế như đúng quy định của Bộ Tài chính thì dư luận sẽ đặt ra câu hỏi là sao mười mấy năm lại chỉ có bấy nhiêu?. Nếu như chúng ta vận dụng số tiền quá nhiều thì cũng có một luồng dư luận khác lên án là tại sao tiền của Nhà nước mất như thế? ví dụ như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang.

“Cho nên chúng ta làm dự án luật này tương đối nhiều điều nhưng để giải quyết tất cả bài toán của thực tiễn đặt ra thì tôi thấy chưa được, và để làm được là  phải có nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn”-ông Bình cho hay
Cũng theo ông Bình, việc thu hồi tiền bồi thường mới nói là anh phải thu hồi tiền bồi thường. Phải có định lượng là từ 30-50 tháng lương, nhưng thu hồi của ai thì việc này chưa được giải quyết?. “Tôi nói một vụ án oan của ông Chấn hay ông Nén là lỗi tổng hợp. Có lỗi của điều tra viên, kiểm sát viên và của tòa án. Thế bây giờ, thu hồi tiền bồi thường thì không thể nói là lỗi của mình ông tòa”-ông Bình dẫn chứng và đề nghị, lỗi ở giai đoạn điều tra cơ quan điều tra phải đền xin lỗi, ông điều tra viên phải bị kỷ luật. Ở giai đoạn truy tố thì ông viện kiểm sát phải xin lỗi, bồi thường nhưng xử lý kỷ luật phải xử lý cả kiểm sát viên, điều tra viên. Đến giai đoạn xét xử, ông tòa phải xin lỗi bồi thường nhưng phải xử lý cả 3 ông này. Phải chịu trách nhiệm, chứ ông cứ làm xong, rồi chuyển, rồi vô can là không công bằng. 
“Quan điểm của chúng tôi là cơ quan nào làm sai thì phải đứng ra bồi thường”-ông Bình nói.

Đề cập đến việc lấy tiền ở đâu để bồi thường, ông Bình cho hay, dư luận cho rằng không thể lấy tiền thuế của dân đóng để chi trả cho chuyện oan sai. “Trong văn bản kiến nghị cho cơ quan soạn thảo, chúng tôi đã nêu nhưng không được tham khảo. Trên thế giới một số nước họ lập ra 1 quỹ, nguồn tiền lấy từ tất cả những khoản thu được do phạm tội mà có, hối lộ, buôn lậu, ma tuý, rửa tiền... Và lấy quỹ này để trả cho bồi thường, không phải từ tiền thuế của dân. Ở các nước nguồn tiền này là đủ. Đây là câu chuyện nên tham khảo” – ông Bình nói.

* Clip Quốc hội thảo luận tại hội trường.

Xuân Hải
TIN LIÊN QUAN

Do khó khăn, khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 450.000 lao động ngoại tỉnh không về quê dịp Tết. Nguyên nhân số lượng lớn công nhân ở lại Bình Dương ăn Tết do điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, không đủ chi phí để về quê.

Hà Nội: Tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám ngày cận Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Những ngày cuối năm, đường Hoàng Hoa Thám trở nên rất náo nhiệt và nhộn nhịp, nhiều người dân Hà Nội đã tới đây mua sắm các cây cảnh, hoa cảnh để trang trí dịp Tết Quý Mão 2023.

Trung Quốc mở cửa và lãi suất chi phối thị trường hàng hóa 2023

Song Minh |

Lãi suất của Fed và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là những biến số chính trên thị trường hàng hóa toàn cầu trong năm nay, sau khi nhiều mặt hàng thiết lập mức cao lịch sử vào năm 2022 do lạm phát và chiến sự Ukraina.

Tóc Tiên: “Tết tôi thường cùng chồng về Hà Nội đón năm mới”

Mi Lan |

Nữ ca sĩ Tóc Tiên chia sẻ, cô thích khí hậu se lạnh, những món ăn đường phố ở Hà Nội. Tóc Tiên thường cùng chồng là nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Touliver về Hà Nội đón năm mới.

Chợ đầu mối Long Biên tấp nập ngày cận Tết, cửu vạn làm không ngơi tay

Minh Hà - Việt Anh |

Tại chợ Long Biên ngày cận Tết, xe chở hàng về các chợ đầu mối càng đông, nối đuôi nhau thành một hàng dài. Không khí làm việc tại đây luôn khẩn trương, tất bật. Cửu vạn làm không nghỉ tay.

Nỗi niềm của du học sinh xa xứ: Thèm hương vị Tết quê nhà

Nhung Phùng |

Tết là dịp để mọi người sum vầy, ôn lại chuyện cũ, chúc nhau năm mới may mắn, bình an. Đối với những du học sinh học tập xa quê, đã lâu họ chưa được đón Tết trọn vẹn bên gia đình.

Những giải pháp nào vực dậy thị trường bất động sản năm 2023?

Bảo Chương |

Vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.