An toàn thực phẩm: Trung ương sốt sắng, chính quyền xã phường... ngồi im?

N.Thắng - X.Hải |

Ngày 3.3, Đoàn giám sát của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể nghe Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016.

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thẳng thắn nêu lên những nguyên nhân khiến an toàn thực phẩm đang trở lên mức báo động. Bộ trưởng Tiến cho rằng, chính vì lợi nhuận nên doanh nghiệp đã cố tình làm sai, buôn gian, bán lận, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái. Có việc cho chất cấm, hóa chất, kháng sinh vào thực phẩm. Việc thanh kiểm tra và xử lý chưa nghiêm, nhân lực yếu cả về số lượng lẫn chất lượng cũng là nguyên nhân khiến an toàn thực phẩm trở thành mức báo động.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Ngô Thị Minh cho rằng, cần quan tâm xem việc quy định trách nhiệm đã đúng chưa, sự phối hợp giữa các Bộ với chính quyền địa phương như thế nào, nhất là ở cấp xã, phường. Tại sao ở cơ sở không làm được? Do đó, cần làm rõ trách nhiệm UBND cấp huyện, xã thế nào? Rồi đầu mối ngành y tế như thế nào thì quy trách nhiệm rõ hơn nữa.

Còn Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà lại băn khoăn về kết quả thanh kiểm tra theo kế hoạch đều đạt tiêu chuẩn 85-86%, nhưng kiểm tra đột xuất chỉ 52% đạt tiêu chuẩn. "Điều đó cho thấy, thanh kiểm tra đột xuất tiệm cận thực tế hơn rất nhiều. Vậy chúng ta có nên duy trì thanh kiểm tra theo kế hoạch mà tăng cường kiểm tra đột xuất hay không?" - ông Hà nói.

Theo Ủy viên Ủy ban Quốc phòng an ninh Nguyễn Mai Bộ, vấn đề an toàn thực phẩm hiện Trung ương rất sốt sắng, nhưng xã, phường lại ngồi im. Năm 2016, khi đi tiếp xúc ĐBQH, Thủ tướng đã nói chính quyền địa phương nơi mất an toàn thực phẩm phải chịu trách nhiệm. Vậy giải pháp nào để xử lý chính người đứng đầu địa phương ăn lương của dân nhưng không thực thi nhiệm vụ của họ.

Giải trình thêm, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, Bộ đang tăng cường chỉ đạo quản lý chặt chẽ việc sử dụng chất Cysteamine dùng thay thế chất Salbutamol để có sản phẩm an toàn; tập trung xây dựng chuỗi sản xuất thực phẩm sạch và công khai 519 chuỗi này và giới thiệu các địa điểm an toàn; đồng thời chỉ đạo 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh mỗi nơi kết nối với 20 tỉnh sản xuất thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc để cung cấp cho thành phố.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói thêm, về cơ chế chính sách Bộ đang rà soát, đánh giá tác động của Luật An toàn thực phẩm, nếu thấy không phù hợp với điều kiện hội nhập thì sửa đổi. Muốn phát triển mà người không có, tiền không có thì khó khả thi. Do đó, có kêu gọi xã hội hóa, doanh nghiệp và đầu tư sản xuất. Nhưng muốn kêu gọi đầu tư cũng phải xuất phát vĩ mô là từ chính sách, nó phải gắn với tái cấu trúc nền kinh tế và tái đầu tư, ưu tiên cho doanh nghiệp phát triển, rồi ưu đãi về đất đai cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy. Còn trong thanh kiểm tra phải xử phạt nghiêm cả hành chính lẫn hình sự.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, mặc dù tình hình an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập, gây bức xúc trong xã hội, được đánh giá ở mức trung bình, song thực trạng đó không vượt ra khỏi điều kiện phát triển chung của đất nước.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, thời gian tới cần tổ chức quản lý an toàn thực phẩm theo nguy cơ, rủi ro, quản lý dọc theo chuỗi. Theo đó, cần có hệ thống đánh giá rủi ro bên cạnh hoạt động của các phòng thí nghiệm còn phải có phương tiện lưu động xét nghiệm nhanh để cung cấp bằng chứng xác đáng. Cần tận dụng tối đa hiệu quả hoạt động của các phòng thí nghiệm đã đầu tư; không chỉ đưa vào sử dụng các phòng thí nghiệm của Nhà nước mà còn cả của tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, cần tạo cơ chế, thủ tục để công nhận các kết quả xét nghiệm độc lập. Hình thành xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương hệ thống quản lý rủi ro, đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm dựa trên bằng chứng, số liệu cụ thể, tránh đánh giá định tính, không chính xác. Đồng thời, công tác truyền thông bên cạnh tuyên truyền về các vi phạm cũng cần chủ động hướng đến tuyên truyền sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu dùng sạch.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm thuộc 3 Bộ có liên quan, rồi trách nhiệm của chính quyền địa phương. Do đó, cần tăng cường thanh, kiểm tra và phải xử lý thật nghiêm bởi thời gian qua, kiểm tra nhiều nhưng phát hiện, xử lý lại rất ít.

N.Thắng - X.Hải
TIN LIÊN QUAN

Táo Giao thông Chí Trung: Tôi không hụt hẫng khi nghỉ hưu

Nhóm PV |

Chia sẻ với Báo Lao Động, NSƯT Chí Trung cho biết từ khi nghỉ hưu tại Nhà hát Tuổi trẻ, anh sống nhiều hơn cho mình và chăm lo tới sức khỏe.

Dự báo thời tiết 27.1: Ngày đầu đi làm sau Tết thời tiết trở mưa, rét sâu

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 27.1, Hà Nội dự báo nhiệt độ giảm, trời rét sâu và có mưa vào sáng sớm. TPHCM ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.

Đức sẽ cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Ukraina thế nào?

Khánh Minh |

Chính phủ Đức đã thay đổi quan điểm về việc chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 cho Ukraina.

Đón khách quốc tế từ siêu du thuyền: Cơ hội mới cho du lịch Việt

Thanh Long |

Một hiệu ứng tích cực: Năm mới, nhiều du thuyền lớn ghé Việt Nam. Ngành du lịch đặt mục tiêu: Tiếp tục các chương trình quảng bá, xúc tiến thị trường du lịch quốc tế bằng tàu biển, bởi đây là một trong những nguồn quan trọng trong lượng du khách nước ngoài đến các địa phương.

Cầu thủ Việt Nam và thử thách xuất ngoại

AN NGUYÊN |

Văn Toàn, Quang Hải, Công Phượng và Huỳnh Như là những cầu thủ tiếp tục hành trình xuất ngoại nhiều thử thách trong năm mới 2023.

Trở lại Hà Nội sau Tết Quý Mão, hành trang gói ghém của bạn trẻ có gì?

PHÙNG LINH |

“Mang thêm nữa đi con!” và rồi bánh chưng, giò lụa, nước ngọt, bánh kẹo, rau củ... được chất đầy trên hành trang của những người con rời quê về thành phố bắt đầu nhịp sống thường nhật sau Tết Nguyên đán.

Hết Tết, cha mẹ thông thái làm gì với lì xì của con?

Thúy Ngọc |

Mỗi gia đình lại có một cách ứng xử riêng với lì xì từ dùng để chi tiêu hàng ngày đến tiết kiệm, nhưng cha mẹ thông thái sẽ để con cái tự quyết.

NSƯT Chiều Xuân: Đôi khi xem ảnh cũ không nghĩ mình từng đẹp thế

Mi Lan |

NSƯT Chiều Xuân từng là mỹ nhân một thời của màn ảnh, chị nổi tiếng với nhiều bộ phim như: Người yêu đi lấy chồng, Mẹ chồng tôi...