Giáo viên mong cải cách tiền lương thay vì chỉ đề xuất tăng lương cơ sở

Trang Thiều - Phùng Nhung |

Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tăng khoảng 20,8% và dự kiến áp dụng từ 1.7.2023. Theo nhiều giáo viên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, vấn đề căn bản là cần thực hiện cải cách tiền lương, giảm bớt gánh nặng về hồ sơ sổ sách, dự giờ, hội họp.

Mong chờ giải pháp lâu dài

Đề xuất tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức là thông tin đáng mừng với những người làm việc tại khu vực công có thu nhập chủ yếu dựa vào lương. Tuy nhiên, theo nhiều người, đây chỉ là giải pháp tạm thời, chỉ cải thiện được bữa ăn trong gia đình.

Cô Nguyễn Thị Minh Lý - giáo viên Trường THPT Lục Ngạn 1 (Bắc Giang) cho biết, mức tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng sẽ là sự động viên nhưng không giúp cô có cuộc sống ổn định.

“Công tác trong ngành Giáo dục 21 năm, mức lương của tôi hiện tại đạt gần 9 triệu đồng. Trong khi đó, mỗi tháng tôi phải gửi 5 triệu cho con gái học đại học, số tiền còn lại để chi tiêu gia đình” – cô Lý nói.

Giáo viên này khẳng định, trong thời buổi bão giá, số tiền lương tăng thêm cũng chỉ đủ cải thiện bữa ăn trong gia đình và chi tiêu lặt vặt. Về lâu dài, cần có chính sách cải cách tiền lương thỏa đáng với công sức của cán bộ công chức, viên chức để họ yên tâm làm việc.

"Thực tế giáo viên thôi việc, chuyển từ khu vực công sang khu vực tư đang diễn ra. Lý do là khu vực tư có môi trường làm việc trẻ trung, nhiều cơ hội phát triển và đặc biệt là mức lương cao, đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Vì vậy để giữ chân giáo viên giỏi ở khu vực công thì phải có những chính sách đãi ngộ thoả đáng hơn. Đây là vấn đề cấp bách cần làm ngay” - cô Lý nói.

Còn cô Trịnh Thu Phương - giáo viên cấp THCS tại Thanh Hóa cho biết, cô vào biên chế ngành từ năm 2014. Hiện mức lương đang ở bậc 3 cao đẳng sư phạm là hơn 4 triệu đồng, cộng với phụ cấp đứng lớp 30% thì tổng thu nhập hàng tháng khoảng 5,1 triệu đồng/tháng.

"Giáo viên đâu chỉ có giáo án mà còn rất nhiều loại hồ sơ khác như kế hoạch giảng dạy tuần, kế hoạch giảng dạy cho năm học, kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn, sổ điểm… Nếu chủ nhiệm thì phải có sổ chủ nhiệm, giáo án sinh hoạt ngoài giờ lên lớp…

Chưa kể, dự giờ, hội họp quá nhiều, còn chịu áp lực về điểm số và thành tích cuối năm học. Có quá nhiều áp lực cho giáo viên nhưng đồng lương không tương xứng. Bản thân tôi phải làm thêm một số việc kinh doanh khác để kiếm thêm thu nhập chứ lương giáo viên không đủ sống. Vì vậy, chúng tôi rất mong chờ giải pháp lâu dài như cải cách tiền lương, giảm bớt các thủ tục rườm rà về hồ sơ sổ sách, không đặt nặng thành tích" - cô Phương cho biết.

 
Tăng lương cơ sở là giải pháp tạm thời, cải cách tiền lương là vấn đề cấp bách. Ảnh: LĐO

Đừng để công chức, viên chức chờ đợi quá lâu

Trước thực trạng 16.400 cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục nghỉ việc trong 2,5 năm qua, bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, đây là sự khó khăn của ngành.

"Ngành Giáo dục đang trong lộ trình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, vấn đề thiếu giáo viên đang là thách thức lớn, thêm sự gia tăng giáo viên nghỉ việc thì đúng là khó khăn chồng chất khó khăn, vì không sẵn nguồn tuyển và độ hấp dẫn đang giảm" - bà Hoa nói.

Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV sẽ có nội dung bàn về việc cải cách tiền lương, đây là tin vui đối với người lao động, vì chủ trương cải cách tiền lương, tăng mức lương cơ sở là giải pháp cần làm gấp.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, việc cải cách tiền lương cần có sự tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở nguồn lực ngân sách. Việc sửa đổi các quy định chính sách tiền lương dành cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cần được thực hiện một cách khoa học, hợp lý.

Đồng thời cần xây dựng hệ thống tiền lương phù hợp với thị trường lao động để rút ngắn khoảng cách lương giữa khu vực công và khu vực tư, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa hai khu vực này trong việc thu hút nhân lực chất lượng cao.

Đặc biệt, cần tạo môi trường làm việc lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng giữa các vị trí việc làm; minh bạch cơ chế tuyển dụng và công tác nhân sự; phân công đúng người đúng việc, có cơ chế trọng dụng người tài; thực hiện tinh giản biên chế bằng cách mạnh dạn thay thế bộ phận công chức, viên chức không đáp ứng yêu cầu.

Đồng thời, tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, cắt giảm hội họp; tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống dữ liệu dùng chung, giảm tải công việc hành chính để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức có thêm thời gian tập trung nghiên cứu, nâng cao chuyên môn, tận tâm cống hiến.

Trang Thiều - Phùng Nhung
TIN LIÊN QUAN

Có thể tăng lương cơ sở cho y bác sĩ, giáo viên trong quý 4 năm 2022 không?

Trang Thiều |

Theo nhiều người, việc tăng lương cơ sở cần được giải quyết theo tinh thần cấp bách. Nhiều ý kiến đặt ra, liệu có thực hiện tăng lương được ngay trong quý 4 của năm 2022 không? 

Tăng lương cơ sở cần triển khai ngay từ đầu năm 2023 mới có ý nghĩa

Trang Thiều |

Theo nhiều người, nên tăng lương cơ sở ngay từ đầu năm 2023 mới tạo động lực, giúp duy trì, thu hút lực lượng lao động khối cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Y bác sĩ, giáo viên mong tăng lương cơ sở ngay từ đầu năm 2023

Trang Thiều |

Nhiều người bày tỏ sự vui mừng trước đề xuất tăng lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức khu vực công lên 1.800.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, họ mong muốn được tăng lương từ tháng 1.2023 thay vì tháng 7.2023.

Thời tiết hôm nay 21.1: Không khí lạnh tràn về, miền Bắc chuyển mưa rét

NHÓM PV |

Thời tiết hôm nay 21.1, do tác động của không khí lạnh, thời tiết miền Bắc chuyển mưa giảm nhiệt; trời rét sâu.

Nhà trong ngõ khoảng 3 tỉ đồng ở Hà Nội vẫn hút khách

Tuyết Lan |

Là một phân khúc phù hợp với nhu cầu thực, nhà trong ngõ vẫn được nhiều người ưa chuộng về mức giá và thuận tiện trong việc di chuyển đến nơi làm việc và trường học.

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở Hải Dương, Quảng Nam và các đơn vị

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật hàng loạt cán bộ; Hải Dương kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến vụ án AIC; kỷ luật Chủ tịch tỉnh Quảng Nam cùng cấp phó... là những thông tin về xử lý kỷ luật cán bộ tuần qua (từ 15.1 - 19.1).

Chương mới của câu chuyện cổ tích thời hiện đại

Thanh Hà |

Sinh trưởng trong gia đình trung lưu ở ngoại ô Hobart, Australia năm 1972, Mary Donaldson (tên khai sinh của Hoàng hậu Đan Mạch Mary) có lẽ không thể hình dung tới việc bản thân sẽ gia nhập dòng dõi Hoàng gia Đan Mạch, 1 trong 7 vương quốc ở châu Âu hiện đại, đã tồn tại hơn 1.000 năm và là một trong những hoàng gia lâu đời nhất trên thế giới.

Bản tin công đoàn: Chi tiết đề xuất tăng phụ cấp của bảo vệ dân phố

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn ngày 21.1 có những thông tin đáng chú ý sau: Chi tiết đề xuất tăng phụ cho lực lượng bảo vệ dân phố; Những khoản tiền người lao động được nhận dịp Tết Nguyên đán 2024; Kinh tế khó khăn, công nhân ưu tiên ăn Tết tiết kiệm...

Có thể tăng lương cơ sở cho y bác sĩ, giáo viên trong quý 4 năm 2022 không?

Trang Thiều |

Theo nhiều người, việc tăng lương cơ sở cần được giải quyết theo tinh thần cấp bách. Nhiều ý kiến đặt ra, liệu có thực hiện tăng lương được ngay trong quý 4 của năm 2022 không? 

Tăng lương cơ sở cần triển khai ngay từ đầu năm 2023 mới có ý nghĩa

Trang Thiều |

Theo nhiều người, nên tăng lương cơ sở ngay từ đầu năm 2023 mới tạo động lực, giúp duy trì, thu hút lực lượng lao động khối cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Y bác sĩ, giáo viên mong tăng lương cơ sở ngay từ đầu năm 2023

Trang Thiều |

Nhiều người bày tỏ sự vui mừng trước đề xuất tăng lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức khu vực công lên 1.800.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, họ mong muốn được tăng lương từ tháng 1.2023 thay vì tháng 7.2023.