Viêm tiểu phế quản: Bệnh phổ biến dễ biến chứng ở trẻ

Nguyễn Ly |

Thời tiết chuyển lạnh là yếu tố thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh. Trẻ em luôn là đối tượng dễ bị các tác nhân này tấn công nhất, đặc biệt là các bệnh lý đường hô hấp. Trong đó viêm tiểu phế quản (VTPQ) là bệnh thường gặp, có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo thống kê, tử vong nhiễm khuẩn hô hấp cấp đứng hàng thứ 5 trong các bệnh lý ở trẻ.

Bệnh lý đường hô hấp chưa có vaccine phòng ngừa 

Dù là ngày thứ bảy, nhưng tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM vẫn còn nhiều bệnh nhi đến khám bệnh. Thời điểm này, các bệnh lý về đường hô hấp và truyền nhiễm tăng cao đột biến.

Khu vực các bệnh liên quan đến đường hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Nguyễn Ly
Khu vực các bệnh liên quan đến đường hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Nguyễn Ly

Bé L.N.P (1,5 tuổi, ngụ ở tỉnh Bình Phước) mấy ngày qua liên tục ho nhiều, thở khò khè và ăn uống kém, dù đã cho uống thuốc và thử nhiều cách để cải thiện đường hô hấp của bé tại nhà, nhưng tình trạng không thuyên giảm nên gia đình phải đưa bé đến bệnh viện.

Chị Nguyễn Thị Phương Dung - mẹ bệnh nhi P, cho biết: “Những cơn thở khò khè, khó thở và cảm giác rất nhiều đàm ở trong khiến con khó chịu, quấy khóc liên tục. Đặc biệt, càng về tầm chiều và đêm thì những triệu chứng này nặng hơn khiến con mất ngủ và mệt mỏi hơn”.

Trường hợp của bé N.P. rất phổ biến hiện nay. Theo BS Trương Hữu Khanh – Chuyên gia truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, 3 gánh nặng ghi nhận tại các phòng khám, bệnh viện, nhập viện là bệnh lý về đường hô hấp, sốt siêu vi và sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, trẻ mắc các bệnh mạn tính sau thời gian giãn cách quay trở lại tái khám cũng làm cho bệnh viện quá tải.

Đặc biệt, trong đó có nhiều trẻ chỉ mới 1-2 tháng tuổi phải nhập viện vì viêm tiểu phế quản. Đây là một bệnh năm nào cũng xuất hiện nhưng các nhà khoa học hiện nay chưa tìm ra cách để bào chế vaccine ngăn ngừa virus hợp bào - tác nhân chính gây ra viêm tiểu phế quản. Hiện nay cũng là mùa của viêm tiểu phế quản, nhưng chưa phải mùa chính. Thực tế, mùa chính của viêm tiểu phế quản vào tháng 10.

Cũng theo BS Khanh, một trong những nguyên nhân lớn khiến tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp tăng cao hơn so với mọi năm nữa là trước đó chúng ta giãn cách, vì vậy trẻ không có miễn dịch từ từ. Do đó, hiện nay khi hòa nhập, dẫn đến cùng một lúc rất nhiều trẻ bệnh. Khi đó sẽ gây ra sự quá tải thực sự tại phòng khám, bệnh viện.

Các triệu chứng cần biết tránh biến chứng cho trẻ

Tác nhân làm cho trẻ bị viêm tiểu phế quản thường là do các virus, đứng hàng đầu là virus hợp bào hô hấp, chiếm 30 - 50% các trường hợp mắc bệnh. Virus này có 2 điểm đặc biệt: có khả năng lây lan rất mạnh nên bệnh có khả năng xảy ra thành dịch; người lớn, trẻ lớn cũng có thể bị nhiễm virus hợp bào nhưng biểu hiện thường nhẹ, chỉ như cảm ho thông thường. Nhưng nếu trẻ dưới 2 tuổi bị lây nhiễm có thể biểu hiện dưới dạng nặng là VTPQ.

Virus cúm và á cúm cũng gây bệnh cho khoảng 25% số trẻ bị viêm tiểu phế quản. Ngoài ra, phải kể đến Adenovirus với 10% số mắc.

Bệnh nhi đi khám bệnh đường hô hấp. Ảnh: Nguyễn Ly
Bệnh nhi đi khám bệnh đường hô hấp. Ảnh: Nguyễn Ly

Nếu trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên (do virus hợp bào) thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng ở cơ thể trẻ còn quá yếu, nhất là trẻ tuổi bú mẹ mà không được bú đầy đủ sữa mẹ.

Biểu hiện là khi trẻ ho, sổ mũi, đặc biệt là trẻ nhỏ, chưa có triệu chứng khò khè, thở khó khăn, đàm thì thường cho là viêm mũi họng. Nhưng khi bắt đầu thấy trẻ đàm nhiều, khò khè, thở nặng với trẻ nhỏ đa số là bước ban đầu là viêm đường hô hấp dưới.

Trong viêm đường hô hấp dưới, khả năng xảy ra nhiều nhất ở trẻ nhỏ là viêm tiểu phế quản. Chúng ta khó có thể nhận biết viêm đường phế quản, chỉ có đi khám để được xác định.

Khi nghi ngờ viêm tiểu phế quản chúng ta phải đưa trẻ đi khám bệnh. Bởi vì viêm tiểu phế quản rất dễ bị bội nhiễm. Điều này chỉ có bác sĩ mới biết được, qua đó sẽ quyết định nên dùng kháng sinh hay không.

Nếu trẻ ho, sổ mũi thông thường, vẫn bú, ăn và chơi, không sốt cao thì có thể chăm sóc trẻ tương tự như viêm họng trên. Cho trẻ uống các loại thuốc ho thông thường, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, theo dõi và đếm nhịp thở. Nhưng nếu nghi ngờ trẻ viêm tiểu phế quản thì phải đi bệnh viện. Khi đó, bác sĩ sẽ có hai lựa chọn, một là cho trẻ nhập viện nếu có nguy cơ thiếu oxy, hai là cho về nhà theo dõi. Trong trường hợp về nhà thì điều quan trọng nhất là đủ nước và đủ sữa (trẻ lớn đủ nước, còn trẻ nhỏ thì đủ sữa), dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Trong viêm tiểu phế quản, vấn đề lo ngại nhất là tăng đàm làm trẻ khó thở. Vì vậy, để tránh đàm thì cần uống nhiều nước giúp làm loãng đàm.

Trong viêm tiểu phế quản, sau khi khỏi bệnh, trẻ vẫn có thể ho kéo dài, thậm chí cả tháng rồi mới hết. Do đó, không có cách nào khác, trẻ phải đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, uống đủ nước, theo dõi sát khi trẻ bắt đầu ho, sổ mũi. Quan trọng nhất theo dõi cách thở của trẻ. Khi cần thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ.

Nguyễn Ly
TIN LIÊN QUAN

Virus RSV gây bệnh hô hấp nguy hiểm thế nào cho trẻ nhỏ?

Phương Anh |

Thời tiết giao mùa mưa nắng thất thường, xuất hiện các loại bệnh về đường hô hấp đặc biệt ở trẻ em chủ yếu là do virus RSV gây nên. Loại virus này rất nguy hiểm có thể gây viêm phổi, viêm đường hô hấp trong thời gian ngắn. Hiện nay số trẻ nhiễm virus RSV phải đến khám và nhập viện tăng đột biến.

Bệnh hô hấp xuất hiện, nhiều bệnh nhi biến chứng hoại tử phổi

NGUYỄN LY |

TPHCM - Chỉ trong thời gian ngắn, các khoa hô hấp nhi tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhi nhập viện, chuyển nặng dẫn đến điều trị lâu và khó khăn.

Điều trị tại chỗ nhiễm trùng hô hấp, da, niêm mạc bằng chất sát trùng thế hệ mới

Hạnh Phúc |

Trong 1 thập kỷ trở lại đây, điều trị, dự phòng nhiễm trùng hô hấp, da, niêm mạc bằng các chất sát trùng tại chỗ là xu hướng được các chuyên gia ưa chuộng hàng đầu vì ít gây ra các vấn đề toàn thân. Cùng với xu hướng đó là sự phát triển của các chất sát trùng thế hệ mới hiệu quả hơn – an toàn hơn và thân thiện với môi trường.

Cảnh báo tình trạng trẻ sốc sốt xuất huyết suy hô hấp nặng

Thanh Chân |

TPHCM - 2 trường hợp trẻ được ghi nhận sốc sốt xuất huyết dengue kèm suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan nặng. Phụ huynh cần theo dõi phát hiện các dấu hiệu sớm để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Virus RSV gây bệnh hô hấp nguy hiểm thế nào cho trẻ nhỏ?

Phương Anh |

Thời tiết giao mùa mưa nắng thất thường, xuất hiện các loại bệnh về đường hô hấp đặc biệt ở trẻ em chủ yếu là do virus RSV gây nên. Loại virus này rất nguy hiểm có thể gây viêm phổi, viêm đường hô hấp trong thời gian ngắn. Hiện nay số trẻ nhiễm virus RSV phải đến khám và nhập viện tăng đột biến.

Bệnh hô hấp xuất hiện, nhiều bệnh nhi biến chứng hoại tử phổi

NGUYỄN LY |

TPHCM - Chỉ trong thời gian ngắn, các khoa hô hấp nhi tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhi nhập viện, chuyển nặng dẫn đến điều trị lâu và khó khăn.

Điều trị tại chỗ nhiễm trùng hô hấp, da, niêm mạc bằng chất sát trùng thế hệ mới

Hạnh Phúc |

Trong 1 thập kỷ trở lại đây, điều trị, dự phòng nhiễm trùng hô hấp, da, niêm mạc bằng các chất sát trùng tại chỗ là xu hướng được các chuyên gia ưa chuộng hàng đầu vì ít gây ra các vấn đề toàn thân. Cùng với xu hướng đó là sự phát triển của các chất sát trùng thế hệ mới hiệu quả hơn – an toàn hơn và thân thiện với môi trường.

Cảnh báo tình trạng trẻ sốc sốt xuất huyết suy hô hấp nặng

Thanh Chân |

TPHCM - 2 trường hợp trẻ được ghi nhận sốc sốt xuất huyết dengue kèm suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan nặng. Phụ huynh cần theo dõi phát hiện các dấu hiệu sớm để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.