Vẫn khó quản thanh toán trong giao dịch bất động sản

ĐÌNH TRƯỜNG |

Đề xuất chỉ thanh toán qua ngân hàng, không sử dụng tiền mặt là một đề xuất mới từ phía Tổng cục Thuế nhằm ngăn chặn tình trạng trốn thuế qua kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, thực trạng này được cho vẫn còn diễn biến phức tạp và gian nan trong việc xử lý.

Rủi ro khi kê khai giá "ảo"

Gần đây, Cục Thuế TP.Hà Nội đã đưa ra cảnh báo tình trạng khai sai giá bất động sản để trốn thuế. Được biết, theo thuật ngữ của giới đầu tư bất động sản thì đây là "tiền chênh", nằm ngoài hợp đồng, hoàn toàn không có giấy tờ nào chứng minh. Tuy nhiên, Cục Thuế TP.Hà Nội cảnh báo rằng người mua có khả năng cao mất trắng số tiền chênh này nếu có tranh chấp xảy ra, đồng thời sẽ bị pháp luật xử lý khi hành vi này bị phát giác.

Tại TPHCM, Chi cục Thuế quận 10 đã phát hiện nhiều vụ mua bán căn hộ có giá trị chuyển nhượng lên tới 4 - 5 tỉ đồng nhưng lại kê khai nộp thuế có giá trị chỉ bằng 1/5 (khoảng 1 tỉ đồng). Chi cục này đã chuyển hồ sơ kiến nghị Công an điều tra làm rõ.

Hay như trước đó, vào cuối năm 2021, một cá nhân ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã bán hơn 13.000m2 đất ở và đất trồng cây lâu năm với giá 5 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi cơ quan thuế phối hợp với cơ quan công an mời các bên liên quan đến làm việc, các cá nhân đã kê khai điều chuyển giá chuyển nhượng lên 8 tỉ đồng.

Tại tỉnh Phú Yên, tháng 9.2021, cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam chủ một doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn sau khi đã có hành vi kê giá 259 thửa đất trên các hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn so với giá chuyển nhượng thực tế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước nhiều tỉ đồng.

Nhiều ý kiến cho rằng, rất khó có thể xác định được đâu là mức giá giao dịch thực sự nếu cả bên mua và bán đồng ý đưa ra mức thấp hơn. Cơ quan thuế có cơ sở dữ liệu về giá nhưng cùng một con đường, cùng một chung cư cũng có giá giao dịch khác nhau, mức giá đối chiếu chỉ là tương đối để đưa ra so sánh kê khai đừng thấp quá, không phải lúc nào giá giao dịch cũng bằng nhau.

Theo luật sư Nguyễn Thanh Nhã - Văn phòng luật DBS, thông thường người bán chỉ khai giá khoảng 30% hoặc 50% giá trị thật. Đặc biệt, với các giao dịch giá trị lớn của cá nhân thì tình trạng lách thuế càng nhiều.

Thực tế, khi kê khai giá thấp để né thuế chuyển nhượng nhà đất, người bán đối mặt với nhiều rủi ro. Ngoài việc bị cơ quan thuế truy thu, xử phạt nếu phát hiện, rủi ro phát sinh nếu xảy ra tranh chấp. Khi đó, hợp đồng công chứng ghi giá thấp sẽ có giá trị, còn hợp đồng thật để thanh toán sẽ bị vô hiệu, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Chưa hết, theo quy định hiện nay, nếu trốn thuế từ 100 triệu đồng có thể bị xử lý hình sự.

Vẫn gian nan quản lý 

Năm 2021, số thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản trên cả nước là 21.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, con số này vẫn chưa phản ánh đúng thực tế giá trị của các giao dịch bất động sản.

Nhằm ngăn chặn tình trạng này, đầu năm 2022, Tổng cục Thuế đã đề xuất biện pháp chỉ thanh toán qua ngân hàng mà không dùng tiền mặt trong hoạt động kinh doanh bất động sản.

Theo bà Lý Thị Hoài Hương - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế), biện pháp này nhằm kiểm soát dòng tiền trong giao dịch bất động sản, làm cơ sở căn cứ tính thuế, thực hiện công tác chống gian lận.

Ngoài ra, Tổng cục Thuế cũng đề xuất bổ sung chức năng điều tra cho cơ quan Thuế. Đồng thời, đơn vị này cũng đề xuất sửa đổi một số quy định liên quan đến Luật Đất đai, để giá đất của UBND các tỉnh, thành phố sẽ dần tiệm cận với giá của thị trường.

Tuy nhiên, trao đổi với PV Báo Lao Động, một nguồn tin từ Tổng cục Thuế cũng nhận định, vẫn còn nhiều gian nan trong việc ngăn chặn tình trạng trốn thuế kinh doanh bất động sản.

"Đề xuất chỉ thanh toán qua ngân hàng là một trong những giải pháp quản lý thuế để tránh cho cơ quan nhà nước phải thực hiện nhiều công việc như xác minh thực tế giao dịch. Nếu giao dịch qua ngân hàng sẽ tiện hơn và quản lý được ngay. Thế nhưng cũng khó nếu trong trường hợp người dân giao dịch ngân hàng một số tiền nhưng bên ngoài vẫn trao tay nhau một số tiền khác" - nguồn tin cho biết.

Trước đó, nhiều địa phương đã đưa ra các chỉ đạo sẽ siết chặt tình trạng kê khai nhà "2 giá" trong năm nay như: Quảng Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng... Cụ thể, địa phương sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các tổ chức hành nghề công chứng nhằm phát hiện các hồ sơ công chứng có dấu hiệu "ký gửi", "ký chờ"; kê khai giá chuyển nhượng tại hợp đồng công chứng thấp hơn giá thực tế chuyển nhượng nhằm trốn thuế để chuyển cho cơ quan điều tra xử lý theo quy định pháp luật.

Động thái trên đến từ việc Bộ Tài chính liên tiếp có các văn bản gửi Bộ Công an, Bộ Tư pháp và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị phối hợp nhằm chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản và hướng dẫn người dân, doanh nghiệp kê khai đúng giá chuyển nhượng bất động sản, nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất chỉ thanh toán qua ngân hàng với kinh doanh bất động sản

ĐÌNH TRƯỜNG |

Đây là đề xuất mới được Tổng cục Thuế đưa ra nhằm có cơ sở pháp lý đấu tranh với hình thức gian lận thuế qua chuyển nhượng bất động sản.

Cách nào chặn dự án bất động sản “ma”?

Cao Nguyên |

Gần đây, “dự án ma” ngày càng bùng phát, tăng cả về số lượng lẫn mức độ công khai, kéo theo tình trạng lừa đảo khách hàng khắp nơi. Mới đây nhất là một công ty bất động sản có trụ sở ở Bình Dương đã đến Bình Phước vẽ “làm tuồng sốt đất” gây xôn xao dư luận. Mặc dù động thái của chính quyền địa phương đã có nhưng theo các chuyên gia, luật sư là chưa đủ. Theo đó, cần giải pháp đồng bộ để chấm dứt, ngăn chặn dự án bất động sản “bánh vẽ” khiến thị trường nhiễu loạn, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng.

Điểm mặt các dự án bất động sản "ma"

Cao Nguyên |

Các dự án bất động sản mọc lên như nấm. Nhiều dự án không đủ pháp lý nhưng vẫn tồn tại và rao bán rầm rộ. Hàng chục vụ án liên quan tới các dự án bất động sản “ma”đã bị khách hàng tố cáo và cơ quan chức năng các địa phương vào cuộc. Những địa phương đang nổi cộm về các “dự án ma” như Bình Dương, TP.HCM,… Nguyên nhân khiến cho nhiều người lao vào những “dự án ma” phần lớn là do thiếu hiểu biết và hám lợi, đồng thời cũng còn có nguyên nhân chính quyền địa phương thiếu can thiệp kịp thời.

Sốt đất ở Tây Nguyên: "Cò" bất động sản lũng đoạn thị trường

Nhóm PV Tây Nguyên |

Thực trạng sốt đất ở các thành phố lớn tại khu vực Tây Nguyên nổi lên từ năm 2021, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. “Cò đất” liên tục tung tin đồn thất thiệt, triển khai các giao dịch ảo để lũng đoạn thị trường, nâng giá chóng mặt các lô ở vị trí đắc địa để kiếm lời...

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Đề xuất chỉ thanh toán qua ngân hàng với kinh doanh bất động sản

ĐÌNH TRƯỜNG |

Đây là đề xuất mới được Tổng cục Thuế đưa ra nhằm có cơ sở pháp lý đấu tranh với hình thức gian lận thuế qua chuyển nhượng bất động sản.

Cách nào chặn dự án bất động sản “ma”?

Cao Nguyên |

Gần đây, “dự án ma” ngày càng bùng phát, tăng cả về số lượng lẫn mức độ công khai, kéo theo tình trạng lừa đảo khách hàng khắp nơi. Mới đây nhất là một công ty bất động sản có trụ sở ở Bình Dương đã đến Bình Phước vẽ “làm tuồng sốt đất” gây xôn xao dư luận. Mặc dù động thái của chính quyền địa phương đã có nhưng theo các chuyên gia, luật sư là chưa đủ. Theo đó, cần giải pháp đồng bộ để chấm dứt, ngăn chặn dự án bất động sản “bánh vẽ” khiến thị trường nhiễu loạn, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng.

Điểm mặt các dự án bất động sản "ma"

Cao Nguyên |

Các dự án bất động sản mọc lên như nấm. Nhiều dự án không đủ pháp lý nhưng vẫn tồn tại và rao bán rầm rộ. Hàng chục vụ án liên quan tới các dự án bất động sản “ma”đã bị khách hàng tố cáo và cơ quan chức năng các địa phương vào cuộc. Những địa phương đang nổi cộm về các “dự án ma” như Bình Dương, TP.HCM,… Nguyên nhân khiến cho nhiều người lao vào những “dự án ma” phần lớn là do thiếu hiểu biết và hám lợi, đồng thời cũng còn có nguyên nhân chính quyền địa phương thiếu can thiệp kịp thời.

Sốt đất ở Tây Nguyên: "Cò" bất động sản lũng đoạn thị trường

Nhóm PV Tây Nguyên |

Thực trạng sốt đất ở các thành phố lớn tại khu vực Tây Nguyên nổi lên từ năm 2021, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. “Cò đất” liên tục tung tin đồn thất thiệt, triển khai các giao dịch ảo để lũng đoạn thị trường, nâng giá chóng mặt các lô ở vị trí đắc địa để kiếm lời...