Rủi ro pháp lý trong việc mua đất dịch vụ

CAO NGUYÊN |

Những năm gần đây, cụm từ “đất dịch vụ“ (đất đền bù cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp) được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, săn đón giao dịch. Tuy nhiên, quá trình giao dịch loại đất này cũng có những rủi ro pháp lý mà nhà đầu tư phải cân nhắc.

Theo tìm hiểu, đất dịch vụ thường được quy hoạch ở các khu đất đẹp, nằm sát các dự án lớn nên cũng được hưởng các tiện ích như cây xanh, hồ điều hoà và các tiện ích cao cấp khác.

Ngoài ra khu đất dịch vụ thường gần trường, chợ, trung tâm y tế và bệnh viện. Các ô đất có diện tích vừa và nhỏ phù hợp cho các hộ gia đình mua để vừa ở, vừa kinh doanh.

Bên cạnh đó, đất dịch vụ được phép xây cao tầng, xây hết diện tích. Chính vì vậy không cần quảng cáo nhiều như đất dự án hay các chung cư mà các nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng sinh lời cao vẫn tự tìm đến.

Chị Nguyễn Thị Hà (ở quận Hà Đông, Hà Nội) là một người chuyên mua bán đất dịch vụ chia sẻ, với loại hình đất này, nhà đầu tư phải trường vốn vì đây là đất hình thành trong tương lai, phải chờ đợi một thời gian dài cho đến khi nhà nước đền bù đất cho người dân.

Tiếp theo sẽ hoàn thành các thủ tục ra quyết định nhận đất, giao đất thực địa, ra sổ đỏ lần 1 (ra tên chủ đất) và sau đó sẽ làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đến khi đất hiện hữu người mua sẽ phải quay về chủ nhà ký hợp đồng mua bán sang tên để cấp sổ chính chủ.

Cũng theo chị Hà, chính vì các thủ tục rườm rà, kéo dài và vẫn phải liên quan đến chủ đất nên không ít nhà đầu tư “ngán ngẩm” khi gặp phải những trường hợp tìm mọi cách để ăn vạ, gây khó khăn với mục đích “vòi tiền” thì mới ký vào hồ sơ giấy tờ.

Người mua đất dịch vụ dễ sinh lời nhưng cũng có những rủi ro nhất định. Ảnh Cao Nguyên.
Người mua đất dịch vụ dễ sinh lời nhưng cũng có những rủi ro nhất định. Ảnh Cao Nguyên (minh họa).

Chị Hà kể lại câu chuyện đã từng xảy ra với chị khi mua một ô đất giai đoạn 1 tại Khu đất dịch vụ xã An Thượng (huyện Hoài Đức, Hà Nội). Khi bán, gia đình chủ đất đã ký biên bản họp gia đình, ký bản cam kết sẽ có trách nhiệm ký tất cả các loại giấy tờ có liên quan cho đến khi chị Hà nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, sau một thời gian khi chị Hà quay lại xin chữ ký vào đơn xin giao đất dịch vụ thì người nhà chủ đất yêu cầu đòi chị Hà phải đưa 500 triệu thì cả gia đình mới ký đủ 6 chữ ký.

Chuyên gia pháp lý bất động sản Võ Quang Dũng cho rằng, việc “vòi tiền” là một tệ nạn không hiếm khi mua bán đất dịch vụ. Thông thường, khi cần quay về chủ cũ để giải quyết các công việc liên quan đến thửa đất, người mua vẫn tự nguyện gửi thêm một chút tiền tùy tâm.

Nhưng “vòi” với một số tiền lớn như trong trường hợp của chị Hà theo ông Dũng là vô căn cứ và hệ lụy của nó sẽ gây khó khăn cho các giao dịch đất dịch vụ, làm ảnh hưởng đến thị trường mua bán đất dịch vụ sau này vì tâm lý e ngại sẽ có rủi ro và thiệt hại xảy ra.

Chia sẻ với Lao Động, luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, đối với người mua đất kể cả khi uỷ quyền vẫn chưa thể đứng tên. Các công việc liên quan sau này đến thửa đất, người nhận chuyển nhượng vẫn cần phải nhờ tới chủ đất cũ.

Theo ông An, trong thời gian chờ sổ hồng, giá đất có thể tăng lên nên họ lại thấy tiếc phát sinh lòng tham đòi thêm tiền khi thực hiện ký hoàn thiện các thủ tục. Vì vậy các nhà đầu tư nên cân nhắc khi giao dịch đất dịch vụ.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Có được đăng ký thường trú, tạm trú khi ở lâu dài trên đất dịch vụ?

QUANG MINH |

Bạn đọc hỏi: Khi thực hiện Luật Cư trú năm 2020, người dân sinh sống ổn định lâu dài tại các khu đất dịch vụ (đất phi nông nghiệp chưa được chuyển đổi thành đất ở) có được đăng ký thường trú, tạm trú hay không?

Ở đất dịch vụ có được đăng ký thường trú?

Xuyên Đông |

Hiện nay, nhiều người dân ở các thành phố lớn sinh sống tại khu đất dịch vụ. Những trường hợp này có được đăng ký thường trú?

Lưu ý khi mua bán đất dịch vụ để hạn chế tối đa rủi ro

Kim Nhung (T/H) |

Đất dịch vụ (hay còn gọi đất thương mại) là diện tích đất có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, được cấp từ việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện xây dựng các dự án.

Số ca COVID-19 tiếp tục tăng nhanh, có cần thiết tiêm vaccine nhắc lại

AN AN - MINH HÀ |

Ngày 12.4, cả nước ghi nhận 261 ca mắc COVID-19 - con số cao nhất ghi nhận trong ngày kể tử đầu năm đến nay. Trước tình hình số ca gia tăng trở lại, điều người dân quan tâm là có cần thiết tiêm nhắc lại vaccine COVID-19.

Con đường trở thành chủ công ty nội thất của một sinh viên trường nghề

LƯƠNG HẠNH |

Là sinh viên khóa đầu tiên của trường nghề, anh Thơm đã vượt qua nhiều khó khăn, áp dụng kiến thức được học, mở một công ty về thiết kế nội thất, tạo công văn việc làm cho nhiều người lao động khác.

Hải Phòng: Công bố Khai trừ Đảng đối với Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca

Mai Chi |

Sáng ngày 13.4, tại Nhà văn hóa Kiều Sơn (phường Đằng Lâm, quận Hải An), Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức triển khai việc thi hành kỷ luật Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, nguyên Giám đốc Công an TP Hải Phòng theo Quyết định của Ban Bí thư.

Bắt Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng

Tân Văn |

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng Nguyễn Trọng Phùng vừa bị bắt tạm giam vì liên quan đến sai phạm đất đai.

Người dân mong sớm kiểm tra trình tự thu hồi đất dự án Khu công nghiệp Vsip Bắc Ninh 2

Trần Tuấn |

Người dân phản ánh dấu hiệu sai phạm trong việc thu hồi đất làm dự án Khu công nghiệp (KCN) Vsip Bắc Ninh 2, trong khi đó chính quyền địa phương chưa có câu trả lời về vấn đề này.

Có được đăng ký thường trú, tạm trú khi ở lâu dài trên đất dịch vụ?

QUANG MINH |

Bạn đọc hỏi: Khi thực hiện Luật Cư trú năm 2020, người dân sinh sống ổn định lâu dài tại các khu đất dịch vụ (đất phi nông nghiệp chưa được chuyển đổi thành đất ở) có được đăng ký thường trú, tạm trú hay không?

Ở đất dịch vụ có được đăng ký thường trú?

Xuyên Đông |

Hiện nay, nhiều người dân ở các thành phố lớn sinh sống tại khu đất dịch vụ. Những trường hợp này có được đăng ký thường trú?

Lưu ý khi mua bán đất dịch vụ để hạn chế tối đa rủi ro

Kim Nhung (T/H) |

Đất dịch vụ (hay còn gọi đất thương mại) là diện tích đất có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, được cấp từ việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện xây dựng các dự án.