Phạt đến 500 triệu đồng khi sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác

Khương Duy |

Sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác có thể đối diện mức phạt tiền hàng trăm triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả, khôi phục hiện trạng.

Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 5.1.2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có nêu rõ:

1. Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc-ta.

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc-ta đến dưới 01 héc-ta.

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc-ta.

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc-ta trở lên.

Ảnh minh họa: Phan Anh
Sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép có thể bị xử phạt số tiền lên đến 500 triệu đồng. Ảnh minh họa: Phan Anh

2. Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc-ta.

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc-ta đến dưới 0,5 héc-ta.

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc-ta đến dưới 01 héc-ta.

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc-ta đến dưới 03 héc-ta.

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc-ta trở lên.

3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc-ta.

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc-ta đến dưới 0,02 héc-ta.

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc-ta đến dưới 0,05 héc-ta.

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc-ta đến dưới 0,1 héc-ta.

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc-ta đến dưới 0,5 héc-ta.

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc-ta đến dưới 01 héc-ta.

g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc-ta đến dưới 03 héc ta.

h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc-ta trở lên.

4. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

Xem các bài viết liên quan đến đất nông nghiệp TẠI ĐÂY...

Khương Duy
TIN LIÊN QUAN

Có được thế chấp đất nông nghiệp để vay vốn ngân hàng?

thu thuỷ |

Bạn đọc có email truongkienxxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Gia đình tôi được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Gia đình tôi muốn thế chấp mảnh đất này để vay vốn ngân hàng có được không?

Vụ bán đất nông nghiệp ở Pleiku: Bất thường khi tách 18 thửa đất

THANH TUẤN |

Gia Lai – Trong khi UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo hạn chế tách thửa số lượng lớn để chống tình trạng phân lô bán nền, gây sốt đất “ảo”, thì việc Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đồng ý cho tách thửa cùng lúc 18 lô đất nông nghiệp ở phường Chi Lăng, TP.Pleiku được cho là bất thường.

Phân lô bán nền đất nông nghiệp ở Pleiku: Chưa tìm được người tự làm đường

THANH TUẤN |

Gia Lai – Tự ý làm đường bê tông với mục đích phân lô bán nền trên đất nông nghiệp, công ty bất động sản tung thông tin sai nhằm chiêu dụ người dân “sập bẫy”, tuy nhiên, chính quyền TP. Pleiku vẫn còn loay hoay trong cách giải quyết sự việc.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Có được thế chấp đất nông nghiệp để vay vốn ngân hàng?

thu thuỷ |

Bạn đọc có email truongkienxxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Gia đình tôi được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Gia đình tôi muốn thế chấp mảnh đất này để vay vốn ngân hàng có được không?

Vụ bán đất nông nghiệp ở Pleiku: Bất thường khi tách 18 thửa đất

THANH TUẤN |

Gia Lai – Trong khi UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo hạn chế tách thửa số lượng lớn để chống tình trạng phân lô bán nền, gây sốt đất “ảo”, thì việc Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đồng ý cho tách thửa cùng lúc 18 lô đất nông nghiệp ở phường Chi Lăng, TP.Pleiku được cho là bất thường.

Phân lô bán nền đất nông nghiệp ở Pleiku: Chưa tìm được người tự làm đường

THANH TUẤN |

Gia Lai – Tự ý làm đường bê tông với mục đích phân lô bán nền trên đất nông nghiệp, công ty bất động sản tung thông tin sai nhằm chiêu dụ người dân “sập bẫy”, tuy nhiên, chính quyền TP. Pleiku vẫn còn loay hoay trong cách giải quyết sự việc.