Nhiều ngành nghề thấp thỏm chờ bất động sản vực dậy

Cao Nguyên |

Doanh nghiệp địa ốc đang trải qua giai đoạn khó khăn chưa từng có, biểu hiện qua việc dừng, hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án, dừng triển khai các dự án mới... Bước sang năm 2023, với lực đẩy từ Chính phủ và các cơ quan, bộ, ngành… sẽ là cơ sở rất lớn để thị trường bất động sản sớm khởi sắc trở lại. Sự phục hồi này hy vọng kéo các ngành nghề khác phát triển theo.

Bất động sản phát triển sẽ vực dậy nhiều ngành nghề khác. Ảnh: CAO NGUYÊN
Bất động sản phát triển sẽ vực dậy nhiều ngành nghề khác. Ảnh: CAO NGUYÊN

Một ngôi nhà - nghìn nhu cầu

Sau khi nhận thông báo chủ đầu tư sẽ bàn giao căn hộ trên đường Lê Quang Đạo (quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội), chị Phương Dung nghĩ ngay đến việc tìm đơn vị thiết kế và lắp đặt nội thất.

Hàng xóm tương lai của chị, anh Bùi Quang Phước (đang trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) thậm chí còn đặt mua mới tất cả đồ gia dụng, hàng đã chuẩn bị sẵn, chỉ chờ giao nhà.

Nhìn từ câu chuyện cụ thể của những cư dân như chị Dung, anh Phước và rộng ra là cả nghìn nhu cầu khởi phát khi một bất động sản hoàn thành, dễ dàng nhận thấy có cả một hệ sinh thái các ngành nghề liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau xoay quanh bất động sản. Không có những công trình thì ngành nội thất, thiết kế, thiết bị gia dụng… cũng mất nhiều cơ hội phát triển.

Một thực tế cho thấy, vào thời điểm này, khi bất động sản khó khăn, dự án bị chậm tiến độ, nhà mới không có để giao, nên cũng làm hạn chế nhu cầu mua sắm cuối năm của người dân.

Dễ dàng nhận thấy, một ngôi nhà hoàn thiện, khi đưa vào sử dụng sẽ kéo theo nhu cầu về một không gian sống đầy đủ tiện nghi. Khi đó những vật dụng cần thiết như: đồ nội thất (tủ, giường, bàn ghế…); đồ điện gia dụng (tivi, tủ lạnh, máy giặt…); camera, thiết bị an ninh; bồn chứa nước, máy nước nóng năng lượng mặt trời; bếp, vật dụng bếp; đồ trang trí cũng như rất nhiều thứ khác cần hiện diện để đảm bảo cuộc sống cơ bản cho người dân.

Chính vì thế trong bối cảnh hiện tại, khi thị trường BĐS đang gặp không ít khó khăn, thì nhiều ngành sản xuất, dịch vụ liên quan cũng đối mặt nhiều sự sụt giảm.

Thấp thỏm nỗi lo bất động sản ngưng trệ

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) - ví von thị trường bất động sản giống như 2 loài chim, khi nó là chim én báo hiệu mùa xuân về nghĩa là thị trường bất động sản đang phát triển ổn định. Nhưng khi nó là chim báo bão, nghĩa là thị trường bất động sản đang khủng hoảng, kéo theo nền kinh tế khủng hoảng.

Quả thực, ở những năm bất động sản hưng thịnh, nền kinh tế cũng được hưởng lợi lớn. Năm 2016 - thời điểm bất động sản phục hồi mạnh, Bộ Tài chính thu 171.000 tỉ đồng thuế, phí liên quan đến tài sản, trong đó có khoảng 148.000 tỉ đồng liên quan đến nhà, đất, cao nhất trong vòng 5 năm.

Doanh số khả quan trên thị trường bất động sản thời điểm ấy cũng khiến ngành thép, ximăng, gạch xây dựng, nội thất, xây dựng… “được nhờ”.

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam hoạt động sản xuất các loại thép xây dựng, ống thép, tôn mạ, thép cán nguội… tăng trưởng mạnh nhờ bất động sản.

Quay trở lại với tình hình hiện tại, nhiều doanh nghiệp địa ốc đang trải qua giai đoạn khó khăn chưa từng có, biểu hiện qua việc dừng, hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án, dừng triển khai các dự án mới... Điều này tác động đến sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Là ngành nghề có liên quan mật thiết đến khoảng hơn 40 ngành kinh tế quan trọng khác, quy mô thị trường bất động sản sụt giảm cũng khiến cả hệ sinh thái bị ảnh hưởng: từ nhà thầu xây dựng đến nhà sản xuất, cung cấp vật liệu, đơn vị thi công nội thất...

TS Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia - khi đề cập đến tình hình khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay đã cảnh báo, bất động sản đình trệ thì đừng nói đến tăng trưởng.

Theo ông, tỉ lệ tác động lan tỏa của bất động sản là 1,3 - 1,4, tức là 1% tăng trưởng bất động sản sẽ tạo ra 1,3 - 1,4% tăng trưởng của nền kinh tế. Khi bất động sản gặp vấn đề, một nguồn vốn xã hội rất lớn sẽ bị chôn vùi, ảnh hưởng đến toàn bộ tăng trưởng kinh tế nói chung.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Mắt xích đẩy doanh nghiệp bất động sản phát triển trong năm 2023

ANH HUY |

Đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) năm 2023, giới chuyên gia cho rằng, việc đa dạng hoá các kênh huy động vốn cùng với tái cấu trúc sản phẩm là hai giải pháp quan trọng cần thực hiện nếu doanh nghiệp muốn “sống sót” trong thời gian tới.

Bất động sản du lịch có thêm động lực hồi phục

ANH HUY |

Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc Trung Quốc nới lỏng chính sách Zero COVID sẽ tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó có lĩnh vực bất động sản.

Doanh nghiệp bất động sản buông bỏ để hồi sinh

QUANG DÂN |

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, doanh nghiệp cần cơ cấu lại bất động sản (BĐS), bán bỏ bớt dự án chưa triển khai để tập trung vào dự án đang triển khai. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp FDI có thể trở thành nhà đầu tư tiềm năng đối với các doanh nghiệp BĐS trong thời gian tới.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Mắt xích đẩy doanh nghiệp bất động sản phát triển trong năm 2023

ANH HUY |

Đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) năm 2023, giới chuyên gia cho rằng, việc đa dạng hoá các kênh huy động vốn cùng với tái cấu trúc sản phẩm là hai giải pháp quan trọng cần thực hiện nếu doanh nghiệp muốn “sống sót” trong thời gian tới.

Bất động sản du lịch có thêm động lực hồi phục

ANH HUY |

Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc Trung Quốc nới lỏng chính sách Zero COVID sẽ tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó có lĩnh vực bất động sản.

Doanh nghiệp bất động sản buông bỏ để hồi sinh

QUANG DÂN |

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, doanh nghiệp cần cơ cấu lại bất động sản (BĐS), bán bỏ bớt dự án chưa triển khai để tập trung vào dự án đang triển khai. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp FDI có thể trở thành nhà đầu tư tiềm năng đối với các doanh nghiệp BĐS trong thời gian tới.