Kinh tế 24h: Giả mạo Facebook để “chôm” thông tin thẻ; “cạm bẫy” sau lãi suất hoành tráng

Văn Thắng - Trà Giang - Khánh Linh |

2 tấn vú heo Trung Quốc giấu trong căn biệt thự ở Sài Gòn; Nông dân Tây Nguyên “mắc kẹt” với mắc ca: Trách nhiệm thuộc về ai?; Bất động sản nghỉ dưỡng: “Cạm bẫy” sau lãi suất hoành tráng; Lãi suất “nhấp nhổm” vì nợ xấu; Giả mạo Facebook để ăn cắp thông tin thẻ tín dụng; Kỳ hạn gửi tiết kiệm 24 tháng ghi nhận “đỉnh lãi suất”...Sẽ là những tin chính có trong bản tin kinh tế nóng nhất trong 24h qua


1, 2 tấn vú heo Trung Quốc giấu trong căn biệt thự ở Sài Gòn

Xem tại đây

Hơn 2 tấn vú heo có nguồn gốc từ Trung Quốc được cất giấu trong căn biệt thự ở Sài Gòn vừa được cơ quan chức năng phát hiện. Vụ việc được phát hiện vào sáng 18.9 tại căn biệt thự nằm trong hẻm 272 Quốc lộ 1A (thuộc tổ 52, khu phố 3, phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM).

Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện công nhân đang sơ chế vú heo dưới nền nhà dơ bẩn. Kiểm tra tiếp bên trong căn biệt thự, đoàn kiểm tra phát hiện có 9 tủ cấp động chứa nhiều vú heo và heo sữa.  Theo đoàn kiểm tra, hơn 2 tấn vú heo, heo sữa đã rỉ dịch, bốc mùi và không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc. Một số vú heo trong tủ cấp đông đã chuyển sang màu đen, màu xanh.

Đến gần trưa cùng ngày, bà Nguyễn Thị Dung (59 tuổi, quê Thái Bình) đến căn biệt thự và nhận toàn bộ lô hàng là của bà được gửi tại đây. Khai với đoàn kiểm tra, bà Dung cho biết toàn bộ số vú heo và số heo sữa được mua tại các chợ trên địa bàn TP.HCM sau đó bán lại kiếm lời.

Nông dân Tây Nguyên “mắc kẹt” với mắc ca: Trách nhiệm thuộc về ai?

Xem tại đây

Mấy năm trước, người dân Tây Nguyên hồ hởi với dự án trồng cây mắc ca (macadamia), coi đây là “cây tiền tỉ” giúp họ đổi đời. Hàng chục nghìn hecta mắc ca được người dân trồng, chăm bón. Nhưng trái với kỳ vọng, sau 5 năm chăm bón, những cây mắc ca này trơ ra không chịu cho quả. Trước nhiều ý kiến trái chiều, Bộ NNPTNT dè dặt chỉ phê duyệt diện tích trồng 10.000ha mắc ca từ nay đến năm 2020, thay cho 200.000ha như dự kiến. Trong khi đó, nếu được đầu tư bài bản, cây mắc ca có thể mang lại thu nhập “khủng” cho nông dân.

Theo ông Huỳnh Ngọc Huy - Tổng Thư ký Hiệp hội mắc ca Việt Nam, người dân Tây Nguyên vướng phải vấn đề mắc ca không ra quả, là vì nông dân ham rẻ mua cây giống trôi nổi ngoài thị trường với giá 25.000 đồng/cây. Mặt khác, một số người mua cây giống đạt chuẩn, nhưng lại trồng trên đất không thích hợp, nên cây đã kông cho thu hoạch.

Bất động sản nghỉ dưỡng: “Cạm bẫy” sau lãi suất hoành tráng

Xem tại đây

Hàng loạt các dự án BĐS nghỉ dưỡng dọc các bờ biển Quảng Ninh, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Phú Quốc đang hút lượng tiền lớn từ Hà Nội và TPHCM. Giới thiệu về các dự án này, các chủ đầu tư đều cam kết mức thuê lại Condotel lên tới 8 đến hơn 10%. Tuy nhiên, vẫn có hàng loạt các rủi ro chờ những dòng tiền đổ về, đặc biệt là các rủi ro pháp lý phát sinh từ việc gom đất làm dự án của các chủ đầu tư.

Theo LS Trần Đức Phượng (Đoàn Luật sư TPHCM) để tránh rủi ro pháp lý, người mua cần xem xét kỹ đối với đất của BĐS nghỉ dưỡng dự định mua phải là đất ở dưới hình thức giao đất (thường thời hạn giao không quá 50 năm) cho chủ đầu tư thì người mua mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được ngân hàng chấp nhận là tài sản đảm bảo… Những trường hợp này không được cấp giấy chứng nhận sở hữu và không được ngân hàng chấp nhận làm tài sản đảm bảo.

Ngoài ra, theo LS Phượng, ngay việc chuyển nhượng những bất động sản du lịch cũng không đơn giản như chuyển nhượng nhà đất thông thường.

Lãi suất “nhấp nhổm” vì nợ xấu

Xem tại đây

Trong 8 tháng đầu năm , lãi suất huy động và lãi suất cho vay vẫn giữ được nhịp ổn định. Nhưng tại nhiều ngân hàng thương mại, số nợ xấu đã “bục” ra theo chiều hướng đáng lo ngại.

Đặc biệt, thanh khoản trên thị trường không những ổn định mà đang ở trạng thái dư thừa khi lãi suất liên ngân hàng liên tiếp giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Lãi suất liên ngân hàng tiếp tục đà giảm ở cả ba kỳ hạn, về mức thấp nhất trong lịch sử, đều dưới 0,8%/năm. Các chỉ dấu đều cho thấy sự dư thừa thanh khoản khá lớn trong hệ thống.

Theo  báo cáo tài chính vừa được công bố của một số tổ chức tín dụng cho thấy, nợ xấu có xu hướng gia tăng tại nhiều ngân hàng trong 6 tháng đầu năm nay, nhất là nhóm nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5). Đây tiếp tục là áp lực mà các ngân hàng phải đối mặt khi giải quyết vấn đề nợ xấu.

Giả mạo Facebook để ăn cắp thông tin thẻ tín dụng

Xem tại đây

Trong 2 năm trở lại đây đã có hơn 17.000 người bị lừa đảo qua mạng với số thiệt hại ước tính 2,3 tỉ USD. Có thể thấy tội phạm mạng tấn công vào các tổ chức ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp”, ông Lê Mạnh Hùng - Cục trưởng Cục Công nghệ tin học NH (NHNN) cho biết.

Đáng chú ý, ông Đào Minh Tuấn - Đại diện Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam tiết lộ thêm thủ đoạn lừa đảo mới là đối tượng giả mạo Facebook để ăn cắp thông tin thẻ tín dụng.

Thông qua mạng xã hội Facebook, đối tượng giả mạo Facebook gửi lời cảnh báo đến người dùng “tài khoản Facebook đã bị khóa” và đề nghị người dùng bấm vào đường dẫn để chuyển hướng đến website giả mạo hoặc đường link giống hệt Facebook/tổ chức tín dụng/ngân hàng: Yêu cầu khách hàng thực hiện đăng nhập, cung cấp thông tin về thẻ tín dụng đang dùng để tiếp tục sử dụng dịch vụ.

Trong các trường hợp trên, các thông tin cá nhân khi nhập vào trang giả mạo này sẽ tự động được gửi về cho kẻ gian và bị sử dụng để thực hiện giao dịch gian lận như sử dụng để mua hàng qua mạng, làm thẻ giả để chi tiêu mua bán hàng hóa dịch vụ, giao dịch khống...”.

Kỳ hạn gửi tiết kiệm 24 tháng ghi nhận “đỉnh lãi suất”

Xem tại đây

Từ đầu năm đến nay, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng so với cuối năm 2015. Đáng chú ý, có ngân hàng lãi suất đã lên mức 8%/năm cho kỳ hạn 24 tháng. Ở những ngân hàng mới điều chỉnh biểu lãi suất các kì hạn cho thấy chủ yếu đuổi theo mặt bằng lãi suất chung, chưa có sự tăng lãi suất đột ngột.

Cụ thể, Vietcombank cũng vừa áp mức lãi suất huy động mới tăng 0,1% đối với kỳ hạn 3 tháng tăng từ 5% lên 5,1%, kỳ hạn 6 và 9 tháng tăng từ 5,4% lên 5,5%.

Ngoài ra, NCB từ đầu năm đến nay đã điều chỉnh 03 lần biểu lãi suất huy động VND đưa mức lãi suất cao nhất của ngân hàng này từ mức 7,5%/năm lên mức cao nhất thị trường hiện nay là 8%/năm cho kỳ hạn 24 tháng.


Văn Thắng - Trà Giang - Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Tranh cãi việc Liên đoàn điền kinh thế giới cấm vận động viên chuyển giới

NGUYỄN ĐĂNG |

Chủ tịch Liên đoàn điền kinh thế giới (IAAF) Sebastian Coe cho biết, không vận động viên chuyển giới nữ nào đã trải qua tuổi dậy thì là nam sẽ được phép thi đấu trong các cuộc thi xếp hạng thế giới dành cho nữ kể từ ngày 31.3

Lai Châu: Nhà máy chè "hoạt động chui cả năm" được cấp chủ trương đầu tư

|

Thay vì nghiêm khắc xử lý những sai phạm như phản ánh của Báo Lao Động, UBND tỉnh Lai Châu lại "chữa cháy" bằng cách chính thức cấp chủ trương đầu tư cho doanh nghiệp.

Trình phương án xử lý dứt điểm dự án nhà máy bột giấy Phương Nam trước 15.4

THEO CHINHPHU.VN |

Ngày 26.3, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương đã khảo sát hiện trường và làm việc với Bộ Công Thương, Tổng Công ty giấy, UBND tỉnh Long An và các bộ ngành, cơ quan liên quan về phương án xử lý dự án nhà máy bột giấy Phương Nam.

Lấn chiếm nhà ga tàu Nhổn - Ga Hà Nội: "Sáng chạy công an 4 lần rồi"

Tô Thế |

Hà Nội - Mặc dù biết việc lấn chiếm vỉa hè, khu vực dưới gầm cầu thang nhà ga tàu Nhổn - Ga Hà Nội là sai, tuy nhiên nhiều người vẫn cố tình vi phạm.

Tạm giữ 2 người liên quan đến vụ bé trai nghi bị ép hút ma túy

Anh Tú |

Chiều 26.3, Công an huyện Hóc Môn, TPHCM, phối hợp với các đơn vị liên quan đang tạm giữ, lấy lời khai hai người liên quan đến clip bé trai nghi bị “cha dượng” bạo hành, ép hút ma túy đá gây xôn xao dư luận.

Đề xuất đăng kiểm viên không bắt buộc có bằng đại học

Hữu Chánh |

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, đăng kiểm là ngành nghề kỹ thuật, những người làm kỹ thuật có tay nghề cũng có thể trở thành đăng kiểm viên, không nhất thiết có bằng đại học.

Nhà mạng đốc thúc, gần 2,6 triệu thuê bao vẫn chưa chuẩn hóa thông tin

HỮU CHÁNH |

Với việc còn khoảng 2,6 triệu thuê bao chưa thực hiện chuẩn hoá thông tin, theo Cục Viễn thông, điều này có thể ảnh hưởng tới tiến độ chuẩn hoá.