Heo hút loạt khu đô thị nghìn tỉ tại Hà Nội

KHƯƠNG DUY |

Được đầu tư với số vốn khủng, dù đã xây dựng phần thô nhưng nhiều khu đô thị tại Hà Nội vẫn vắng bóng người ở, khung cảnh tiêu điều, thậm chí có phần nhếch nhác.

1. Khu đô thị Lideco (Hoài Đức, Hà Nội)

Dự án Khu đô thị Lideco (Trạm Trôi - Hoài Đức - Hà Nội) do Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Từ Liêm làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 781 tỉ đồng gồm 600 ngôi biệt thự. Khởi công xây dựng năm 2008, nhưng cho đến nay đa số các căn đều không có người ở và mới chỉ xây xong phần thô. Đây là một trong những dự án lớn nhất huyện Hoài Đức.

Dự án gồm 600 ngôi biệt thự, được thiết kế theo phong cách tân cổ điển. Ảnh: Thái Mạnh
Dự án gồm 600 ngôi biệt thự, được thiết kế theo phong cách tân cổ điển. Ảnh: Thái Mạnh

Dự án Lideco được khởi công xây dựng vào năm 2007 và dự kiến hoàn thiện vào năm 2013. Tuy nhiên nhiều năm triển khai, hàng loạt căn biệt thự tại khu đô thị này vẫn không có người ở, rơi vào tình trạng hoang hóa và hạ tầng xuống cấp.

Ghi nhận của PV Lao Động, dự án vẫn có công nhân thực hiện thi công nhưng không nhiều. Số lượng căn biệt thự để cho thuê hoặc có người ở chiếm chưa đến 1/3.

2. Khu đô thị Dương Nội (Hà Đông - Hà Nội)

Hàng trăm hecta “đất vàng” của phường Dương Nội được cấp cho Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường để xây dựng dự án khu đô thị Dương Nội. Thế nhưng, nhiều năm nay dự án nằm dang dở cùng với loạt biệt thự không người ở.

Theo ghi nhận của Lao Động, tại khu đô thị Dương Nội, cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, cảnh quan và hệ thống đèn chiếu sáng hầu hết đã được hoàn thiện nhưng hàng trăm biệt thự vẫn rơi vào tình trạng hoang vắng. Số lượng cư dân sinh sống tại khu đô thị này vẫn khá vắng vẻ, hàng chục căn biệt thự liền kề, shophouse luôn trong cảnh “cửa đóng then gài” nhiều năm.

Do không có người ở, các hạng mục bên trong những căn biệt thự có dấu hiệu xuống cấp. Dù là biệt thự có giá vài chục tỉ đồng nhưng một số căn lại được rào chắn tạm bợ, tường bị ố vàng, loang lổ.

Hiện phần lớn các căn biệt thự tại khu đô thị Dương Nội đang trong cảnh cho thuê, biển mời chào cho thuê được dán kín mặt lan can. Trong đó, có thông báo cho ngân hàng hoặc cà phê thuê cả nhà. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Hiện phần lớn các căn biệt thự tại khu đô thị Dương Nội đang trong cảnh cho thuê, biển mời chào cho thuê được dán kín mặt lan can. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Khu đô thị Dương Nội được khởi công năm 2008 với tổng mức đầu tư ban đầu là 7.642 tỉ đồng. Tổng diện tích dự án là 197,3ha, bao gồm các loại hình sản phẩm như biệt thự, shophouse, chung cư, văn phòng… Dự án được chia làm 4 phân khu: Khu đô thị Dương Nội 1, 2, 3, 4 (phân khu A, B, C, D). Trong đó, khu biệt thự gồm có khu biệt thự An Khang, An Phú và An Vượng.

3. Khu đô thị Nam An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) 

Khu đô thị Nam An Khánh có quy mô 288,8ha, trong đó 15,3ha trong dự án khu vực xã An Khánh được quy hoạch làm khu dịch vụ cho các hộ dân bị thu hồi đất. Tổng diện tích đất quy hoạch cho xây dựng khu đô thị mới là 189,7ha. Dự án nằm ở phía Tây TP Hà Nội, thuộc địa bàn hai xã An Khánh và An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Ảnh: Cao Nguyên
Dự án này do CTCP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) làm chủ đầu tư. Ảnh: Cao Nguyên

Hai bên đường dẫn vào Khu đô thị Nam An Khánh (Hoài Đức) những năm trở lại đây sầm uất. Bên cạnh nhà dân được xây dựng lên khang trang thì nhiều tòa nhà chung cư mọc lên khiến nơi đây nhộn nhịp hơn.

Điều đáng nói, tại khu đô thị này còn rất nhiều căn biệt thự, nhà liền kề được xây dựng rất nhiều năm nhưng vẫn không một bóng người vào ở. Nhiều căn biệt thự rêu cỏ mọc um tùm, một số khu nhà liền kề bỏ hoang được người dân thuê để làm kho bãi hoặc nhà ở cho công nhân xây dựng.

4. Dự án biệt thự vườn cam - Orange Garden (Hoài Đức, Hà Nội)

Dự án khu biệt thự Vườn Cam - Orange Garden do Công ty cổ phần VinaPol làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công từ năm 2007, tổng vốn đầu tư khoảng 3.000 tỉ đồng. Ảnh: Đức Mạnh
Dự án khu biệt thự Vườn Cam - Orange Garden do Công ty cổ phần VinaPol làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công từ năm 2007, tổng vốn đầu tư khoảng 3.000 tỉ đồng. Ảnh: Đức Mạnh

Dự án có quy mô dân số khoảng 7.000 người, được thiết kế xây dựng gồm 162 lô biệt thự song lập, 260 lô biệt thự đơn lập tiêu chuẩn, 174 lô biệt thự đơn lập cao cấp, 25 lô biệt thự nhà vườn cao cấp, mỗi lô có diện tích từ 200 - 800m2.

Dự án đã được UBND tỉnh Hà Tây cũ giao cho Công ty Cổ phần VinaPol làm chủ đầu tư thực hiện từ tháng 12.2007. Đến năm 2015, dự án được UBND TP.Hà Nội phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết 1/500. Từ năm 2019, dự án được “tái khởi động” lại khi chủ đầu tư cho xây dựng các căn biệt thự, nhà vườn... Tuy nhiên, vì nhiều lý do nơi vẫn "đắp chiếu" cả thập kỷ qua khiến hàng trăm tỉ của nhà đầu tư bị chôn vùi.

KHƯƠNG DUY
TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh hai tòa nhà "chọc trời" tại quận Hà Đông sau nhiều năm đắp chiếu

Bài và ảnh: Phan Anh |

Hà Nội - Tại quận Hà Đông, không khó để bắt gặp những dự án, tòa nhà chung cư đã xong phần thô nhưng bỏ hoang. Có dự án được ví là "trái tim của quận", nhưng cũng "ngừng thở" nhiều năm.

Vắng người thuê, nhiều tiệm trả mặt bằng, shophouse tại khu đô thị ế ẩm

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Những căn shophouse, nhà phố từng được ví như “gà đẻ trứng vàng” với lợi ích kép vừa có thể ở, vừa kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng vốn được giới đầu tư rất ưa chuộng. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, dù các hoạt động kinh doanh đã hồi phục trở lại, nhưng tại một số khu đô thị, khu dân cư tại TPHCM nhà phố thương mại vẫn rơi vào cảnh bỏ không, ế ẩm.

Cận cảnh 3 tòa nhà đắt đỏ bị "đắp chiếu" cả chục năm tại Hà Nội

Phan Anh - Hải Danh |

Có mức vốn đầu tư "khủng", tuy nhiên nhiều tòa nhà tại Hà Nội đang rơi vào cảnh đắp chiếu hoang lạnh, chưa hẹn ngày về đích.

Người dân có thể mua được biển số đẹp hay không?

Nhóm PV |

Thông tin về trường hợp hai vợ chồng ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bốc được 4 biển số "siêu đẹp" cho xe máy trong cùng một ngày được dư luận quan tâm và Bộ Công an đã vào cuộc để xác minh, làm rõ vụ việc. Từ vụ việc này, nhiều bạn đọc quan tâm đến quy trình cấp biển số xe cho xe ôtô, xe gắn máy được thực hiện thế nào và người dân có thể chủ động mua được biển số xe đẹp hay không?

Văn hóa bánh mì

Bài và ảnh Việt Văn |

Theo nhiều giả thiết, bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp với những chiếc bánh Baguette (bánh mì Pháp hay còn gọi là bánh mì dài) đầu tiên du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có thể từ năm 1859, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định.

Đợi được 56 giây đèn đỏ, nhiều người không đủ kiên nhẫn đợi nốt 4 giây cuối

Tô Thế |

Hà Nội - Thực tế tình trạng người dân vượt đèn đỏ, hay vượt qua nút giao khi đèn đỏ còn khoảng 4 - 5 giây diễn ra rất phổ biến ở Hà Nội. Ngay tại vị trí xảy ra vụ tai nạn liên hoàn vừa qua, ghi nhận của PV cho thấy rất nhiều người mặc dù có thể chờ đến 56 giây đèn đỏ, nhưng 4 giây cuối lại không đủ kiên nhẫn để chờ.

Thi tốt nghiệp THPT: Những mốc thời gian quan trọng cần lưu ý

Vân Trang |

Thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được đẩy lên sớm hơn so với năm ngoài.

Lãi suất cho vay ưu đãi vẫn cản bước người mua nhà

ANH HUY |

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng dành cho phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp mức lãi suất 8,7%/năm đối với doanh nghiệp và người dân là 8,2%/năm. Tuy nhiên với nhiều gia đình, mức lãi suất cho vay vẫn vượt quá tầm với trong khi thời gian cho vay ưu đãi chỉ kéo dài 5 năm.

Cận cảnh hai tòa nhà "chọc trời" tại quận Hà Đông sau nhiều năm đắp chiếu

Bài và ảnh: Phan Anh |

Hà Nội - Tại quận Hà Đông, không khó để bắt gặp những dự án, tòa nhà chung cư đã xong phần thô nhưng bỏ hoang. Có dự án được ví là "trái tim của quận", nhưng cũng "ngừng thở" nhiều năm.

Vắng người thuê, nhiều tiệm trả mặt bằng, shophouse tại khu đô thị ế ẩm

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Những căn shophouse, nhà phố từng được ví như “gà đẻ trứng vàng” với lợi ích kép vừa có thể ở, vừa kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng vốn được giới đầu tư rất ưa chuộng. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, dù các hoạt động kinh doanh đã hồi phục trở lại, nhưng tại một số khu đô thị, khu dân cư tại TPHCM nhà phố thương mại vẫn rơi vào cảnh bỏ không, ế ẩm.

Cận cảnh 3 tòa nhà đắt đỏ bị "đắp chiếu" cả chục năm tại Hà Nội

Phan Anh - Hải Danh |

Có mức vốn đầu tư "khủng", tuy nhiên nhiều tòa nhà tại Hà Nội đang rơi vào cảnh đắp chiếu hoang lạnh, chưa hẹn ngày về đích.