Hàng loạt thủ tục về đất đai, nhà ở thay đổi từ tháng 1.2023

ANH HUY (t/h) |

Nhiều thủ tục về đất đai, nhà ở trước đây phải xuất trình hoặc nộp sổ hộ khẩu giấy sẽ được thay đổi từ ngày 01.01.2023 khi sổ hộ khẩu giấy hết giá trị sử dụng (Nghị định 104/2022/NĐ-CP).

Nhiều thủ tục về đất đai, nhà ở thay đổi từ tháng 01.2023. Ảnh Cao Nguyên.     Avatar:
Nhiều thủ tục về đất đai, nhà ở thay đổi từ tháng 01.2023. Ảnh Cao Nguyên. Avatar:

1. Bỏ sổ hộ khẩu giấy khi xác định sử dụng đất ổn định lâu dài

Đây là một trong hàng loạt thủ tục về đất đai nhà ở khi bỏ sổ hộ khẩu giấy sẽ thay đổi từ 01.01.2023.

Theo quy định mới, cá nhân, hộ gia đình có thể xác định việc sử dụng đất lâu dài căn cứ vào thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc các giấy tờ khác như Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh thay vì sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Cụ thể, Điều 11 Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 21 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP về căn cứ để xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định như sau:

e) Thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh; giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký. Trường hợp không khai thác được thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì bổ sung Giấy xác nhận thông tin về cư trú

Trong khi đó, quy định cũ đang là: e) Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký;

Như vậy, một trong những giấy tờ làm căn cứ để xác định việc sử dụng đất lâu dài theo quy định cũ là giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn liền với đất ở.

- Từ 01.01.2023: Bổ sung Căn cước công dân, bỏ quy định về giấy tờ về hộ khẩu, tạm trú và bổ sung quy định sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú nếu không khai thác được thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

2. Bỏ sổ hộ khẩu giấy trong các thủ tục về nhà ở

Bỏ sổ hộ khẩu giấy không chỉ ảnh hưởng đến các thủ tục quản lý nhà ở xã hội hay đất đai mà còn cả các thủ tục về nhà ở. Cụ thể, hồ sơ tại các thủ tục dưới đây tại Nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở sẽ bị thay đổi:

- Tại điểm c khoản 1 Điều 60 về hồ sơ thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước.

- Tại điểm b khoản 1 Điều 69 về hồ sơ đề nghị mua nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước.

- Tại điểm b khoản 1 Điều 71a về hồ sơ bán phần diện tích nhà đất sử dụng chung hoặc chuyển quyền sử dụng đất liền kề/chuyển quyền sử dụng đất với nhà ở xây dựng trên đất trống trong khuôn viên nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước.

Cụ thể, hồ sơ trong các thủ tục này đều được bỏ yêu cầu về bản sao chứng thực sổ hộ khẩu gia đình nếu là vợ chồng. Quy định cũ chỉ còn yêu cầu bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

3. Bỏ sổ hộ khẩu trong các thủ tục về nhà ở xã hội

Không chỉ sửa đổi quy định trong các thủ tục về nhà ở mà lĩnh vực quản lý nhà ở xã hội tại Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (Nghị định 100/2015/NĐ-CP) cũng được sửa đổi khi chính thức bỏ sổ hộ khẩu giấy từ 01.01.2023.

Theo đó, định nghĩa về hộ gia đình, cá nhân tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 100 đang căn cứ vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Tuy nhiên, khi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì định nghĩa này đã được thay đổi.

Cụ thể, khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định: Hộ gia đình, cá nhân là người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú được cấp theo quy định của Luật Cư trú.

Quy định này vẫn đang định nghĩa hộ gia đình theo sổ hộ khẩu giấy hoặc sổ tạm trú giấy nên Điều 8 Nghị định 104 đã sửa đổi, bổ sung như sau: Hộ gia đình, cá nhân là người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật Cư trú.

Do đó, từ 01.01.2023, Chính phủ đã sửa đổi quy định đó theo hướng xác định hộ gia đình theo thông tin đã cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, về cư trú mà không phải căn cứ theo tên các thành viên được ghi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy.

ANH HUY (t/h)
TIN LIÊN QUAN

Năm mới, công nhân mong muốn giữ được việc làm, có nhà ở xã hội

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Chia sẻ với PV báo Lao Động trong năm mới Quý Mão, nhiều công nhân cho biết, năm qua khó khăn do đơn hàng của doanh nghiệp giảm sút dẫn tới thu nhập của công nhân giảm theo. Do đó, công nhân mong muốn năm nay doanh nghiệp có đầy đủ đơn hàng để người lao động có việc làm ổn định, tăng ca tăng thu nhập. Đồng thời, mong tỉnh Đồng Nai quan tâm xây dựng nhà ở cho công nhân.

Mục tiêu một triệu căn nhà ở xã hội gặp nhiều thách thức

Gia Miêu |

Số lượng thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội nhiều hơn so với dự án nhà thương mại là điều khiến cho các doanh nghiệp không thật sự hào hứng phát triển loại hình này.

Giá nhà ở xã hội đang vượt xa tầm với của người lao động

Gia Miêu |

Nguồn cung thấp, trong khi nguồn cầu luôn duy trì ở mức cao được xem là tác nhân chính khiến giá nhà ở xã hội liên tục tăng.

Nhiều trường đại học bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ tháng 2.2023

HOÀI ANH |

Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ ngày 1.2, còn Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM là từ ngày 16.2.

Điểm nhấn trận Man City thắng Arsenal

Văn An |

Dù không thực sự thuyết phục, nhưng chiến thắng trước Arsenal giúp Man City tạo đà tâm lý thuận lợi tại Premier League.

Sau Tết, nhiều tài xế đi từ 3 giờ sáng để chờ đăng kiểm

Minh Ánh - Hà Chi |

Xe đã quá hạn đăng kiểm 10 ngày nên cả dịp Tết vừa rồi anh Nguyễn Quyết Thắng không thể sử dụng xe. Đau đáu chờ đến ngày trung tâm đăng kiểm hoạt động trở lại, anh Thắng lọ mọ dậy từ 3 giờ sáng để có thể xí chỗ đăng kiểm sớm.

Quỳnh Lương: Không hối tiếc vì trải qua nhiều sóng gió

Nhóm PV |

Ở tuổi 27, nữ diễn viên Quỳnh Lương đã trải qua nhiều biến cố như sinh con ở tuổi 18, ly hôn, một mình nuôi con... Mặc dù vậy diễn viên "Đừng làm mẹ cáu" cho biết không cảm thấy hối hận vì những gì đã trải qua.

Ra Tết, lại nỗi lo mang tên… lương người giúp việc tăng cao

Tuệ Nhi |

Công việc năm mới đã bắt đầu nhưng chị Quỳnh Hoa (Đống Đa, Hà Nội) vẫn tất bật chăm con và dọn dẹp nhà cửa vì chưa thuê được giúp việc vì người ưng ý thì yêu cầu lương quá cao. Trước Tết, người giúp việc về quê sớm, ra Tết lên muộn, đề nghị tăng lương hoặc bỏ việc không lên nữa khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khóc dở, mếu dở.

Năm mới, công nhân mong muốn giữ được việc làm, có nhà ở xã hội

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Chia sẻ với PV báo Lao Động trong năm mới Quý Mão, nhiều công nhân cho biết, năm qua khó khăn do đơn hàng của doanh nghiệp giảm sút dẫn tới thu nhập của công nhân giảm theo. Do đó, công nhân mong muốn năm nay doanh nghiệp có đầy đủ đơn hàng để người lao động có việc làm ổn định, tăng ca tăng thu nhập. Đồng thời, mong tỉnh Đồng Nai quan tâm xây dựng nhà ở cho công nhân.

Mục tiêu một triệu căn nhà ở xã hội gặp nhiều thách thức

Gia Miêu |

Số lượng thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội nhiều hơn so với dự án nhà thương mại là điều khiến cho các doanh nghiệp không thật sự hào hứng phát triển loại hình này.

Giá nhà ở xã hội đang vượt xa tầm với của người lao động

Gia Miêu |

Nguồn cung thấp, trong khi nguồn cầu luôn duy trì ở mức cao được xem là tác nhân chính khiến giá nhà ở xã hội liên tục tăng.