Giá nhà phố cổ Hà Nội sánh ngang với Paris, Tokyo

Theo VTV |

Trong khi mức giá tối đa được quy định cho khu vực phố cổ là 120 triệu đồng/m2, trên thực tế mỗi m2 tại phố cổ Hà Nội có giá không dưới 1,2 tỷ đồng.

Từ lâu, sự đắt đỏ của bất động sản khu vực 36 phố phường xưa của Hà Nội hoàn toàn sánh ngang với những tấc đất tấc vàng của Paris, Tokyo hay New York... Người ta vẫn nói, mỗi m2 ở đây cũng đủ để chủ sở hữu trở thành tỷ phú.

Trong bài viết "Nhà phố cổ Hà Nội: 1,2 tỷ đồng/mét vuông - Vô đối" trên Vietnamnet nhẩm tính, nếu xét theo thu nhập của người Việt Nam trung bình 3,7 triệu đồng/tháng, một người lao động sẽ mất 500 năm nhịn ăn nhịn mặc mới mua được một căn nhà 15 m2 trên phố Hàng Ngang.

Các chuyên gia bất động sản cũng thử làm một phép so sánh cho thấy, nếu tại TP.HCM mức giá 1,2 tỷ đồng/m2 ở trung tâm Quận 1 chỉ ghi nhận giao dịch từ nhà đầu tư gom lô để phát triển dự án, còn tại Hà Nội, không dưới 100 khách hàng cá nhân sẵn sàng xuống hàng chục tỷ đồng để sở hữu nhà đất phố cổ.

Hiện đã có một đề án giãn dân phố cổ để người dân có được chất lượng cuộc sống tốt hơn, và giữ gìn giá trị lịch sử của phố cổ Hà Nội, tuy nhiên cư dân phố cổ lại không mấy hào hứng. Niềm tự hào là người phố cổ được sống ngay trung tâm, phong cách sống ràng buộc chặt chẽ lối xóm láng giềng là điều níu chân họ ở lại, dù cuộc sống còn nhiều bức bí và ngột ngạt.

Trên hết, mỗi tấc đất đều là một tấc kim cương, có ngồi không cũng kiếm được tiền. Vì chỉ cần sở hữu vài m2, cho thuê mặt bằng mỗi tháng cũng kiếm được hàng chục triệu đồng, mở cửa hàng cũng thu về hàng trăm triệu đồng. Ít người muốn rời đi cũng vì kỳ vọng giá đất ở đây tiếp tục lên. Bong bóng bất động sản đã từng thổi giá khu vực này lên 50% chỉ trong vòng 6 tháng.

Theo VTV

 

Theo VTV
TIN LIÊN QUAN

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Ghe chở hoa xuân rực rỡ, tấp nập về chợ hoa trên sông lớn nhất TPHCM

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Từ chiều nay 25 tháng Chạp (ngày 16.1), ghe hoa từ các tỉnh miền Tây đã tấp nập cập bến Bình Đông (quận 8, TPHCM), chợ hoa “Trên bến dưới thuyền” cũng chính thức khai mạc. Tết này, hoa về bến Bình Đông đa dạng về chủng loại, rực rỡ sắc màu, giá cả không tăng so với những Tết trước.