Dự báo thận trọng về lợi nhuận của ngành bất động sản

Gia Miêu |

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022 của các doanh nghiệp ngành bất động sản vừa được công bố đều có một hình ảnh chung là kết quả kinh doanh không mấy sáng sủa.

Năm 2022 là năm khó khăn chưa từng có, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng doanh nghiệp bất động sản vẫn không thể đảm bảo duy trì mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận như những năm trước.

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022 cho biết, Novaland đạt 11.135 tỉ đồng doanh thu thuần, giảm 25% so với năm 2021 và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 2.293 tỉ đồng, giảm 34%.

Tình hình kinh doanh của Công ty Phát Đạt còn ảm đạm hơn khi suốt 3 tháng cuối năm 2022, doanh nghiệp này không ghi nhận bất kỳ đồng doanh thu nào từ hoạt động kinh doanh bất động sản, mà chỉ thu về 15 tỉ đồng doanh thu thuần từ mảng cung cấp dịch vụ. Hoạt động bán hàng gần như đóng băng, nhưng chi phí tài chính tăng gấp 3 lần, chi phí lãi vay cũng tăng gấp đôi khiến Phát Đạt lỗ ròng 229 tỉ đồng trong quý IV/2022, trong khi cùng kỳ năm trước lãi tới gần 751 tỉ đồng.

Tương tự, An Gia (mã AGG) ghi nhận doanh thu bán hàng tăng mạnh từ 1.131 tỉ đồng quý IV/2021 lên 5.502 tỉ đồng quý 4/2022. Tuy nhiên, chi phí lãi vay tăng 3 lần, lỗ trong công ty liên kết tăng 7 lần, chi phí bán hàng tăng 5 lần... dẫn tới khoản lỗ ròng 185 tỉ đồng cả năm 2022, trong khi năm 2021 lãi 215 tỉ đồng. Năm qua, An Gia vượt 12,5% kế hoạch doanh thu, nhưng chỉ hoàn thành 19% kế hoạch lợi nhuận.

Doanh nghiệp bất động sản đang đứng trước nhiều thách thức trong bài toán kinh doanh. Ảnh: Gia Miêu
Doanh nghiệp bất động sản đang đứng trước nhiều thách thức trong bài toán kinh doanh. Ảnh: Gia Miêu

Bước sang năm 2023, thị trường bất động sản vẫn chưa có tín hiệu tích cực nào. Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp, thị trường bất động sản đang thể hiện sự bất thường khi hầu như tất cả phân khúc đều “đứng hình”, bất kể sản phẩm tốt hay không. Tình trạng mất thanh khoản diễn ra trên diện rộng, ngoài việc khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, một phần cũng do người mua nhà bị mất niềm tin trước tình trạng ách tắc pháp lý kéo dài. Sau nhiều cuộc họp, lãnh đạo cả Trung ương và địa phương chỉ đạo các cơ quan thẩm quyền giải quyết, nhưng kết quả tháo gỡ vẫn rất ì ạch.

Bà Dương Thùy Dung - Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam - cho biết, đây sẽ tiếp tục là năm gặp nhiều khó khăn với nguồn cung hạn chế, tính thanh khoản thấp do người mua nhà vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Vì vậy, thị trường sẽ có ít sự điều chỉnh ở trong phân khúc căn hộ hạng sang hơn, chủ yếu tập trung vào phân khúc cao cấp và trung cao cấp. Do đó, giá nhà sẽ không có nhiều biến động trong năm 2023-2024. Còn thời điểm phục hồi của thị trường sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm chính sách tín dụng, Luật Đất đai sửa đổi cũng như giải quyết các vấn đề pháp lý để khơi thông nguồn cung sản phẩm mới ra thị trường.

Trong báo cáo mới nhất, FiinGroup đưa ra đánh giá thận trọng về sự phục hồi của doanh nghiệp bất động sản nhà ở trong ngắn hạn do ngành bất động sản đang đối mặt với 3 thách thức lớn, đó là chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tái cơ cấu nợ do thắt chặt tín dụng bất động sản; việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục bị giám sát chặt chẽ; lãi suất tăng làm suy yếu nhu cầu mua nhà và nguồn cung mới chưa thể cải thiện do vướng mắc pháp lý dự án chậm được tháo gỡ.

Do các doanh nghiệp bất động sản buộc phải duy trì đủ dòng tiền cho các dự án (thường kéo dài 3-5 năm, tùy quy mô) bởi đặc thù thâm dụng vốn, nhưng nguồn tiền hạn chế đã và đang ảnh hưởng tới công tác này.

Ngoài ra, Fiin Group cho hay, trong 2 năm tới, gánh nặng đáo hạn trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản sẽ lên tới 230.86 tỉ đồng, chiếm 35,2% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường trái phiếu. Trong khi đó, phần lớn trái phiếu trên được phát hành với thời gian đáo hạn từ 3,5 năm trở xuống cho thấy nhu cầu tái cấp vốn của ngành là rất lớn.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Vướng mắc pháp lý vẫn là nút thắt lớn nhất của thị trường bất động sản

ANH HUY |

Vướng mắc pháp lý được đánh giá là nút thắt lớn nhất của thị trường bất động sản (BĐS) nhiều năm nay. Giới chuyên gia cho rằng, nếu không có giải pháp tháo gỡ nút thắt này, thị trường sẽ khó có thể vực dậy, lấy lại phong độ phát triển vốn có.

Cổ phiếu bất động sản hôm nay tưng bừng sắc tím

Đức Mạnh |

Diễn biến khởi sắc của nhóm cổ phiếu bất động sản đã tạo hiệu ứng dây chuyền lên khắp thị trường chứng khoán trong phiên hôm nay.

Doanh nghiệp bất động sản: Chờ điều chỉnh lãi suất cho vay

Quang Dân |

Trong bối cảnh cả người dân và doanh nghiệp đang mong chờ lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm như cam kết, các báo cáo tài chính cho thấy, đóng góp phần lớn cho sự tăng trưởng về lợi nhuận tại các ngân hàng trong năm 2022 đến từ hoạt động cho vay khách hàng.

Dự báo diễn biến không khí lạnh và nắng nóng trong một tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh trong thời kỳ cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay khả năng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kì.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Hà Nội chốt ba môn thi vào lớp 10 năm học 2023-2024

Vân Trang |

Năm nay, Hà Nội sẽ thi tuyển 3 môn: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập.

Phú Thọ: Dân khốn khổ vì dự án đường cao hơn nền nhà cả mét

Tô Công - Minh Nguyễn |

Người dân sống tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao bức xúc vì dự án đường nâng nền lên quá cao, gây phiền toái thậm chí là thiệt hại cho nhiều hộ gia đình.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Vướng mắc pháp lý vẫn là nút thắt lớn nhất của thị trường bất động sản

ANH HUY |

Vướng mắc pháp lý được đánh giá là nút thắt lớn nhất của thị trường bất động sản (BĐS) nhiều năm nay. Giới chuyên gia cho rằng, nếu không có giải pháp tháo gỡ nút thắt này, thị trường sẽ khó có thể vực dậy, lấy lại phong độ phát triển vốn có.

Cổ phiếu bất động sản hôm nay tưng bừng sắc tím

Đức Mạnh |

Diễn biến khởi sắc của nhóm cổ phiếu bất động sản đã tạo hiệu ứng dây chuyền lên khắp thị trường chứng khoán trong phiên hôm nay.

Doanh nghiệp bất động sản: Chờ điều chỉnh lãi suất cho vay

Quang Dân |

Trong bối cảnh cả người dân và doanh nghiệp đang mong chờ lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm như cam kết, các báo cáo tài chính cho thấy, đóng góp phần lớn cho sự tăng trưởng về lợi nhuận tại các ngân hàng trong năm 2022 đến từ hoạt động cho vay khách hàng.