Dự án bất động sản chưa nộp đủ thuế phí vẫn được chuyển nhượng: Doanh nghiệp yếu kém sẽ trục lợi?

Cao Nguyên |

Đề xuất cho chuyển nhượng dự án khi chưa nộp đủ thuế phí là xuất phát từ quy luật thị trường và không có nguy cơ gây thất thu ngân sách nhà nước là theo lý giải của Hiệp hội BĐS TPHCM. Tuy nhiên, với đề xuất này cũng có không ít ý kiến cho rằng, cần hết sức thận trọng. Bởi đây nhiều khi là cơ hội cho những doanh nghiệp yếu kém về năng lực tài chính, kinh nghiệm làm dự án.

Hạn chế chuyển nhượng chui

Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ góp ý một số quy định của Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi). Đại diện HoREA cho rằng, luật này cần phải bổ sung quy định chủ đầu tư chuyển nhượng dự án hoặc một phần dự án khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về thuế đất như: Tiền sử dụng đất, tiền thuế đất; thuế, phí, lệ phí liên quan. Khi chuyển nhượng, đơn vị nhận chuyển nhượng sẽ phải có trách nhiệm hoàn thành các loại thuế, phí này.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA - khẳng định, việc chuyển nhượng dự án, một phần dự án là hoạt động kinh doanh bình thường thuộc quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã được quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014, 2020.

Có lẽ HoREA cũng đoán trước được việc nhiều người lo ngại khi cho phép chuyển nhượng dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính sẽ dẫn đến tình trạng dự án bị chuyển nhượng nhiều lần nhưng HoREA khẳng định đây là điều không đáng lo ngại. Bởi hiện nay, giá BĐS đều do thị trường quyết định, Nhà nước có nhiều công cụ để kiểm soát, quản lý thị trường.
Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn đang bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, gây lãng phí tài nguyên đất. Ảnh: Cao Nguyên
Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn đang bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, gây lãng phí tài nguyên đất. Ảnh: Cao Nguyên

“Việc cho phép các dự án được chuyển nhượng khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đó là khi chuyển nhượng, các doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế. Thuế ở một dự án được chuyển nhượng rất lớn thế nên doanh nghiệp cũng phải tính toán rất kỹ khi mua bán” - ông Lê Hoàng Châu nói.

Vị này cho biết thêm, việc cho phép chuyển nhượng như vậy sẽ hạn chế được tình trạng chuyển nhượng chui, núp bóng chuyển nhượng cổ phần, thay đổi cổ đông, chuyển nhượng doanh nghiệp… Các hình thức chuyển nhượng chui sẽ khiến nhà nước thất thu thuế, thị trường giảm tính minh bạch.

Thận trọng xem xét

Với một số doanh nghiệp, họ cho rằng đây cũng là một trong những đề xuất để tháo gỡ khi khó khăn. Bởi lẽ, trên thực tế nhiều năm qua, có các doanh nghiệp khi nhận được dự án nhưng không thể triển khai được vì nhiều lý do khác nhau. Đặc biệt có thể chưa huy động đủ tiền để hoàn thành các nghĩa vụ tài chính về thuế, phí.

“Nếu đang bế tắc và chưa triển khai được mà cho họ chuyển nhượng dự án để đơn vị nhận chuyển nhượng triển khai dự án là rất tốt” - đại diện một doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội chia sẻ.

Vị này nói thêm, việc cho chuyển nhượng dự án khi chưa đóng đủ thuế phí cũng là một trong những việc để tránh lãng phí tài nguyên đất. Đất sẽ không bị bỏ hoang quá lâu và nhà nước cũng thu được thuế. Vấn đề quan trọng là yêu cầu doanh nghiệp nhận chuyển nhượng phải hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ tài chính và giữ nguyên các hạng mục đã được xin cấp phép cho dự án.

Mặc dù như HoREA cùng một số ý kiến doanh nghiệp đưa ra là có lý lẽ, tuy nhiên vẫn có những ý kiến trái chiều và lo ngại nói rằng, cần phải thận trọng xem xét kỹ.

Chia sẻ với Lao Động, TS Trần Xuân Lượng - Đại học kinh tế Quốc dân - cho rằng, việc chuyển nhượng dự án nên thực hiện khi hoàn thiện các thủ tục pháp lý và trách nhiệm đối với cơ quan quản lý nhà nước.

Theo ông Lượng, một doanh nghiệp được nhà nước giao dự án nhưng không hoàn thành nghĩa vụ tài chính về nguyên tắc là bị phạt. Phải rõ ràng, công bằng, khách quan, nếu không đủ điều kiện mà được chuyển nhượng thì khó chấp nhận.

Tất nhiên, theo vị này việc không hoàn thành nghĩa vụ tài chính cũng sẽ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do cơ chế chính sách, cơ quan quản lý nhà nước hay chủ quan của doanh nghiệp… “Chúng ta phải làm rõ được nguyên nhân do đâu mà không hoàn thành. Nếu do cơ chế chính sách, cơ quan nhà nước thì cũng nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Ngược lại, do doanh nghiệp thì phải xem xét kỹ” - TS Lượng nói thêm.

Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp sau khi có đất là dự án không thể triển khai nổi vì không có tiềm lực tài chính. Vì chưa hoàn thành đủ nghĩa vụ tài chính như thuế, phí nên họ vẫn bỏ không đất gây lãng phí tài nguyên. Chính vì vậy, một số ý kiến cho rằng, nếu đề xuất trên được thông qua và đưa vào luật, chắc chắn các doanh nghiệp không đủ năng lực vẫn sẽ nhận dự án. Đến khi không có đủ tiền để làm, dù chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính họ sẵn sàng bán lại.

“Khi họ bắt đầu làm dự án, giá đất ở mức thấp nhưng một vài năm sau, họ chuyển nhượng cho doanh nghiệp khác, giá đất đẩy cao lên, trừ đi thuế chuyển nhượng họ vẫn có lời. Nếu đề xuất trên được đưa vào luật sẽ xảy ra tình trạng dự án được mua đi bán lại nhiều lần” - một ý kiến đưa ra.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Vụ án bán rẻ dự án Phước Kiến, Ven Sông: Vì sao Quốc Cường Gia Lai xin chuyển nhượng dự án?

Anh Tú |

TPHCM - Chiều 10.10, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Tất Thành Cang và 9 bị cáo trong vụ bán rẻ đất khu dân cư Phước Kiển, Ven Sông bắt đầu phần xét hỏi. Tại tòa, bị cáo Trần Công Thiện (cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận) trình bày, việc chuyển nhượng dự án là do Quốc Cường Gia Lai chủ động xin hợp tác.

Tránh chồng chéo trong chuyển nhượng dự án

Cao Nguyên |

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Luật Kinh doanh Bất động sản (BĐS), trong đó đề xuất bổ sung một chương mới về kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án BĐS. Để tránh chồng chéo với thủ tục chuyển nhượng, các chuyên gia kiến nghị chỉnh sửa theo hướng chuyển nhượng cho tổ chức để đầu tư không có mục đích kinh doanh BĐS.

Cụm công nghiệp Đồng Tâm: Dấu hỏi quanh việc chuyển nhượng dự án

Nhóm Phóng viên |

Sau nhiều năm giao cho đơn vị nhà nước làm chủ đầu tư, năm 2019, UBND tỉnh Hòa Bình đã quyết định “thay ngựa giữa dòng” khi giao dự án Cụm công nghiệp (CCN) Đồng Tâm cho một đơn vị tư nhân. Cái tên được UBND tỉnh Hòa Bình lựa chọn là Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Xây dựng HDT.

"Ma trận" trung tâm luyện thi đánh giá năng lực khiến thí sinh bối rối

NHÓM PV |

Hiện nay, hàng loạt trung tâm luyện thi đánh giá năng lực mở ra với những lời mời chào hấp dẫn. Tuy nhiên, để tránh mất tiền oan, học sinh chỉ cần ôn luyện và học kĩ bài tập trên lớp là có thể đạt được điểm cao.

Dịch vụ cho thuê người yêu ngày Valentine: Nở rộ nhưng cũng đầy hiểm họa

Minh Ánh - Hà Chi |

Càng gần ngày Valentine, dịch vụ cho thuê người yêu càng nở rộ. Nhiều người đã tìm đến dịch vụ này với mong muốn có người bầu bạn. Tuy nhiên, người sử dụng dịch vụ này cần hết sức tỉnh táo với những hiểm họa khó lường của một nghề chưa được công nhận là một nghề hợp pháp ở Việt Nam.


Thấy gì từ con số hàng trăm nghìn tỉ tồn kho của bất động sản?

Gia Miêu |

Nhiều doanh nghiệp bất động sản công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 cho thấy hàng tồn kho vẫn rất lớn, nguyên nhân là tiến độ các dự án chậm do vướng mắc thủ tục pháp lý, dòng vốn khó, nguồn cầu yếu.

Ở quê khó khăn, cặp vợ chồng trẻ ra Hà Nội xin làm công nhân

Bảo Hân - Minh Phương |

Mặc dù đã quay trở lại sản xuất được gần 2 tuần kể từ sau Tết Nguyên đán 2023, song không ít vợ chồng công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) chỉ đi làm 8 tiếng mỗi ngày, không tăng ca từ đó thu nhập bị ảnh hưởng ít nhiều. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp khác đang cố gắng tìm việc mới để đảm bảo cuộc sống, có tiền chăm sóc con cái ở quê.

Hà Nội thúc tiến độ xây dựng, cải tạo hàng loạt công viên lớn

PHẠM ĐÔNG |

Bên cạnh việc cải tạo, nâng cấp các công viên hiện có, Hà Nội cũng triển khai xây dựng, thúc tiến độ các công viên theo quy hoạch để phục vụ nhân dân, tăng diện tích cây xanh đô thị.

Vụ án bán rẻ dự án Phước Kiến, Ven Sông: Vì sao Quốc Cường Gia Lai xin chuyển nhượng dự án?

Anh Tú |

TPHCM - Chiều 10.10, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Tất Thành Cang và 9 bị cáo trong vụ bán rẻ đất khu dân cư Phước Kiển, Ven Sông bắt đầu phần xét hỏi. Tại tòa, bị cáo Trần Công Thiện (cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận) trình bày, việc chuyển nhượng dự án là do Quốc Cường Gia Lai chủ động xin hợp tác.

Tránh chồng chéo trong chuyển nhượng dự án

Cao Nguyên |

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Luật Kinh doanh Bất động sản (BĐS), trong đó đề xuất bổ sung một chương mới về kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án BĐS. Để tránh chồng chéo với thủ tục chuyển nhượng, các chuyên gia kiến nghị chỉnh sửa theo hướng chuyển nhượng cho tổ chức để đầu tư không có mục đích kinh doanh BĐS.

Cụm công nghiệp Đồng Tâm: Dấu hỏi quanh việc chuyển nhượng dự án

Nhóm Phóng viên |

Sau nhiều năm giao cho đơn vị nhà nước làm chủ đầu tư, năm 2019, UBND tỉnh Hòa Bình đã quyết định “thay ngựa giữa dòng” khi giao dự án Cụm công nghiệp (CCN) Đồng Tâm cho một đơn vị tư nhân. Cái tên được UBND tỉnh Hòa Bình lựa chọn là Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Xây dựng HDT.