Đề xuất cho thế chấp bất động sản với tổ chức tài chính quốc tế

ANH HUY |

Tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều ý kiến đề xuất cho phép doanh nghiệp Việt Nam được thế chấp quyền sử dụng đất, các tài sản trên đất cho tổ chức kinh tế nước ngoài để tăng cơ hội tiếp cận vốn vay, kích thích dòng vốn đầu tư đổ mạnh vào thị trường bất động sản (BĐS).

Phát biểu tại Hội thảo lấy ý kiến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mới đây, ông Darryl Dong - Phó Giám đốc Công ty Tài chính quốc tế (IFC) - cho rằng, việc sử dụng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất làm tài sản thế chấp để huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế là giải pháp vốn hóa quan trọng.

Ông Darryl Dong nói việc này đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, nhưng Việt Nam hiện chưa cho phép doanh nghiệp trong nước thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn quốc tế.

Việc hạn chế này đang làm giảm nguồn tài trợ quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam và làm tăng chi phí vay vốn, dẫn đến giảm lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp nước ngoài một cách đáng kể.

Vì vậy, ông Darryl Dong đưa ra đề xuất, các doanh nghiệp Việt Nam nên được phép thế chấp BĐS để huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

Theo đó, nếu thế chấp trực tiếp tại các tổ chức tài chính quốc tế thì nên quy định thêm giới hạn để giảm rủi ro nếu không trả được nợ mà vẫn đảm bảo nguyên tắc thực thể nước ngoài không được phép sở hữu BĐS ở Việt Nam.

Còn thế chấp gián tiếp là cho phép các doanh nghiệp trong nước thế chấp thông qua một tổ chức tín dụng trong nước làm đại lý nhận tài sản bảo đảm cho bên cho vay nước ngoài.

“Với phương thức này, khi doanh nghiệp đi vay không trả được nợ, tổ chức tín dụng trong nước sẽ xử lý tài sản đảm bảo theo quy định và dùng số tiền thu được để trả nợ bên cho vay nước ngoài”, đại diện IFC chia sẻ.

Đưa ra quan điểm về đề xuất này, luật sư Lê Văn Hồi - Giám đốc Công ty Luật My Way - cho rằng, việc bổ sung chủ thể nhận thế chấp quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp không trái với các quy định pháp luật đất đai, kinh doanh BĐS và nhà ở.

Luật sư Lê Văn Hồi, Giám đốc Công ty Luật My Way. Ảnh: Anh Huy.
Luật sư Lê Văn Hồi - Giám đốc Công ty Luật My Way. Ảnh: Anh Huy.

Tuy nhiên, khi cho phép tổ chức kinh tế nước ngoài được phép nhận thế chấp quyền sử dụng, cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các quy định về việc hạn chế tiếp cận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức kinh tế nước ngoài, đặc biệt đối với quyền sử dụng đất có liên quan đến an ninh, quốc phòng.

Cụ thể, cần phải có những quy định rõ ràng về việc tổ chức kinh tế nước ngoài thực hiện quyền xử lý tài sản đảm bảo như thế nào, tiếp quản, chiếm giữ quyền sử dụng đất ra sao.

“Với xu thế tất yếu của việc hội nhập đầu tư, thương mại quốc tế, những lợi ích của việc cho phép thế chấp quyền sử dụng đất cho tổ chức kinh tế nước ngoài là hoàn toàn hợp lý.

Tất nhiên, đi kèm với những sửa đổi, bổ sung này sẽ cần có những giải pháp để hạn chế tối đa rủi ro, đặc biệt hạn chế những rủi ro liên quan đến đảm bảo an ninh, quốc phòng quốc gia”, luật sư Hồi nhìn nhận.

Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM - cũng chia sẻ, việc cho phép các doanh nghiệp được thế chấp BĐS để huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư, có thêm sự lựa chọn trong các phương thức huy động vốn.

Điều này cũng sẽ giúp doanh nghiệp Việt có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc thu hút vốn quốc tế.

Song, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM lưu ý, nếu cho phép thế chấp quyền sử dụng đất mà không giới hạn khu vực sẽ gây nguy hiểm đến quốc phòng, an ninh, cũng như gây ảnh hưởng đến các khu vực trọng điểm có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý.

Do đó, việc huy động vốn thông qua tổ chức tài chính nước ngoài nếu được thực hiện thì cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ để không gây tác động đến thị trường ngoại hối và tạo ra những biến động mạnh mẽ, khó kiểm soát.

ANH HUY
TIN LIÊN QUAN

Khơi thông pháp lý và nguồn vốn cho thị trường bất động sản

TRẦN MẠNH |

Sau rất nhiều chờ đợi, Nghị quyết 33 của Chính phủ đã được ban hành, mở ra cánh cửa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông pháp lý và nguồn vốn cho thị trường bất động sản. Với bước ngoặt này, thị trường được kỳ vọng sẽ sớm phục hồi mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.

Nghiên cứu giải pháp thu hút nguồn vốn quốc tế tham gia dự án PPP

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách, giải pháp thu hút các Quỹ tài chính quốc tế, nguồn vốn quốc tế tham gia thực hiện các dự án PPP tại Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2023.

Lúng túng nguồn vốn, dự án mở rộng quốc lộ 9 dang dở

HƯNG THƠ |

Dự án mở rộng quốc lộ 9 ở tỉnh Quảng Trị phải dừng lại vì Ngân hàng Thế giới cắt vốn, không gia hạn hiệp định vay. Hiện, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang làm các thủ tục để đề xuất bố trí vốn, đề nghị cho phép tiếp tục thực hiện dự án.

5 lý do khiến Hàn Quốc là điểm đến yêu thích của cả thế giới

Mộc Anh |

Hàn Quốc trở thành điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế nhờ những trải nghiệm độc đáo về văn hóa, ẩm thực, đi lại thuận tiện...

Vòng luẩn quẩn những khó khăn chưa thể tháo gỡ khi làm nhà ở xã hội

Gia Miêu |

Doanh nghiệp làm nhà ở xã hội mệt mỏi vì thủ tục thực hiện nhiều bước hơn nhà ở thương mại.

Ông Vũ Thanh Mai giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Vương Trần |

Ông Vũ Thanh Mai - Chánh Văn phòng Ban Tuyên giáo Trung ương - được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Bắt tạm giam 2 Phó Chủ tịch Hiệp hội Golf Việt Nam và 19 người khác vụ golfer đánh bạc ở Vĩnh Phúc

Việt Dũng |

Ngày 29.3, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với 21 người trong nhóm golfer đánh bạc ở Vĩnh Phúc.

Đức tiết lộ lý do tăng cường viện trợ cho Ukraina

Ngọc Vân |

Lý do Đức tăng cường viện trợ cho Ukraina được nêu rõ trong lá thư của Bộ Tài chính Đức gửi Quốc hội nước này hôm 28.3.

Khơi thông pháp lý và nguồn vốn cho thị trường bất động sản

TRẦN MẠNH |

Sau rất nhiều chờ đợi, Nghị quyết 33 của Chính phủ đã được ban hành, mở ra cánh cửa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông pháp lý và nguồn vốn cho thị trường bất động sản. Với bước ngoặt này, thị trường được kỳ vọng sẽ sớm phục hồi mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.

Nghiên cứu giải pháp thu hút nguồn vốn quốc tế tham gia dự án PPP

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách, giải pháp thu hút các Quỹ tài chính quốc tế, nguồn vốn quốc tế tham gia thực hiện các dự án PPP tại Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2023.

Lúng túng nguồn vốn, dự án mở rộng quốc lộ 9 dang dở

HƯNG THƠ |

Dự án mở rộng quốc lộ 9 ở tỉnh Quảng Trị phải dừng lại vì Ngân hàng Thế giới cắt vốn, không gia hạn hiệp định vay. Hiện, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang làm các thủ tục để đề xuất bố trí vốn, đề nghị cho phép tiếp tục thực hiện dự án.