TP.Hồ Chí Minh:

Dự án nhà ở xã hội gần 10 năm chưa thể triển khai vì vướng thủ tục

Gia Miêu |

Thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội không đơn giản hơn so với dự án nhà thương mại, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện, chưa thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia.

Sở Xây dựng TPHCM vừa có công văn kiến nghị UBND TPHCM tháo gỡ vướng mắc cho 3 dự án nhà ở xã hội đang gặp những vướng mắc pháp lý khác nhau không thể khởi công.

Dự án nhà ở xã hội ở số 4 Phan Chu Trinh phường 12, quận Bình Thạnh có diện tích 12.100m2, dự kiến xây 805 căn, hiện đã hoàn tất khâu bồi thường và đầu tư hạ tầng. Sở Xây dựng từng đề xuất UBND TPHCM giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM làm chủ đầu tư nhưng đến nay, đề xuất này chưa được chấp thuận.

Dự án nhà ở xã hội chung cư Tanimex ở phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân với quy mô 472 căn hộ do Công ty cổ phần Sản xuất, Kinh doanh, Xuất nhập khẩu, Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình làm chủ đầu tư được phê duyệt từ năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai do mục tiêu ban đầu là xây cho công nhân thuê, sau đó được điều chỉnh thành bán và cho thuê nhưng quyết định giao đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho chủ đầu tư vẫn ghi là dự án nhà lưu trú công nhân.

Dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên (giai đoạn 1) ở huyện Bình Chánh do Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành làm chủ đầu tư vẫn đang bị vướng mắc về quy hoạch. Dự án có diện tích 23.100,8m2, quy mô 1.456 căn hộ nhà ở xã hội cho thuê. Hiện Sở Quy hoạch và Kiến trúc TPHCM và UBND huyện Bình Chánh vẫn chưa nhất trí các nội dung điều chỉnh quy hoạch tỉ lệ 1/2.000 liên quan đến dự án này.

Có thể thấy, nếu được khởi công, 3 dự án sẽ cung ứng 2.778 căn hộ.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng TPHCM, giai đoạn 2021-2025, nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn TPHCM lũy kế dự kiến là 244.550 đối tượng, khả năng thành phố dự kiến phát triển 30.500 căn. Giai đoạn 2026 - 2030, nhu cầu về nhà ở xã hội trên địa bàn TPHCM khoảng 239.100 đối tượng, khả năng thành phố dự kiến phát triển là 50.000 căn hộ.

Sở Xây dựng cho biết, hiện công tác quản lý phát triển nhà ở xã hội còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ. Các quy định pháp, thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải thực hiện thêm nhiều khâu mà dự án nhà ở thương mại không phải thực hiện, gồm: Xác định nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất, sau đó thực hiện thủ tục miễn tiền sử dụng đất; thẩm định giá bán, giá thuê mua, giá thuê nhà ở xã hội; xác nhận đối tượng.

Như vậy, số lượng thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội nhiều hơn so với dự án nhà thương mại, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện, chưa thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia. Do đó, Sở Xây dựng đề xuất UBND TPHCM kiến nghị Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ ngành nghiên cứu đơn giản hóa các thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội. Trường hợp vượt thẩm quyền, kiến nghị Bộ Xây dựng có báo cáo Thủ tướng Chính phủ để được xem xét giải quyết. Bên cạnh đó, hiện nay, một số dự án phát triển nhà ở thương mại, phát triển đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2ha đến dưới 10ha xin điều chỉnh gia hạn thời gian thực hiện, thì khi thực hiện điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án theo pháp luật về đầu tư, kiến nghị vẫn thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội theo quy định pháp luật về nhà ở xã hội tại thời điểm được chấp thuận đầu tư trước đây.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Vì sao dư nợ cho vay nhà ở xã hội đạt thấp?

ĐÌNH TRƯỜNG |

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dư nợ tín dụng đối với nhà ở xã hội còn chiếm tỉ trọng nhỏ. Trong đó có những khó khăn chung của thị trưởng bất động sản (BĐS), đồng thời, nguồn vốn cho vay các chương trình còn hạn chế, nguồn cung nhà ở xã hội tại các địa phương còn khan hiếm.

Người lao động đỏ mắt tìm mua nhà ở xã hội

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương là một trong những tỉnh đi đầu xây dựng mô hình nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp. Dù thời gian qua tỉnh đã xây dựng hàng chục nghìn căn hộ nhà ở xã hội, song đến nay vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của người lao động.

Vốn ở đâu để thực hiện mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội?

Trà My |

Chính phủ ban hành Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, trong đó đặt ra nhiệm vụ triển khai hiệu quả Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030. Vậy vốn ở đâu cho vay xây nhà ở xã hội?

Lợi nhuận thu về thấp, doanh nghiệp xây nhà ở xã hội còn khó đủ đường

Đức Mạnh |

Lợi nhuận từ một dự án nhà ở xã hội chỉ khoảng 10 - 15%, thấp hơn nhiều so với nhà ở thương mại. Trong khi đó, nhiều vướng mắc vẫn còn tồn đọng khiến doanh nghiệp lâm vào thế khó.

Rủi ro pháp lý khi mua lại nhà ở xã hội

Hiếu Anh |

Để có thể mua nhà ở xã hội hợp pháp, người dân phải nộp hồ sơ xét duyệt và chờ đợi khá lâu. Trong khi đó, nhiều người chọn cách mua lại từ chủ hộ. Thế nhưng việc mua lại nhà ở xã hội đối diện nhiều rủi ro về pháp lý.

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bị tước hàm Thiếu tướng

Vương Trần |

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ký quyết định tước cấp bậc hàm thiếu tướng công an nhân dân đối với cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội cần đáp ứng nguyện vọng của người lao động

Bạn đọc Nguyễn Đước |

Câu chuyện nhiều người lao động chầu chực, nằm ngủ trước cổng các cơ quan bảo hiểm xã hội để chờ làm thủ tục nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội xảy ra thời gian gần đây đã không còn là chuyện mới, chuyện hiếm nữa.

Vì sao dư nợ cho vay nhà ở xã hội đạt thấp?

ĐÌNH TRƯỜNG |

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dư nợ tín dụng đối với nhà ở xã hội còn chiếm tỉ trọng nhỏ. Trong đó có những khó khăn chung của thị trưởng bất động sản (BĐS), đồng thời, nguồn vốn cho vay các chương trình còn hạn chế, nguồn cung nhà ở xã hội tại các địa phương còn khan hiếm.

Người lao động đỏ mắt tìm mua nhà ở xã hội

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương là một trong những tỉnh đi đầu xây dựng mô hình nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp. Dù thời gian qua tỉnh đã xây dựng hàng chục nghìn căn hộ nhà ở xã hội, song đến nay vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của người lao động.

Vốn ở đâu để thực hiện mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội?

Trà My |

Chính phủ ban hành Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, trong đó đặt ra nhiệm vụ triển khai hiệu quả Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030. Vậy vốn ở đâu cho vay xây nhà ở xã hội?

Lợi nhuận thu về thấp, doanh nghiệp xây nhà ở xã hội còn khó đủ đường

Đức Mạnh |

Lợi nhuận từ một dự án nhà ở xã hội chỉ khoảng 10 - 15%, thấp hơn nhiều so với nhà ở thương mại. Trong khi đó, nhiều vướng mắc vẫn còn tồn đọng khiến doanh nghiệp lâm vào thế khó.

Rủi ro pháp lý khi mua lại nhà ở xã hội

Hiếu Anh |

Để có thể mua nhà ở xã hội hợp pháp, người dân phải nộp hồ sơ xét duyệt và chờ đợi khá lâu. Trong khi đó, nhiều người chọn cách mua lại từ chủ hộ. Thế nhưng việc mua lại nhà ở xã hội đối diện nhiều rủi ro về pháp lý.