Đất không thiếu, ngân sách nhiều mà dân không có nhà ở

CAO NGUYÊN |

Thị trường vẫn đang đối diện tình trạng thiếu trầm trọng nguồn cung ở tất cả phân khúc sản phẩm và cơ cấu hàng hóa không phù hợp. Các chuyên gia đặt vấn đề đất không đến nỗi thiếu, tiền cũng không thiếu, ngân sách nhiều mà sao dân thiếu nhà ở.

Thanh khoản thị trường bất động sản về đáy xuyên suốt những tháng qua khiến nhiều chủ đầu tư liên tục dời lịch mở bán sản phẩm mới theo kế hoạch.

Nhiều doanh nghiệp tiếp tục đợi tín hiệu từ thị trường bất động sản, nhiều nhà đầu tư cá nhân chờ đợi cơ hội đầu tư vững chắc, còn rất nhiều dự án thì phải “án binh bất động” chờ tháo gỡ… khiến nguồn cung mới thiếu hụt.

Báo cáo của các đơn vị trong thời gian gần đây cho thấy, nguồn cung bất động sản tiếp tục hạn chế tại tất cả các phân khúc. Cụ thể, nhà ở thương mại hoàn thành 25 dự án với khoảng 10.000 căn, chỉ đạt khoảng 50% so với 6 tháng cuối 2022.

Nhà ở xã hội hoàn thành xây dựng 4 dự án với quy mô 934 căn hộ. Dự án du lịch nghỉ dưỡng và văn phòng kết hợp lưu trú hoàn thành 8 dự án với 3.385 căn, bằng 133,33% so với quý IV/2022 gồm: 2.458 căn hộ du lịch, 680 căn biệt thự du lịch và 247 căn văn phòng kết hợp lưu trú.

TS Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, tiền tệ quốc Quốc gia chia sẻ, thị trường bất động sản đang có 2 vấn đề phải tập trung xử lý.

“Đất không đến nỗi thiếu, tiền cũng không thiếu, ngân sách nhiều mà sao dân thiếu nhà ở, thị trường cứ liên tục trầm lắng. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là vấn đề quản lý.

Bản thân chúng tôi cũng từng chứng kiến những dự án triển khai 6 năm rồi vẫn còn nằm đó. Vấn đề là cần nhìn lại chính chúng ta, chứ cũng chẳng do ai khác”, ông Nghĩa nói.

TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, tiền tệ quốc Quốc gia. Ảnh: Anh Huy.
TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, tiền tệ quốc Quốc gia. Ảnh: Anh Huy

Ngoài ra, theo ông Lê Xuân Nghĩa khủng hoảng của thị trường bất động sản là khủng hoảng phân khúc. Hiện nay, phân khúc thiếu nhất là nhà ở giá rẻ, cần phải bổ sung thêm nhiều nguồn cung để thị trường được phát triển dựa trên giá trị thực. Tuy nhiên đối với vấn đề này chúng ta vẫn chưa làm được.

“Mặc dù chúng ta cũng đã tập trung xử lý cho một số doanh nghiệp nhưng thị trường nhà ở giá rẻ vẫn chưa đâu vào đâu, chưa có tiến triển nào về thủ tục, chính sách, tài chính.

Đây là tử huyệt của thị trường mà theo tôi nên tập trung vào tháo gỡ để thị trường bất động sản đi lên”, ông Nghĩa nói thêm.

Liên quan đến vấn đề tài chính, theo ông Nghĩa phải có quỹ cho vay nhà ở hoặc quỹ tín thác nhà ở. Cùng với đó, đừng để cho những nhà phát triển bất động sản giá rẻ bị thiệt thòi tài chính so với nhà phát triển bất động sản thương mại.

Trong khi đó, GS.TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, để “giải cứu” thị trường bất động sản, cần có sự vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống chính trị.

Bởi vì ách tắc lớn nhất của thị trường bất động sản nằm ở quy hoạch và pháp luật. Trong đó, chúng ta chưa định hình quy hoạch trong phát triển thị trường bất động sản.

Theo ông Võ, quy hoạch trong cơ chế bao cấp là pháp lệnh, nhưng trong cơ chế thị trường là định hướng.

Trong khi đó, pháp luật Việt Nam luôn quy định chi tiết, vì vậy một nguyên tắc của pháp luật là điều chỉnh mô hình của hành vi chứ không điều chỉnh từng loại hành vi chi tiết.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Người thu nhập thấp than khó chạm tay được nhà ở xã hội

Minh Đức |

Nhiều người lao động thu nhập thấp mong muốn có nhà để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, tình trạng cung không đủ cầu, điều kiện khắt khe, thủ tục vay vốn rườm rà, lãi suất cao… đã khiến giấc mơ sở hữu nhà ở xã hội (NƠXH) của nhiều gia đình trở nên xa vời.

Nguồn cung thiếu trầm trọng, doanh nghiệp vẫn không mặn mà với nhà ở xã hội

Thạch Lam |

Lợi nhuận thấp, nguồn vốn tắc nghẽn, chi phí đầu vào tăng cao trong khi trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, mua bán nhà ở xã hội (NƠXH) phức tạp, gây tốn kém đã khiến không ít doanh nghiệp không mấy mặn mà đầu tư NƠXH.

Thiếu trầm trọng nhà ở an toàn dành cho công nhân

LƯƠNG HẠNH |

Nguồn cung nhà ở không đủ đáp ứng nhu cầu của công nhân, người lao động làm việc tại các khu công nghiệp nên họ phải tìm thuê hoặc mua những căn hộ không đảm bảo điều kiện an toàn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng an toàn của bản thân, gia đình và xã hội.

Trực tiếp kết quả ASIAD 19 ngày 3.10: Cầu mây nữ chuẩn bị thi bán kết

NHÓM PV |

Cập nhật kết quả của Đoàn thể thao Việt Nam tại ASIAD 19 trong ngày 3.10.

FWD Việt Nam kinh doanh có lãi, nợ nhân viên gần 57 tỉ đồng

Quang Dân |

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2023, có hai doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bao gồm Sun Life Việt Nam và Shinhan Life Việt Nam ghi nhận lợi nhuận âm. Trong khi đó, FWD Việt Nam có số tiền phải trả nhân viên gần 57 tỉ đồng.

Bị hại liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đồng loạt nộp hồ sơ tố cáo

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Rất nhiều bị hại liên quan đến các sai phạm của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các tổ chức, đơn vị khác đã bắt đầu đến cơ quan công an địa phương để nộp hồ sơ, giấy tờ liên quan phục vụ cho công tác điều tra.

Nhà ở công nhân Kim Chung: Ngã giá tiền lót tay bên trong trụ sở xí nghiệp

NHÓM PV |

Với giá "lót tay" từ 7 đến 10 triệu đồng cho một suất thuê nhà ở công nhân tại xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội), việc cò mồi, dắt mối chạy suất cho thuê nhà đã âm thầm diễn ra nhiều năm nay. Bên trong trụ sở của Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội (thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội), những cuộc ngã giá tiền "bôi trơn" suất thuê nhà ở công nhân được Lao Động ghi nhận.

Vụ giáo viên bạo hành trẻ 15 tháng: Nhóm trẻ hoạt động không phép

Vân Trang |

Nhóm trẻ mầm non tư thục tại huyện Gia Lâm (Hà Nội), nơi xảy ra vụ việc việc bé gái 15 tháng tuổi bị giáo viên bạo hành, hoạt động không phép.

Người thu nhập thấp than khó chạm tay được nhà ở xã hội

Minh Đức |

Nhiều người lao động thu nhập thấp mong muốn có nhà để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, tình trạng cung không đủ cầu, điều kiện khắt khe, thủ tục vay vốn rườm rà, lãi suất cao… đã khiến giấc mơ sở hữu nhà ở xã hội (NƠXH) của nhiều gia đình trở nên xa vời.

Nguồn cung thiếu trầm trọng, doanh nghiệp vẫn không mặn mà với nhà ở xã hội

Thạch Lam |

Lợi nhuận thấp, nguồn vốn tắc nghẽn, chi phí đầu vào tăng cao trong khi trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, mua bán nhà ở xã hội (NƠXH) phức tạp, gây tốn kém đã khiến không ít doanh nghiệp không mấy mặn mà đầu tư NƠXH.

Thiếu trầm trọng nhà ở an toàn dành cho công nhân

LƯƠNG HẠNH |

Nguồn cung nhà ở không đủ đáp ứng nhu cầu của công nhân, người lao động làm việc tại các khu công nghiệp nên họ phải tìm thuê hoặc mua những căn hộ không đảm bảo điều kiện an toàn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng an toàn của bản thân, gia đình và xã hội.