Chuyên gia: Cần thay đổi tư duy làm nhà ở xã hội

Thanh Thư |

Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2023 được dự báo sẽ diễn biến chậm lại. Tuy nhiên phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở bình dân sẽ tăng trưởng bởi dư địa phát triển rất lớn.

Nhu cầu đối với nhà ở xã hội, nhà giá rẻ rất lớn. Ảnh: Thanh Thư.
Nhu cầu đối với nhà ở có giá vừa phải là rất lớn. Ảnh: Thanh Thư.

Dư địa phát triển lớn

Theo đánh giá của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), năm 2023, thị trường bất động sản toàn cầu, trong đó có Việt Nam sẽ diễn biến chậm lại. Tuy nhiên, phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở bình dân sẽ tăng trưởng bởi dư địa phát triển đô thị vẫn đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, dự báo nhu cầu về nhà ở giai đoạn 2021 - 2030 sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt tại khu vực đô thị. Tỷ lệ dân số đô thị hiện khoảng 40% và sẽ tăng lên khoảng 45% vào năm 2030. Với tốc độ tăng dân số và nhu cầu nhà ở hiện tại, mỗi năm phải tăng thêm khoảng 70 triệu m2 nhà ở đô thị.

Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến các chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở xã hội.

Theo đó, Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP quy định: “Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2ha trở lên tại các đô thị loại đặc biệt và loại I hoặc từ 5ha trở lên tại các đô thị loại II và loại III phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội”.

Tuy nhiên, không phải dự án nhà ở thương mại nào cũng phù hợp để xây dựng nhà ở xã hội trong cùng dự án, nhất là tại các dự án nhà ở cao cấp, dự án nhà ở trung cấp. Việc bố trí 20% quỹ đất bên trong dự án đô thị, nhà ở thương mại vô hình trung sẽ phá vỡ tổng thể dự án. Điều này dẫn đến các tiện ích, cảnh quan trong dự án thiếu đồng bộ, giảm giá trị sử dụng của nhóm đối tượng cao cấp.

Ngược lại, người dân có thu nhập trung bình, thấp cũng sẽ khó có thể thích ứng được trong khu vực chất lượng cao. Kết hợp xã hội không thể đạt được bằng cách kết hợp nhiều nhóm đối tượng thu nhập khác nhau trong cùng một không gian sống. Tại một số địa phương như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, hầu hết các dự án đều có quy mô nhỏ, tại vị trí có giá trị lớn, việc yêu cầu bố trí quỹ đất 20% là rất khó thực hiện.

Cần thay đổi tư duy làm nhà ở xã hội

Theo ông Nguyễn Chí Thanh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam: “Nếu phát triển nhà ở xã hội y hệt nhà ở thương mại rồi đưa ra những khung giá không phù hợp với điều kiện thị trường, các nhà đầu tư rõ ràng không quan tâm. Làm ra sản phẩm còn phải xin phê duyệt về giá bán, cùng những thủ tục thậm chí phức tạp hơn nhà ở thương mại, được miễn mỗi tiền sử dụng đất để làm lợi thế giảm giá thành”.

Ông Thanh nhấn mạnh cần phải thay đổi tư duy làm nhà ở xã hội. Phải làm để người dân có thể sinh sống lâu dài, hoặc khi họ vượt lên một tầm khác thì người đến sau có cơ hội sở hữu. Muốn tiết kiệm chi phí phải thực hiện các dự án quy mô lớn, còn làm nhỏ giá không thể giảm. Nếu không làm quy mô lớn, giá vốn khoảng 20 triệu/m2 là bình thường. Mặc dù vậy, khống chế giá cả lại làm giảm chất lượng nhà, người dân vào ở bị xuống cấp ngay.

Từ những lập luận này, ông Thanh đánh giá không nên chỉ nghĩ đến việc xây nhà ở xã hội giá rẻ, đồng thời cần có cơ chế, quy định để những người không thuộc diện sử dụng nhà ở xã hội nữa chuyển nhà cho nhóm người đang khó khăn hơn. Điều này giúp thị trường có tính uyển chuyển, thu hút nhà đầu tư, người dân cũng có cơ hội hưởng lợi.

Thanh Thư
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội: Đốc thúc các địa phương tập trung triển khai

Cao Nguyên |

Trước thực tế số lượng nhà ở thực tế chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng lớn của người dân, trong đó có công nhân và người thu nhập thấp, Bộ Xây dựng đốc thúc các địa phương tập trung triển khai thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Muốn đạt 35.000 căn nhà ở xã hội, thủ tục phải rút xuống dưới 100 ngày

Lê Thanh Phong |

Giai đoạn 2021-2025, TP.HCM đặt mục tiêu nhà ở xã hội là 35.000 căn, tương đương 2,5 triệu m2 sàn, cao gấp 2 - 3 lần giai đoạn 2016-2020.

Xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội: Tăng ưu đãi, miễn giảm thuế để hút doanh nghiệp tham gia

Cao Nguyên |

Để khuyến khích chủ đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), nhiều chính sách được đưa ra, trong đó có miễn, giảm tiền sử dụng đất; hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nên chú trọng vào phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Hiếu Anh |

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản có thể trở lại nhịp tăng trưởng vào cuối quý II năm nay. Chuyên gia cũng khuyến nghị nhà đầu tư cần chú trọng vào các phân khúc thị trường đang thiếu như nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, bất động sản công nghiệp.

Xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội Không có vốn, doanh nghiệp lấy gì để xây?

Cẩm Hà |

Không chỉ gặp khó khăn trong quy định chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị mới phải dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH), các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dẫn đến hiệu quả xây dựng NƠXH còn cách rất xa so với kỳ vọng.

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bị tước hàm Thiếu tướng

Vương Trần |

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ký quyết định tước cấp bậc hàm thiếu tướng công an nhân dân đối với cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội cần đáp ứng nguyện vọng của người lao động

Bạn đọc Nguyễn Đước |

Câu chuyện nhiều người lao động chầu chực, nằm ngủ trước cổng các cơ quan bảo hiểm xã hội để chờ làm thủ tục nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội xảy ra thời gian gần đây đã không còn là chuyện mới, chuyện hiếm nữa.

Xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội: Đốc thúc các địa phương tập trung triển khai

Cao Nguyên |

Trước thực tế số lượng nhà ở thực tế chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng lớn của người dân, trong đó có công nhân và người thu nhập thấp, Bộ Xây dựng đốc thúc các địa phương tập trung triển khai thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Muốn đạt 35.000 căn nhà ở xã hội, thủ tục phải rút xuống dưới 100 ngày

Lê Thanh Phong |

Giai đoạn 2021-2025, TP.HCM đặt mục tiêu nhà ở xã hội là 35.000 căn, tương đương 2,5 triệu m2 sàn, cao gấp 2 - 3 lần giai đoạn 2016-2020.

Xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội: Tăng ưu đãi, miễn giảm thuế để hút doanh nghiệp tham gia

Cao Nguyên |

Để khuyến khích chủ đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), nhiều chính sách được đưa ra, trong đó có miễn, giảm tiền sử dụng đất; hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nên chú trọng vào phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Hiếu Anh |

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản có thể trở lại nhịp tăng trưởng vào cuối quý II năm nay. Chuyên gia cũng khuyến nghị nhà đầu tư cần chú trọng vào các phân khúc thị trường đang thiếu như nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, bất động sản công nghiệp.

Xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội Không có vốn, doanh nghiệp lấy gì để xây?

Cẩm Hà |

Không chỉ gặp khó khăn trong quy định chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị mới phải dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH), các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dẫn đến hiệu quả xây dựng NƠXH còn cách rất xa so với kỳ vọng.