Muốn đạt 35.000 căn nhà ở xã hội, thủ tục phải rút xuống dưới 100 ngày

Lê Thanh Phong |

Giai đoạn 2021-2025, TP.HCM đặt mục tiêu nhà ở xã hội là 35.000 căn, tương đương 2,5 triệu m2 sàn, cao gấp 2 - 3 lần giai đoạn 2016-2020.

Nhưng xin lưu ý, thực hiện Chương trình phát triển nhà ở TPHCM giai đoạn 2016-2020, nhà ở xã hội chỉ có 15.000 căn, đạt 69% chỉ tiêu.

Đề ra mục tiêu thì nhiều, nhưng đạt tỉ lệ rất thấp, đó chính là vấn đề lớn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong việc triển khai các dự án nhà ở xã hội, trong đó doanh nghiệp kêu nhất là thủ tục. Các cơ quan nhà nước quá rề rà, chậm chạp, rất mệt mỏi, doanh nghiệp chán nản, ngại tham gia.

Nhận thấy được hạn chế do thủ tục, thành phố đã có những giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Cụ thể là rút ngắn quy trình, thủ tục đầu tư từ 345 ngày xuống còn 153 ngày đối với dự án nhà ở xã hội có nguồn gốc đất tư nhân. Đây là một bước cải cách rất đáng ghi nhận, nhưng theo ý kiến của đa số doanh nghiệp và các chuyên gia, vẫn còn quá nhiều thứ rườm rà, kéo dài cần cắt bỏ để rút ngắn xuống dưới 100 ngày.

Việc rút ngắn thời gian làm thủ tục không chỉ là đem lại lợi ích về thời gian, mà cho nhà đầu tư thấy quyết tâm của chính quyền trong việc triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội, sẵn sàng hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư.

Cho nên, TPHCM cần nghiên cứu để bỏ bớt các khâu không cần thiết, khai thác các ứng dụng công nghệ thay cho thủ công.

Ngoài việc rút ngắn thời gian làm thủ tục, còn có những hỗ trợ khác, phải nhanh chóng, hiệu quả, thì các dự án nhà ở xã hội mới sớm trở thành hiện thực.

Trong bài "Xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội: Tăng ưu đãi, miễn giảm thuế để hút doanh nghiệp tham gia" ra ngày 1.2, Báo Lao Động thông tin, theo Bộ Xây dựng, trong thời gian vừa qua, đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội được ban hành và đi vào cuộc sống, tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, bảo đảm hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia. Các dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài dự án, cho vay ưu đãi lãi suất thấp...

Các chính sách rất hấp dẫn, nhưng quan trọng nhất là ở chỗ thực hiện. Nếu doanh nghiệp đụng phải một rừng thủ tục mới tiếp cận được các lợi ích từ chính sách thì chẳng còn gì lợi ích.

Đưa ra cam kết rút ngắn các thủ tục nhưng có thực hiện đúng hay không mới là điều quan trọng.

"Trên bảo dưới không nghe" vẫn còn là căn bệnh trầm kha trong hệ thống hành chính công.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội: Tăng ưu đãi, miễn giảm thuế để hút doanh nghiệp tham gia

Cao Nguyên |

Để khuyến khích chủ đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), nhiều chính sách được đưa ra, trong đó có miễn, giảm tiền sử dụng đất; hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

Xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội Không có vốn, doanh nghiệp lấy gì để xây?

Cẩm Hà |

Không chỉ gặp khó khăn trong quy định chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị mới phải dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH), các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dẫn đến hiệu quả xây dựng NƠXH còn cách rất xa so với kỳ vọng.

Xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội: Nút thắt lớn nhất nằm ở quy định 20% quỹ đất

Cẩm Hà |

Trong các vướng mắc liên quan đến hoạt động xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) hiện nay, quy định dự án phát triển nhà ở, đô thị phải dành 20% quỹ đất để xây dựng NƠXH đang được cho là gây nhiều khó khăn nhất với các doanh nghiệp và thực tế đang làm hạn chế quỹ đất cho phát triển loại hình này.

Áp lực tuyển sinh đầu cấp: Cha mẹ cần thay đổi cách nghĩ

Tường Vân |

Áp lực, lo lắng trước một kỳ thi quan trọng là tâm lý chung khó tránh khỏi của học sinh và phụ huynh. Tại Hà Nội, hầu như tất cả những phụ huynh có con chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh đầu cấp đều mang tâm trạng này.

Cá nhân nào liên quan vụ cựu Chủ tịch Bình Thuận giao đất sai phạm?

Việt Dũng |

Trong vụ án giao 3 lô đất giá rẻ cho Công ty Tân Việt Phát, ngoài cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai và 11 bị can, Viện Kiểm sát còn xác định nhiều người liên quan.

"Đặc sản" miền Bắc quay trở lại: Ám ảnh với cảnh nồm ẩm

Phương Trang |

Sau Tết Nguyên đán, thời tiết miền Bắc đã bắt đầu bước vào những ngày mưa phùn, nồm ẩm. Nhiều gia đình đau đầu không biết xử lý nền nhà, cửa kính bị hấp hơi như thế nào.

Góc nhìn thể thao 97: V.League 2023 có đáng chú ý hơn từ tranh cãi?

NHÓM PV |

Hôm nay (3.2), Night Wolf V.League 2023 sẽ chính thức khởi tranh. Đây là mùa giải đã nóng lên ngay từ khâu chuẩn bị với các câu chuyện hậu trường. Góc nhìn thể thao số 97 cùng BLV Quang Huy trao đổi rõ hơn về vấn đề này.

Ngư dân Đà Nẵng đón lộc biển trong chuyến đi đầu năm

Nguyễn Linh |

Những chuyến đi biển đầu năm chở đầy cá, tôm vừa cập bến âu thuyền Thọ Quang, TP Đà Nẵng, mang đến cho người dân niềm phấn khởi và hy vọng vào một năm mới bội thu.

Xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội: Tăng ưu đãi, miễn giảm thuế để hút doanh nghiệp tham gia

Cao Nguyên |

Để khuyến khích chủ đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), nhiều chính sách được đưa ra, trong đó có miễn, giảm tiền sử dụng đất; hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

Xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội Không có vốn, doanh nghiệp lấy gì để xây?

Cẩm Hà |

Không chỉ gặp khó khăn trong quy định chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị mới phải dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH), các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dẫn đến hiệu quả xây dựng NƠXH còn cách rất xa so với kỳ vọng.

Xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội: Nút thắt lớn nhất nằm ở quy định 20% quỹ đất

Cẩm Hà |

Trong các vướng mắc liên quan đến hoạt động xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) hiện nay, quy định dự án phát triển nhà ở, đô thị phải dành 20% quỹ đất để xây dựng NƠXH đang được cho là gây nhiều khó khăn nhất với các doanh nghiệp và thực tế đang làm hạn chế quỹ đất cho phát triển loại hình này.