Bất động sản châu Âu đang tổn thương

Quý An (theo CNBC) |

Những lo ngại về ngành bất động sản ở châu Âu sẽ sụp đổ đang trên đà gia tăng.

Lãi suất lên cao đã làm tăng chi phí đi vay và làm giảm giá trị của ngành bất động sản ở châu Âu - lĩnh vực mà trong những năm gần đây luôn chiếm ưu thế trong khi lợi suất trái phiếu thấp.

Trong khi đó, việc Silicon Valley Bank (SVB) phá sản và cuộc giải cứu Credit Suisse đã làm dấy lên lo ngại về cái gọi là “vòng lặp diệt vong”, trong đó lĩnh vực ngân hàng bị tổn thương có thể kéo sang lĩnh vực bất động sản.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hồi đầu tháng đã cảnh báo về “những dấu hiệu dễ bị tổn thương rõ ràng” trong lĩnh vực bất động sản, với “sự sụt giảm tính thanh khoản của thị trường và sự điều chỉnh giá cả”, đồng thời kêu gọi các biện pháp hạn chế mới đối với các quỹ bất động sản thương mại để giảm thiểu rủi ro của một cuộc khủng hoảng thanh khoản.

Ngay trong tháng 2, các quỹ đầu tư ở châu Âu vào bất động sản đã ghi nhận dòng vốn chảy ra là 172 triệu bảng Anh (215,4 triệu USD) - một sự tương phản rõ rệt so với dòng vốn gần 300 triệu bảng được ghi nhận trong tháng 1.

Các nhà phân tích tại Citi nhận thấy, cổ phiếu bất động sản châu Âu sẽ giảm 20% - 40% trong khoảng thời gian từ năm 2023 đến năm 2024 do tác động của lãi suất cao hơn diễn ra. Trong trường hợp xấu nhất, lĩnh vực bất động sản thương mại có thể giảm mạnh tới 50% vào năm tới.

Pierre Gramegna - Giám đốc điều hành European Stability Mechanism - cho biết: “Tôi không thể bỏ qua nguy cơ khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản, cho cả tư nhân và bất động sản thương mại - nơi chúng tôi nhận thấy áp lực giảm giá ở cả Mỹ và châu Âu”.

Những lo ngại về ngành bất động sản ở châu Âu sẽ sụp đổ đang trên đà gia tăng (hình minh họa). Ảnh: Xinhua
Những lo ngại về ngành bất động sản ở châu Âu sẽ sụp đổ đang trên đà gia tăng (hình minh họa). Ảnh: Xinhua

Phân khúc văn phòng - một thành phần chính của thị trường bất động sản thương mại - đã nổi lên như một tâm bão của làn sóng lo ngại suy thoái tiềm ẩn do những thay đổi lớn hơn đối với mô hình làm việc từ xa sau đại dịch COVID-19.

“Mọi người lo ngại rằng, việc lên công ty làm chưa thực sự thành hiện thực, do đó vẫn có quá nhiều vị trí tuyển dụng và cũng có quá nhiều khoản cho vay trong lĩnh vực bất động sản đó. Đây chính là rủi ro” - Ben Emons, chiến lược gia danh mục đầu tư cấp cao của NewEdge Wealth, phân tích.

Theo ngân hàng Goldman Sachs, bất động sản thương mại chiếm khoảng 25% trong danh mục cho vay của các ngân hàng Mỹ. Con số này tăng lên tới 65% ở các ngân hàng nhỏ hơn - phân khúc tâm điểm của những căng thẳng gần đây. Các ngân hàng ở châu Âu có tỉ lệ là 9%.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nghĩ về một cuộc suy thoái sắp tới.

Pere Vinolas Serra - Giám đốc điều hành Công ty bất động sản Tây Ban Nha Inmobiliaria Colonial kiêm Chủ tịch Hiệp hội bất động sản công cộng châu Âu - đánh giá tình hình ở châu Âu có vẻ mạnh mẽ “một cách nghịch lý”.

Ông Serra cho hay, trong số các yếu tố khác nhau, xu hướng quay trở lại văn phòng ở châu Âu mạnh hơn so với Mỹ.

“Điều đáng chú ý là dữ liệu cho thấy nó tốt hơn bao giờ hết. Có điều gì đó hoàn toàn khác đang diễn ra ở Mỹ so với Châu Âu” - ông nói.

Tính đến cuối năm 2022, tỉ lệ văn phòng trống ở châu Âu ở mức khoảng 7%, thấp hơn nhiều so với mức 19% ở Mỹ, theo JLL. Serra cho hay, tỉ lệ trống hiện tại thậm chí còn thấp hơn, ở mức 0,2% ở Paris và 5% ở Madrid.

“Tôi chưa bao giờ thấy điều đó trong đời. Dữ liệu về tỉ lệ lấp đầy đang ở mức rất cao” - ông nói.

Ngân hàng JPMorgan cũng đồng tình với nhận định này, cho rằng những lo ngại về suy thoái của Mỹ sẽ lan sang châu Âu đã bị thổi phồng.

Các nhà phân tích tại ngân hàng cho biết: “Về cơ bản, chúng tôi tin rằng bất kỳ sự lây lan nào từ các ngân hàng Mỹ hoặc CRE (bất động sản thương mại) của Mỹ sang châu Âu là không hợp lý, do các động lực khác nhau của ngành”.

Trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng truyền thống của châu Âu sẽ cho vay 80% giá trị của một tòa nhà. Ngày nay, tỉ lệ này hiếm khi vượt quá 60%.

Quý An (theo CNBC)
TIN LIÊN QUAN

Tháo gỡ pháp lí để khôi phục thị trường vốn cho bất động sản

Gia Miêu |

Việc rà soát và tháo gỡ pháp lí cho dự án bất động sản sẽ là chìa khóa cho sự khôi phục của thị trường trái phiếu và tín dụng, 2 kênh dẫn vốn vô cùng quan trọng để doanh nghiệp phát triển dự án.

Loạt dự án bất động sản cần chấn chỉnh việc giao dịch, chuyển nhượng

DUY TUẤN |

Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận vừa ra thông báo chấn chỉnh việc giao dịch, mua bán và chuyển nhượng các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh.

Những phân khúc bất động sản ít người quan tâm vẫn âm thầm tăng giá

ANH HUY |

Mặc dù thị trường bất động sản đang trong giai đoạn chững lại, giao dịch ít thậm chí giá giảm nhưng phân khúc Văn phòng và Bán lẻ dù ít người quan tâm vẫn âm thầm tăng giá thuê trong năm qua.

Chật vật bên trong khu tập thể từng là khách sạn đắt đỏ bậc nhất Hà Nội

Lan Nhi |

Từng là một khách sạn cao cấp người Pháp xây dựng tại Hà Nội cách đây hơn 80 năm, do sức ép của quá trình đô thị hóa, công trình hiện tại đã trở thành khu nhà tập thể với hàng chục hộ dân sinh sống.

Bạo lực học đường dưới góc nhìn của chuyên gia tâm lý

Minh Hà |

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường, có những vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vậy, làm gì để môi trường học đường thực sự an toàn? Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang về vấn đề này.

NSƯT Hoàng Hải: "Tôi cũng trải qua những cay đắng cuộc đời giống Lưu Nát"

Nhóm PV |

NSƯT Hoàng Hải có buổi chia sẻ đặc biệt với Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động về những trải nghiệm cuộc sống anh đã đưa vào vai Lưu Nát để vai diễn sinh động, chân thực qua bộ phim "Cuộc đời vẫn đẹp sao".

Biến động chính sách du lịch trên thế giới hậu COVID-19: Thu phí, cấm đi xe máy

Thanh Hà |

Các điểm du lịch nổi tiếng thế giới ở Italy, Thái Lan, Indonesia... đang có điều chỉnh quy định với khách du lịch.

Một doanh nghiệp bị xử phạt nặng vì che giấu thông tin

TRÍ MINH |

Công ty Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn vừa bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt do không báo cáo các thông tin theo quy định.

Tháo gỡ pháp lí để khôi phục thị trường vốn cho bất động sản

Gia Miêu |

Việc rà soát và tháo gỡ pháp lí cho dự án bất động sản sẽ là chìa khóa cho sự khôi phục của thị trường trái phiếu và tín dụng, 2 kênh dẫn vốn vô cùng quan trọng để doanh nghiệp phát triển dự án.

Loạt dự án bất động sản cần chấn chỉnh việc giao dịch, chuyển nhượng

DUY TUẤN |

Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận vừa ra thông báo chấn chỉnh việc giao dịch, mua bán và chuyển nhượng các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh.

Những phân khúc bất động sản ít người quan tâm vẫn âm thầm tăng giá

ANH HUY |

Mặc dù thị trường bất động sản đang trong giai đoạn chững lại, giao dịch ít thậm chí giá giảm nhưng phân khúc Văn phòng và Bán lẻ dù ít người quan tâm vẫn âm thầm tăng giá thuê trong năm qua.