Indonesia nỗ lực thoát khỏi phụ thuộc du lịch Bali

Thanh Hà |

Indonesia đã chỉ định 5 danh lam thắng cảnh là "điểm du lịch siêu ưu tiên" trong nỗ lực chấm dứt sự phụ thuộc vào hòn đảo du lịch nổi tiếng thế giới Bali.

Chính phủ Indonesia sẽ đầu tư cho cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh các chiến dịch quảng bá cho 5 điểm đến này.

Việc Indonesia chỉ định 5 "điểm du lịch siêu ưu tiên" nhằm cung cấp cho khách du lịch nhiều lựa chọn hơn và tăng doanh thu du lịch của đất nước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Du lịch của Indonesia vốn phụ thuộc nhiều vào Bali.

"Chính phủ sẽ tận dụng hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á như sự kiện quảng bá cho Labuan Bajo - một trong những điểm du lịch siêu ưu tiên" -  Tổng thống Joko "Jokowi" Widodo chia sẻ ngày 14.3 khi đến thăm địa điểm ở tỉnh Đông Nusa Tenggara trên đảo Flores, phía đông Bali.

Thị trấn ven biển Labuan Bajo nổi tiếng với những ngọn núi và bãi biển tuyệt đẹp. Labuan Bajo cũng đóng vai trò là cửa ngõ vào đảo Komodo - nơi sinh sống của những con rồng Komodo có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, ở Labuan Bajo, sân bay, đường sá và khách sạn có chất lượng kém hơn nhiều so với ở Bali.

Indonesia là chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm nay và Tổng thống Widodo có kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh ở Labuan Bajo vào tháng 5. Khi đảm nhận cương vị Chủ tịch G20 vào năm ngoái, chính phủ Indonesia muốn tổ chức hội nghị thượng đỉnh ở Labuan Bajo nhưng phải từ bỏ vì lý do an ninh và cơ sở hạ tầng.

Kể từ khi nhậm chức năm 2014, Tổng thống Joko "Jokowi" Widodo đã nỗ lực đưa du lịch trở thành trụ cột của nền kinh tế Indonesia. Trong năm tiếp theo, ông đã chọn ra 10 điểm đến ưu tiên được đánh giá là có tiềm năng trở thành điểm đến thu hút khách du lịch quốc tế nổi tiếng như Bali. Trong số 10 điểm đến này, có 5 điểm được xếp vào diện “siêu ưu tiên” được hưởng ưu đãi. Đó là Labuan Bajo, Hồ Toba, Yogyakarta, Mandalika và Likupang.

Chính phủ có kế hoạch dành 18,9 nghìn tỉ rupiah (1,26 tỉ USD) từ năm 2020 đến năm 2024 cho các dự án cơ sở hạ tầng, hoạt động quảng bá và đào tạo nhân sự tại 5 điểm đến. Khi đại dịch COVID-19 lắng xuống, ngành du lịch được kỳ vọng sẽ phục hồi. Chính phủ Indonesia sẽ xem xét có nên tăng ngân sách hay không.

Năm điểm đến nằm rải rác khắp đất nước, phản ánh chính sách của tổng thống nhằm giải quyết việc các nguồn lực tập trung vào Java, hòn đảo có thủ đô Jakarta, nhằm đạt được sự phát triển cân bằng hơn trên khắp Indonesia.

Hồ Toba ở phía bắc đảo Sumatra là điểm đến cực tây trong số 5 điểm đến "siêu ưu tiên". Đây là hồ miệng núi lửa lớn nhất thế giới, được tạo ra từ những vụ phun trào núi lửa khổng lồ cổ đại. Để quảng bá cho địa điểm này, chính phủ Indonesia đã tổ chức cuộc họp với các chức sắc nước ngoài tại địa điểm này và tổ chức cuộc đua thuyền máy quốc tế.

Michiyo Kasai - làm việc tại một công ty Nhật Bản ở Indonesia - đã đến thăm hồ Toba vào kỳ nghỉ tháng Hai. “Ở đây yên tĩnh hơn so với các khu nghỉ dưỡng bãi biển và thiên nhiên mộc mạc có tác dụng xoa dịu" - cô nói. Du khách người Nhật Bản cho hay, ở đây cũng có suối nước nóng phục vụ du khách.

Theo Nikkei, Indonesia đã không tận dụng hết các cảnh quan rộng lớn và đa dạng mà phụ thuộc vào Bali để có doanh thu du lịch. Trong số 16,1 triệu lượt khách nước ngoài tới Indonesia năm 2019, gần 40% là du khách đến Bali. Chính quyền tỉnh Bali cho biết, hòn đảo chiếm 30% đến 40% dự trữ ngoại tệ của đất nước thu được thông qua du lịch.

Cuộc khảo sát của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới nhận thấy, đóng góp của ngành du lịch Indonesia vào tổng sản phẩm quốc nội là 5,6% trong năm 2019. Con số này nhỏ hơn so với mức 20,3% của Thái Lan và 7% của Việt Nam.

Lượng du khách nước ngoài đến Indonesia năm 2021 giảm hơn 90% so với mức đỉnh năm 2019. Một số nhà phân tích cho rằng, du lịch trên toàn thế giới khó có thể quay trở lại mức trước đại dịch. Những nỗ lực của Indonesia nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Bali có thể cho thấy liệu nhận định này có đúng hay không.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Mã QR xâm nhập nền kinh tế phi chính thức hàng tỉ USD của Indonesia

Thanh Hà |

Từ những xe bán đồ ăn dọc đường phố ồn ào của Jakarta đến những khu chợ tươi sống ở những ngôi làng xa xôi nhất của Indonesia, mã QR đang trở nên phổ biến.

Cơ hội đón đầu nền kinh tế số đang lên ở Indonesia

Thanh Hà |

Pang Xue Kai, công dân Singapore, chuyển tới Jakarta (Indonesia) năm 2018, khi anh 28 tuổi.

Indonesia điều chỉnh cách thu hút du mục kỹ thuật số

Thanh Hà |

Indonesia đang điều chỉnh lại thị thực cấp cho những người du mục kỹ thuật số (digital nomad) như một phần trong nỗ lực thu hút người nước ngoài có tay nghề và thu nhập cao.

Sửa Luật Đất đai: Có tạo thời cơ vàng cho “đại bàng và chim sẻ” về làm tổ?

Vương Trần - Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ việc sửa đổi Luật Đất đai lần này có tạo điều kiện cho nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận đất đai sản xuất nhằm tận dụng cơ hội ngàn năm của đất nước về dân số vàng, địa điểm vàng, "thời cơ vàng cho các đại bàng cũng như chim sẻ về làm tổ không?".

GDP cả năm vẫn có khả năng đạt mức tăng trưởng 6,5%

TRÍ MINH |

Mới đây, TS Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa công bố những dự báo về kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP năm 2023 sau những kết quả đạt được ở quý I/2023.

5 xe ô tô va chạm liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Trung Lương

An Long |

Khoảng 23h30 ngày 6.4.2023, trên cao tốc TPHCM - Trung Lương, đoạn qua xã Lợi Bình Nhơn, TP. Tân An, tỉnh Long An xảy ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 5 xe ô tô.

Lập trường bất ngờ của Mỹ về lộ trình Ukraina gia nhập NATO

Ngọc Vân |

Mỹ phản đối nỗ lực của các đồng minh nhằm tạo điều kiện cho Ukraina gia nhập NATO.

Xử lý thế nào các video clip phản cảm?

Trần Việt |

Thời gian gần đây, dư luận nóng lên vì nhiều sản phẩm video clip trên không gian mạng có nội dung không lành mạnh, thậm chí phản cảm. Có một số ý kiến cho rằng, các video clip trên là dạng phim ngắn-Web Drama vì thế Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phải chịu trách nhiệm quản lý. Nhưng các video clip đó có thực là phim và nếu không phải là phim thì ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý?

Mã QR xâm nhập nền kinh tế phi chính thức hàng tỉ USD của Indonesia

Thanh Hà |

Từ những xe bán đồ ăn dọc đường phố ồn ào của Jakarta đến những khu chợ tươi sống ở những ngôi làng xa xôi nhất của Indonesia, mã QR đang trở nên phổ biến.

Cơ hội đón đầu nền kinh tế số đang lên ở Indonesia

Thanh Hà |

Pang Xue Kai, công dân Singapore, chuyển tới Jakarta (Indonesia) năm 2018, khi anh 28 tuổi.

Indonesia điều chỉnh cách thu hút du mục kỹ thuật số

Thanh Hà |

Indonesia đang điều chỉnh lại thị thực cấp cho những người du mục kỹ thuật số (digital nomad) như một phần trong nỗ lực thu hút người nước ngoài có tay nghề và thu nhập cao.