Vụ cô giáo quăng quật trẻ mầm non: Bạo hành trẻ em là một thảm họa

Phạm Đông |

Liên quan đến vụ việc nghi vấn cô giáo mầm non thả trẻ rơi xuống chiếu, Phòng GDĐT thành phố và Công an TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã vào cuộc, bước đầu xác định cơ sở mầm non này có dấu hiệu hành bạo hành trẻ em.

Video ghi lại hình ảnh 2 cô giáo mầm non xách tay các cháu bé và quăng quật trong giờ nghỉ trưa.

Ngày 11.4, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip khoảng 3 phút, ghi lại hình ảnh tại một cơ sở giáo dục mầm non tư thục Đồ Rê Mí trên địa bàn TP.Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) có dấu hiệu bạo hành trẻ em.

Cụ thể, 2 cô giáo mầm non đã có những hành động như xách tay các bé rồi quăng lên đệm, nhấc tay, quăng quật các bé, giật gối ngủ. Thậm chí, có cô giáo xách một tay cháu bé rồi thả rơi tự do xuống chiếu để bắt các bé ngủ trưa.

Ngay khi được đăng tải, video này đã thu hút sự theo dõi, bình luận và chia sẻ của cộng đồng mạng. Các ý kiến đều bày tỏ thái độ bức xúc, phẫn nộ và lên án hành động phản giáo dục này.

Bạn đọc Nguyễn Thư cho biết, chị đã không dám xem hết clip vì nó quá dã man, hành động xách tay các bé, quăng quật trẻ nhỏ là không thể chấp nhận. Rất có thể các em đã bị các cô giáo này đối xử như vậy trong một thời gian dài. Do vậy, các cơ quan chức năng cần điều tra và xử lý nghiêm hành động phản giáo dục này.

Bạn đọc Trần Mình bình luận, sự thực là người lớn chúng ta đang mắc nợ những trẻ em bị bạo hành vì đã không tạo cho các em một môi trường sống, môi trường giáo dục an toàn. Hành vi dùng tay lôi các cháu bé rồi thả tự do xuống chiếu ngủ, nhấc tay và quăng quật các bé, thậm chí giật gối ngủ là khó có thể chấp nhận, cần nghiêm trị để làm gương.

“Những hệ lụy của hình thức bạo lực mang lại những hậu quả khôn lường, không chỉ trong hiện tại mà ảnh hưởng lâu dài đến cả tương lai của các em. Bạo lực sẽ khiến các em bị đau đớn về thể xác, tâm lý sợ hãi, hoang mang, chạy trốn, thiếu tự tin và sợ đến lớp học” – bạn đọc Mai Phạm nêu ý kiến.

Cùng quan điểm, bạn đọc Lương Hùng cho rằng, việc trẻ bị bạo hành khi đến lớp sẽ để lại những cú sốc tâm lí ảnh hưởng nặng nề về sau. Bạo hành kéo dài sẽ ảnh hưởng đến phát triển nhân cách. Cần chấm dứt ngay bạo lực thân thể học sinh.

Hai cô giáo có hành vi thô bạo với học sinh.
Hai cô giáo có hành vi thô bạo với học sinh.

Theo bạn đọc Lê Hoa, dù các cô giáo, bảo mẫu có đưa ra lý do trẻ khóc, trẻ hiếu động, trẻ không chịu ăn, hay vì áp lực công việc để đánh đập, dọa nạt thì cũng không thể biện minh được cho những hành vi nhẫn tâm của mình.

“Đừng đặt tương lai trẻ thơ nằm sau áp lực công việc. Nếu bản thân quá áp lực, giáo viên có thể nghỉ ngơi, tránh trường hợp khi mệt mỏi, nóng giận vẫn tiếp xúc với học sinh. Trẻ mầm non còn nhỏ, khó tránh khỏi những nghịch ngợm, không vâng lời. Do đó, khi cảm thấy tinh thần không tốt thì nên hạn chế tiếp tục đứng lớp chăm trẻ để tránh những hành động đáng tiếc có thể xảy ra" - bạn đọc Nguyễn Hằng nói.

Trong khi đó, bạn Thành Long cho rằng, từ vụ việc trên, các cơ quan chức năng địa phương phải có trách nhiệm hơn trong việc cấp phép, kiểm tra giám sát thường xuyên đối với hoạt động của các cơ sở mầm non trên địa bàn. Nơi nào thực hiện sai thì phải có chế tài xử lý nghiêm và kịp thời đúng người, đúng tội.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh: Điều tra nghi vấn cô giáo mầm non thả trẻ rơi xuống chiếu

T.N.D |

Trường Mầm non tư thục Đồ Rê Mí ở tổ 8, khu 9, phường Hồng Hà, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã bị UBND phường Hồng Hà ký quyết định tạm đình chỉ hoạt động để xác minh, làm rõ nghi vấn bạo hành trẻ em trên đoạn clip đang phát tán trên mạng xã hội.

Ngăn bạo lực, xâm hại học sinh: Bắt đầu bằng tôn trọng quyền trẻ em

Khánh Linh |

Thời gian qua xảy ra liên tiếp các vụ bạo lực học đường khiến dư luận bức xúc. Nguyên nhân đến từ việc giáo viên không tôn trọng quyền trẻ em, hoặc chưa có kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm, đặc biệt khi học sinh mắc lỗi.

Nữ sinh Quảng Ninh bị đánh: Bạo lực học đường hay gây rối trật tự?

HUYÊN NGUYỄN |

Vụ nữ sinh Quảng Ninh bị một nhóm 10 người đánh xảy ra ngoài nhà trường nên trách nhiệm xử lý chính sẽ do chính quyền địa phương, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho hay.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Quảng Ninh: Điều tra nghi vấn cô giáo mầm non thả trẻ rơi xuống chiếu

T.N.D |

Trường Mầm non tư thục Đồ Rê Mí ở tổ 8, khu 9, phường Hồng Hà, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã bị UBND phường Hồng Hà ký quyết định tạm đình chỉ hoạt động để xác minh, làm rõ nghi vấn bạo hành trẻ em trên đoạn clip đang phát tán trên mạng xã hội.

Ngăn bạo lực, xâm hại học sinh: Bắt đầu bằng tôn trọng quyền trẻ em

Khánh Linh |

Thời gian qua xảy ra liên tiếp các vụ bạo lực học đường khiến dư luận bức xúc. Nguyên nhân đến từ việc giáo viên không tôn trọng quyền trẻ em, hoặc chưa có kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm, đặc biệt khi học sinh mắc lỗi.

Nữ sinh Quảng Ninh bị đánh: Bạo lực học đường hay gây rối trật tự?

HUYÊN NGUYỄN |

Vụ nữ sinh Quảng Ninh bị một nhóm 10 người đánh xảy ra ngoài nhà trường nên trách nhiệm xử lý chính sẽ do chính quyền địa phương, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho hay.