Đừng lấy danh nghĩa kỷ luật gây tổn thương về mặt thân thể học sinh

L.HOA |

Các chuyên gia cho rằng, lấy danh nghĩa kỷ luật để hạ thấp, xúc phạm danh dự, gây tổn thương về mặt thân thể và tâm lý cho trẻ em là không thể chấp nhận được.

Vừa qua, tại tỉnh Quảng Bình và Nam Định, các vụ bạo lực trẻ em ở trường học gây bức xúc trong dư luận xã hội chưa lắng xuống, thì một giáo viên tại Hà Nội bị "tố" yêu cầu các bạn trong lớp tát một học sinh 50 cái vì nói chuyện.

Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Trẻ em cho biết, gần đây, những vụ bạo lực học đường bắt đầu từ chủ thể là người dạy học. Không chỉ giáo viên bạo hành trẻ mà chính giáo viên còn tổ chức cho các học sinh khác bạo hành trẻ. Như vậy, sẽ không dừng lại ở một học sinh bị ảnh hưởng mà nhiều học sinh khác cũng chịu tổn thương từ hình thức xử phạt của giáo viên.

Phân tích về nguyên nhân của những sự việc trên, Cục trưởng Cục Trẻ em cho rằng, thứ nhất, nguyên nhân xuất phát từ đạo đức của nhà giáo. Không có quốc gia, ngành giáo dục nào cho phép thầy bạo hành trò, đặc biệt trong xã hội văn minh và không đạo lý nào cho phép giáo viên gây tổn thương và xúc phạm đến học sinh.

Thứ hai, đào tạo về chuyên môn, cập nhật kỹ năng giảng dạy và truyền đạt cho học sinh đang có vấn đề. Cần đưa vào giảng dạy trong nhà trường, cập nhật kiến thức cho giáo viên đứng lớp về kỹ năng kỷ luật khi đứng lớp, kỷ luật không bạo lực.

“Kỷ luật trong trường học là cần thiết nhưng không được kỷ luật đến mức vi phạm pháp luật. Những vụ bạo lực vừa qua, giáo viên hoàn toàn không hiểu về quyền của trẻ em, quyền của người học. Giáo viên lấy danh nghĩa kỷ luật để hạn thấp, xúc phạm danh dự của trẻ, gây tổn thương về mặt thân thể và tâm lý cho trẻ đó là không thể chấp nhận”, ông Nam nhấn mạnh.

Từ vụ việc một giáo viên tại Hà Nội bị “tố” đã yêu cầu các bạn trong lớp tát một học sinh 50 cái, theo ông Nam, hiện vụ việc vẫn chưa có kết luận, nhưng dưới sự giám sát của giáo viên mà để xảy ra sự việc như vậy trong lớp là không được.

Ông Nam cho rằng, những giáo viên để cho những sự việc đó diễn ra hoặc tổ chức để thực hiện những hành vi đó là có vấn đề về tâm lý. Ngành giáo dục cần triển khai tích cực hơn nữa công tác tâm lý học đường kết hợp công tác xã hội trong trường học.

“Cần căn cứ vào mức độ gây tổn thương cho học sinh, giáo viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bao gồm cả xử phạt hành chính cũng như vi phạm hình sự thì bị xử lí về mặt hình sự”, ông Nam nói thêm.

Để giảm thiểu tình trạng trên, Cục trưởng Cục trẻ em cho rằng: “Chúng ta cần có quy trình thống nhất để Bộ GDĐT hướng dẫn cho tất cả các trường học, hiệu trưởng, giáo viên, các cán bộ quản lý khác. Khi trẻ em bi xâm hại trong trường học, chúng ta phải cung cấp ngay thông tin, thông báo đến cơ quan chức năng để phối hợp hỗ trợ bảo vệ nạn nhân, các cơ quan tư pháp và công an”.

L.HOA
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Thiết lập và công khai đường dây nóng xử lý bạo lực học đường

NH |

Sở Giáo dục Đào tạo (GDĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị thiết lập, công khai đường dây nóng để xử lý kịp thời các thông tin liên quan đến an ninh, an toàn trường học và bạo lực học đường

Sau 2 vụ cô giáo “quyền lực”: Cần dạy trẻ kỹ năng ứng phó tình huống "bạo lực học đường"

Khánh Hạ - Hà Phương |

Những hành vi bạo lực không phải những hành vi được dự kiến trước, mà đều xảy ra bất ngờ với cả thầy và trò. Vì vậy, không thể để xảy ra những sự việc đáng tiếc mới tìm cách ứng phó!

Bạo lực học đường: Giáo viên ơi, đừng vì thỏa mãn “cái tôi”

LÊ PHI LONG |

Sau 1 tuần bị nghỉ học để “ổn định tinh thần”, làm rõ hành vi xúc phạm, bóp cổ cô giáo, ngày 9.3 em N.V.M.T (HS lớp 8 trường THCS Tân Thạch, H.Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã đi học trở lại.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Hà Nội: Thiết lập và công khai đường dây nóng xử lý bạo lực học đường

NH |

Sở Giáo dục Đào tạo (GDĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị thiết lập, công khai đường dây nóng để xử lý kịp thời các thông tin liên quan đến an ninh, an toàn trường học và bạo lực học đường

Sau 2 vụ cô giáo “quyền lực”: Cần dạy trẻ kỹ năng ứng phó tình huống "bạo lực học đường"

Khánh Hạ - Hà Phương |

Những hành vi bạo lực không phải những hành vi được dự kiến trước, mà đều xảy ra bất ngờ với cả thầy và trò. Vì vậy, không thể để xảy ra những sự việc đáng tiếc mới tìm cách ứng phó!

Bạo lực học đường: Giáo viên ơi, đừng vì thỏa mãn “cái tôi”

LÊ PHI LONG |

Sau 1 tuần bị nghỉ học để “ổn định tinh thần”, làm rõ hành vi xúc phạm, bóp cổ cô giáo, ngày 9.3 em N.V.M.T (HS lớp 8 trường THCS Tân Thạch, H.Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã đi học trở lại.