Vì sao người dân chưa nhận đền bù để giao đất cho dự án Công viên Tràng An?

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau gần 15 năm "sống treo" giữa dự án Công viên văn hóa Tràng An, đến nay hơn 80 hộ dân (tại xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình vẫn chưa nhận đền bù để bàn giao mặt bằng cho dự án, khiến dự án gần 2.000 tỉ đồng này đang bị chậm tiến độ.

Theo tìm hiểu của PV Lao Động, năm 2009, UBND tỉnh Ninh Bình có quyết định thực hiện dự án Công viên văn hóa Tràng An. Hơn 80 hộ dân thôn Ích Duệ, xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình nằm trong quy hoạch bị thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ dự án.

Nhiều gia đình sống trong những căn nhà xập xệ suốt gần 15 năm nay. Ảnh: Diệu Anh
Nhiều gia đình tại thôn Ích Duệ phải sống trong những căn nhà xập xệ suốt gần 15 năm nay. Ảnh: Diệu Anh

Dự án do Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư với tổng nguồn vốn là 1.866 tỉ đồng. UBND thành phố Ninh Bình là đơn vị được giao thực hiện giải phóng mặt bằng để bàn giao cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay, sau gần 15 năm, dự án vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, hơn 80 hộ dân vẫn phải "sống treo" giữa dự án.

Anh Lê Văn Thiện (thôn Ích Duệ, xã Ninh Nhất) cho biết, gần 15 năm qua, các hộ dân chúng tôi phải "sống treo", đi không được, ở không xong vì chưa biết dự án triển khai thế nào, việc đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư ra sao. Dự án kéo dài hơn chục năm đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân chúng tôi cả về tinh thần lẫn vật chất.

"Hiện nay nhiều nhà dân thôn Ích Duệ trong danh sách thu hồi đất đã xuống cấp xập xệ, mưa thì dột, nắng thì nóng. Người dân phải sống chung cảnh tồi tàn hơn chục năm qua, nhiều gia đình các thế hệ sống chung dưới mái nhà chật hẹp nhưng không được cơi nới, sửa chữa" - anh Thiện bức xúc.

UBND xã Ninh Nhất phải lập một điểm riêng để tiếp và hướng dẫn những công dân thôn Ích Duệ. Ảnh: Diệu Anh
UBND xã Ninh Nhất phải lập một điểm riêng để giải đáp những ý kiến, kiến nghị của công dân thôn Ích Duệ. Ảnh: Diệu Anh

Trao đổi với PV Lao Động, ông Vũ Quang Ngọc, Chủ tịch UBND xã Ninh Nhất cho biết, năm 2019, UBND thành phố Ninh Bình đã kê khai, kiểm đếm theo quy trình và ban hành các kế hoạch thông báo thu hồi đất, tổ chức kê khai, kiểm đếm, dự thảo phương án và công khai lấy ý kiến của người dân. Tuy nhiên, người dân không đồng thuận vì cho rằng giá đền bù cho đất vườn, đất ao cùng thửa đất với nhà ở của người dân quá thấp nên đã kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét lại.

Đến đầu năm 2023, UBND thành phố Ninh Bình tiếp tục dự thảo phương án và công khai lấy ý kiến các hộ dân để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, hầu hết các hộ dân vẫn không nhất trí với phương án, giá đền bù của UBND thành phố Ninh Bình.

Theo ông Ngọc, hiện nay các hộ dân đang kiến nghị 8 nội dung, trong dó chủ yếu là các nội dung liên quan đến giá đền bù đối với đất vườn, đất ao và giá đất tái định cư...

"Người dân ở đây cho rằng với mức đền bù 120.000 đồng/m2 đất ao, vườn là quá thấp. Bên cạnh đó, giá đất tái định cư lại giao cao hơn so với giá đất ở thu hồi của người dân" - ông Ngọc cho hay.

Cũng theo ông Ngọc, hiện nay người dân đang kiến nghị đền bù giá đất ao, vườn phải bằng 50% giá đất ở, tuy nhiên theo quy định của Nhà nước thì điều này là không thể được.

"Việc thu hồi đất và mức giá đền bù của từng loại đất được thực hiện theo quy định của pháp luật, không thể làm khác được" - ông Ngọc nói.

Không đồng ý với mức giá đền bù do UBND thành phố Ninh Bình đưa ra, các hộ dân ở đây đã làm đơn gửi lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình để cầu cứu. Tuy nhiên, đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết.

Theo đại diện lãnh đạo UBND thành phố Ninh Bình cho biết, các hộ dân có ý kiến về giá đền bù đất vườn ao chưa hợp lý, giá đất khu tái định cư cao hơn giá đất bị thu hồi đền bù... Các ý kiến này UBND thành phố Ninh Bình đã ghi nhận và báo cáo với UBND tỉnh Ninh Bình để xem xét. Đồng thời, UBND thành phố Ninh Bình đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh để tìm phương án tháo gỡ.

"Hiện UBND thành phố Ninh Bình đã phê duyệt phương án đền bù cho 51 hộ, trong đó có 13 hộ đã đồng ý và ký nhận tiền đền bù, số còn lại chúng tôi đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để giải quyết" - đại diện lãnh đạo UBND thành phố Ninh Bình cho hay.

DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

Xử lý nghiêm các công trình xâm hại Di sản thế giới Tràng An tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Trước tình trạng hàng loạt công trình xây dựng trái phép,  xâm phạm nghiêm trọng đến Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An (Di sản Tràng An), UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm đối với các công trình vi phạm.

Loay hoay tìm phương án xử lý phố đi bộ "chết yểu" tại thành phố Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau hơn 5 năm đưa vào hoạt động, phố đi bộ Ninh Bình rơi vào tình trạng hoang tàn, "chết yểu" vì không có khách, các hoạt động ở đây cũng dừng hoạt động. Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu UBND thành phố Ninh Bình phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá khả năng hoạt động, hiệu quả và đề xuất phương án xử lý đối với tuyến phố đi bộ này.

Công viên động vật hoang dã tại Ninh Bình: 10 năm vẫn dở dang do thiếu vốn

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Dự án Công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình được triển khai xây dựng từ năm 2014, với quy mô gần 1.500m2. Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai xây dựng, đến nay, dự án vẫn dở dang do thiếu vốn và vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Dự báo mưa dông diện rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ, có nơi mưa rất to

AN AN |

Dự báo từ chiều tối nay 14.7 Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đều có mưa dông diện rộng. Trong đó khu vực vùng núi Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa trên 150mm.

Giáo viên tát, đá vào người trẻ mầm non tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Một đoạn video vừa được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook ghi lại cảnh một giáo viên mầm non dùng tay tát vào mặt một trẻ mầm non, sau đó lôi cháu vào phòng và tiếp tục dùng chân đạp vào người.

Sinh viên ngành y băn khoăn khi chứng kiến trạm y tế vắng bóng bệnh nhân

VÂN HI |

Như Lao Động đã thông tin, hiện nay, nhiều trạm y tế rơi vào cảnh vắng bóng bệnh nhân vì người dân không mặn mà đến khám, chữa bệnh. Vắng bóng bệnh nhân, nhiều nhân viên trạm y tế "rỗi nghề", sinh viên đang theo học ngành y cũng chông chênh, mang tâm lí chán nản.

Bamboo lên tiếng sau thông tin một hãng hàng không xin bảo hộ phá sản

Hiếu Anh |

Thời gian vừa qua, dư luận xôn xao thông tin một hãng hàng không xin bảo hộ phá sản. Bamboo Airways lên tiếng về hoạt động của công ty.

Vịnh Hạ Long mênh mông, tuyệt đẹp, sao cứ “nhốt” du khách trên tàu?

Nguyễn Hùng |

Theo quy định, việc 3 tàu nghỉ đêm ngày 12.7.2023 tự ý đưa du khách vào bãi cát Bàn Chân giữa vịnh Hạ Long để du khách vui chơi là sai. Nhưng, việc này một lần nữa làm “nóng” lại các kiến nghị của cộng đồng những người làm du lịch và cả du khách từ nhiều năm nay, rằng không thể cứ “nhốt” du khách trên tàu trong tour 2-3 ngày lênh đênh trên vịnh Hạ Long.

Xử lý nghiêm các công trình xâm hại Di sản thế giới Tràng An tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Trước tình trạng hàng loạt công trình xây dựng trái phép,  xâm phạm nghiêm trọng đến Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An (Di sản Tràng An), UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm đối với các công trình vi phạm.

Loay hoay tìm phương án xử lý phố đi bộ "chết yểu" tại thành phố Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau hơn 5 năm đưa vào hoạt động, phố đi bộ Ninh Bình rơi vào tình trạng hoang tàn, "chết yểu" vì không có khách, các hoạt động ở đây cũng dừng hoạt động. Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu UBND thành phố Ninh Bình phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá khả năng hoạt động, hiệu quả và đề xuất phương án xử lý đối với tuyến phố đi bộ này.

Công viên động vật hoang dã tại Ninh Bình: 10 năm vẫn dở dang do thiếu vốn

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Dự án Công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình được triển khai xây dựng từ năm 2014, với quy mô gần 1.500m2. Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai xây dựng, đến nay, dự án vẫn dở dang do thiếu vốn và vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.