Trẻ bắt chước clip tự tử, nuốt kềm: Lơ là sẽ dẫn đến thảm họa!

Thế Lâm |

Những vụ trẻ bắt chước clip trên mạng xã hội treo cổ tự tử, nuốt kềm cắt móng đang thật sự báo động, bởi ẩn họa cũng rình rập theo các clip trôi nổi trên mạng.

Cả 2 vụ trẻ bắt chước, học theo những clip trên mạng rồi gặp nguy hiểm, thậm chí tử vong, đều xảy ra trong tháng 10 vừa qua.

Vụ thứ nhất là bé gái 5 tuổi ở TPHCM, bắt chước “trò chơi treo cổ” theo clip trên mạng xã hội. Gia đình đưa bé vào bệnh viện cấp cứu nhưng đã không còn kịp nữa. Vụ thứ hai, bé trai 9 tuổi ở Phú Thọ, bắt chước clip trên YouTube nuốt chiếc kềm bấm móng tay vào bụng. Rất may, cháu bé được phát hiện và cứu chữa kịp thời.

Một số chỉ dẫn cho rằng, chỉ nên cho trẻ xem YouTube Kids là kênh vốn đã được sàng lọc, kiểm soát nội dung các clip phù hợp với trẻ. Tuy nhiên trên thực tế, một số trường hợp clip có nội dung không phù hợp với trẻ em như ít nhiều có yếu tố liên quan đến bạo lực, máu me cũng đã từng để lọt lưới trên YouTube Kids. Chính vì thế, việc con trẻ xem các clip trên mạng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng nhất định không thể để theo kiểu thả nổi, phó mặc, hoặc ỷ lại là đã có sàng lọc…

Anh Phước Quốc – quản trị viên một kênh YouTube Gen Z có đối tượng xem đa phần là giới trẻ và tuổi teen – cho biết, trẻ em rất thích xem những clip có nội dung lạ lẫm vì tò mò, đặc biệt là những clip có nội dung thực hiện các động tác, những hành động mà trẻ không có khả năng thực hiện hoặc không dám làm. Tuy nhiên, nếu trẻ xem nhiều và xem lâu, hoàn toàn có thể bị tác động hoặc kích thích cố thực hiện theo.

Trẻ em, đặc biệt trong độ từ 4, 5 tuổi đến 10 tuổi, rất dễ bắt chước những thứ mà mình chưa làm được song không nhận thức rõ đó là những động tác, việc làm nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Theo anh Cường Nguyễn, một ông bố của 2 con nhỏ ở Hà Nội, anh không cấm trẻ chơi game hay xem YouTube một cách quá khắt khe; nhưng khi trẻ chơi, xem thì người lớn cần để ý, giám sát để tránh việc trẻ bị lôi kéo vào các clip có nội dung không phù hợp.

Phương án tốt nhất theo anh Cường, là bố mẹ bố trí một khoảng thời gian trong ngày để cùng chơi cùng xem với trẻ, có những gợi ý, kích thích và giải thích giúp trẻ mở rộng hiểu biết và sự học hỏi.

Những clip như “Cá Voi Xanh”, “Thử thách MoMo”… cách đây 2 năm về trước từng lan tỏa trên môi trường mạng của Việt Nam và đã nhanh chóng được các phương tiện truyền thông cảnh báo. Thế nhưng điều đáng lo nhất như đề cập ở trên là, nhiều bậc cha mẹ vì bận rộn, hoặc mải trao đổi, trò chuyện với bạn bè không muốn con trẻ mè nheo, quấy rầy nên cứ đưa cho chúng chiếc smartphone, máy tính bảng để tự chơi cho xong. Nhưng trên thực tế, theo anh Cường, cách xử lí “cho xong” đó sẽ tạo ra kẽ hở thiếu kiểm soát khiến cho các clip không phù hợp tiếp cận với trẻ.

Cần biết rằng, những clip độc hại, clip có nội dung nhạy cảm hoặc không phù hợp luôn có trên mạng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng. Một kênh clip “sạch” vẫn có thể thỉnh thoảng xuất hiện các clip có nội dung độc hại hoặc không phù hợp qua các cách khác, đơn cử như clip được đề xuất. Đó cũng chính là khoảng trống mà các bậc phụ huynh không ngờ tới.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia chỉ cách để phụ huynh ngăn chặn trẻ xem video độc hại trên mạng

Ngọc Lê |

Các video nội dung trên mạng internet tác động nhiều đến suy nghĩ và hành động của người xem, đặc biệt là trẻ em. Phụ huynh cần quản lý tốt nguồn giải trí này để có thể hạn chế những tình huống đáng tiếc xảy ra.

Từ vụ trẻ tử vong vì bắt chước "trò chơi treo cổ": Cha mẹ nên làm gì?

ANH THƯ |

Vụ việc bé gái 5 tuổi ở TP Hồ Chí Minh tử vong vì bắt chước "trò chơi treo cổ" trên internet đã cho thấy những rủi ro trên môi trường này rất khó lường.

TPHCM: Bé gái 5 tuổi tử vong vì bắt chước "trò chơi treo cổ" trên internet

Ngọc Lê |

Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) cho biết, vừa qua bệnh viện có tiếp nhận trường hợp là bé gái đến cấp cứu trong tình trạng nguy kịch (sau đó tử vong) do bắt chước "trò chơi treo cổ" trên internet.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chuyên gia chỉ cách để phụ huynh ngăn chặn trẻ xem video độc hại trên mạng

Ngọc Lê |

Các video nội dung trên mạng internet tác động nhiều đến suy nghĩ và hành động của người xem, đặc biệt là trẻ em. Phụ huynh cần quản lý tốt nguồn giải trí này để có thể hạn chế những tình huống đáng tiếc xảy ra.

Từ vụ trẻ tử vong vì bắt chước "trò chơi treo cổ": Cha mẹ nên làm gì?

ANH THƯ |

Vụ việc bé gái 5 tuổi ở TP Hồ Chí Minh tử vong vì bắt chước "trò chơi treo cổ" trên internet đã cho thấy những rủi ro trên môi trường này rất khó lường.

TPHCM: Bé gái 5 tuổi tử vong vì bắt chước "trò chơi treo cổ" trên internet

Ngọc Lê |

Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) cho biết, vừa qua bệnh viện có tiếp nhận trường hợp là bé gái đến cấp cứu trong tình trạng nguy kịch (sau đó tử vong) do bắt chước "trò chơi treo cổ" trên internet.