Tranh cãi thu nhập 30 triệu đồng/tháng không thể ăn ngon khi sống ở Hà Nội

Minh Hạnh |

Những ngày qua, quan điểm thu nhập 30 triệu đồng/tháng chỉ đủ chi tiêu tằn tiện cơ bản cho gia đình 4 người ở thủ đô đã gặp phải nhiều tranh cãi khi Hà Nội được coi là thành phố có mức sống đắt đỏ nhất cả nước.

Chi tiêu cách nào hiệu quả?

Trên một diễn đàn, theo chia sẻ của chị Phương Lan (quê Thái Nguyên) hiện sinh sống ở Hà Nội cho hay, gia đình chị có 4 người gồm 2 vợ chồng và 2 con nhỏ đang tuổi ăn học. Vợ chồng chị có tổng lương hàng tháng là 30 triệu đồng. Đây được xem là khoản thu nhập không quá cao nhưng cũng không quá thấp để trang trải tại Hà Nội. Nhưng chị Lan cho biết, thu nhập như vậy không thể đủ nếu không biết căn cơ.

Nếu biết cách chi tiêu với thu nhập 30 triệu gia đình 4 người vẫn sống khoẻ. Ảnh: Hải Nguyễn
Nếu biết cách chi tiêu với thu nhập 30 triệu đồng, gia đình 4 người vẫn sống khoẻ. Ảnh: Hải Nguyễn

Mỗi ngày, chị Lan chi khoảng 250.000 - 300.000 đồng cho ăn uống, như vậy, mỗi tháng mất khoảng 9 triệu đồng. Tiền điện nước khoảng 1,5 triệu đồng; Tiền xăng xe, điện thoại, internet của cả hai vợ chồng và hai con ít nhất cũng thêm khoảng 2 triệu đồng và tiền trả góp mua nhà 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, chi phí cho hai con đi học bao gồm học phí ở trường công, học thêm các bộ môn năng khiếu và ngoại ngữ khoảng 10 triệu đồng...

“Dù tìm mọi cách thắt chặt chi tiêu và tiết kiệm tối đa, chúng tôi vẫn tiêu tốn hết khoảng 30 triệu đồng, đây chỉ là mức chi cho những nhu cầu rất cơ bản. Nếu muốn cải thiện những bữa ăn ngon giá tiền triệu hoặc đưa cả gia đình ra nhà hàng ăn uống để thay đổi không khí, tôi sẽ phải tính toán rất chi li, lấy bữa nọ bù bữa kia để khoản chi trong tháng không bị vượt trội”, chị Lan chia sẻ.

Đồng quan điểm với chị Lan, nhiều người cũng cho rằng, nếu muốn trụ được ở thành phố, trong khi chưa có nhà cửa, hai vợ chồng phải có thu nhập từ 30-35 triệu đồng mỗi tháng. Như thế mới vừa đủ sống, tích góp mua nhà và trả lãi ngân hàng, có khoản phòng thân...

Tuy nhiên, chị Đoàn Thị Dung (Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, nếu biết cách chi tiêu khoa học, với thu nhập 30 triệu đồng sẽ sống khá thoải mái ở Thủ đô. Theo chị Dung, vợ chồng chị cùng là nhân viên văn phòng, có tổng thu nhập hằng tháng 28 triệu đồng nên luôn đặt ra mục tiêu và hạn mức chi tiêu cụ thể, cố gắng mỗi tháng có thể tiết kiệm 30% thu nhập (5 triệu đồng).

Chị Dung hài lòng với mức thu nhập 28 triệu đồng của hai vợ chồng, cảm thấy "đủ sống" ở Hà Nội, chứ chưa hẳn là "sống chất lượng", sống tiết kiệm và giản dị, hạn chế ăn ngoài, thay vào đó là những bữa cơm gia đình mỗi ngày, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa giảm chi phí.

Chi tiêu thế nào hợp lý ở thành phố đắt đỏ nhất nước?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch Đầu tư), chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2023 tại Hà Nội tiếp tục cao nhất cả nước, sau nhiều năm ở vị trí này.

Trong đó, mức chi tiêu cho đời sống chiếm gần 94% trong tổng chi tiêu bình quân của hộ gia đình. Trong đó, chi tiêu cho ăn uống chiếm 46,5%; chi tiêu không dành cho ăn uống chiếm 47,4% và các chi tiêu khác chiếm 6,1%.

Trên thực tế, với các gia đình ở Hà Nội, xu hướng này cũng không quá khác biệt. Thứ tự ưu tiên trong list các khoản chi tiêu cao nhất là nhu cầu thiết yếu (ăn uống, sinh hoạt, đời sống, đi lại…), tiếp đến là tiền thuê nhà (với những gia đình trẻ Hà Nội phải ở trọ), sau nữa là chi phí học tập và phát triển quan hệ giao tiếp. Ngoài ra là các chi phí phát sinh khác như giải trí, du lịch…

Trong số này, thông thường chi phí sinh hoạt thiết yếu và thuê nhà chiếm khoảng 60% thu nhập.

Dù vậy vẫn có nhiều cách chi tiêu hợp lý nhưng phương pháp được nhiều tỷ phú áp dụng là chia tổng thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng thành những khoản mục, quỹ khác nhau.

Trong số này, thông thường chi phí sinh hoạt thiết yếu và thuê nhà chiếm khoảng 60% thu nhập.

Để trở thành một người tiêu dùng thông minh có thể tham khảo nhiều biện pháp, như mua thực phẩm tại các chợ đầu mối, gửi thức ăn từ quê lên thành phố, sử dụng đồ second hand (hàng cũ), săn giảm giá… không chạy theo mode thời trang và xu hướng.

Các gia đình trẻ nên rèn luyện tinh thần tích cực, chủ động và chi tiêu kế hoạch, xa hơn là học cách tích lũy nếu dự định sinh con hay mua nhà, tìm cách cải thiện thu nhập trong tương lai.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Người lao động không về quê trong kỳ nghỉ lễ để có thêm thu nhập

Thành Nhân |

Với mức lương cao hơn ngày thường, nhiều người lao động sẵn sàng gác chuyện về quê thăm gia đình để ở lại kiếm thêm thu nhập trong dịp lễ 30.4 và 1.5 này.

Người trẻ chọn ở lại Hà Nội làm thêm xuyên kỳ nghỉ lễ để nhân ba thu nhập

Nhật Minh |

Thay vì quây quần bên gia đình, người thân vào dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5, nhiều bạn trẻ lựa chọn làm thêm xuyên lễ. Đây là cơ hội để các bạn trẻ nhân đôi, nhân ba thu nhập so với ngày thường.

Tài xế xe ôm công nghệ vỡ mộng vì thu nhập không như kỳ vọng trong ngày lễ

Nhóm PV |

Hi sinh ngày lễ bên gia đình, không về quê, làm việc trong thời tiết nắng nóng nhưng thu nhập của tài xế xe ôm công nghệ cũng không mấy khả quan.

Thu nhập của lao động sản xuất lâm nghiệp tăng 1,5 lần vào năm 2030?

Nhóm PV |

Đề án Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu phấn đấu nâng mức thu nhập bình quân của lao động là người dân tộc thiểu số tham gia các hoạt động sản xuất lâm nghiệp đến năm 2030 tăng gấp 1,5 lần và đến năm 2050 tăng gấp 2 lần so với mức thu nhập tại thời điểm năm 2025.

Danh sách 20 website giả mạo Cổng Dịch vụ công quốc gia, ngân hàng

KHÁNH AN |

Qua kiểm tra và phân tích, các chuyên gia của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) nhận thấy có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo các mạng xã hội, ngân hàng, thư điện tử, Cổng Dịch vụ công quốc gia...

Xuân Lan khẩu chiến vì phim và cách phản ứng “ai cho anh chê con tôi xấu”

Mi Lan |

Cựu siêu mẫu Xuân Lan có cuộc khẩu chiến kéo dài với nhà phê bình phim Lê Hồng Lâm trên mạng xã hội. Xuân Lan cho rằng, “những review ác ý” của nhà phê bình đã kéo theo hệ lụy không nhỏ đến phim “Cái giá của hạnh phúc”.

"Long marathon" hoàn tất hành trình chạy bộ xuyên Việt ở Dinh Độc Lập

Thanh Vũ |

Sau 20 ngày, chân chạy Nguyễn Văn Long đã có mặt ở TPHCM, hoàn tất hành trình 20 ngày chạy bộ xuyên Việt.

Nga thiêu rụi xe tăng Abrams của Mỹ, tịch thu chiến lợi phẩm

Ngọc Vân |

Nga công bố video bắn cháy xe tăng Abrams của Mỹ ở Ukraina, tịch thu làm chiến lợi phẩm.

Người lao động không về quê trong kỳ nghỉ lễ để có thêm thu nhập

Thành Nhân |

Với mức lương cao hơn ngày thường, nhiều người lao động sẵn sàng gác chuyện về quê thăm gia đình để ở lại kiếm thêm thu nhập trong dịp lễ 30.4 và 1.5 này.

Người trẻ chọn ở lại Hà Nội làm thêm xuyên kỳ nghỉ lễ để nhân ba thu nhập

Nhật Minh |

Thay vì quây quần bên gia đình, người thân vào dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5, nhiều bạn trẻ lựa chọn làm thêm xuyên lễ. Đây là cơ hội để các bạn trẻ nhân đôi, nhân ba thu nhập so với ngày thường.

Tài xế xe ôm công nghệ vỡ mộng vì thu nhập không như kỳ vọng trong ngày lễ

Nhóm PV |

Hi sinh ngày lễ bên gia đình, không về quê, làm việc trong thời tiết nắng nóng nhưng thu nhập của tài xế xe ôm công nghệ cũng không mấy khả quan.

Thu nhập của lao động sản xuất lâm nghiệp tăng 1,5 lần vào năm 2030?

Nhóm PV |

Đề án Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu phấn đấu nâng mức thu nhập bình quân của lao động là người dân tộc thiểu số tham gia các hoạt động sản xuất lâm nghiệp đến năm 2030 tăng gấp 1,5 lần và đến năm 2050 tăng gấp 2 lần so với mức thu nhập tại thời điểm năm 2025.