Tỉnh táo tránh khỏi 24 hình thức lừa đảo cũ - mới

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều hình thức lừa đảo cũ - mới bủa vây người dân. Nhận biết những hình thức lừa đảo, các chiêu dẫn dụ của tội phạm công nghệ cao, người dân sẽ tránh khỏi những tổn thất, thiệt hại không đáng có.

Cuối tháng 6.2023, 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng, nhắm đến nhiều nhóm người dùng khác nhau đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra.

Theo đó, Bộ này cho biết không gian mạng Việt Nam đang tồn tại ba nhóm lừa đảo chính gồm: Giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp.

Ba nhóm này xuất hiện dưới 24 hình thức. Cục An toàn thông tin cho biết hình thức lừa đảo online được thực hiện bằng nhiều kịch bản khác nhau và ngày càng tinh vi.

"Kẻ xấu thực hiện những hình thức dẫn dụ khác nhau, mục tiêu chung là lấy lòng tin, đánh cắp thông tin, sau đó chiếm đoạt tài sản", Cục An toàn thông tin nhận định.

Ông Ngô Minh Hiếu - chuyên viên an ninh mạng và điều tra số tại Trung tâm Giám sát An toàn thông tin Việt Nam. Ảnh: Đức Mạnh.
Ông Ngô Minh Hiếu - chuyên viên an ninh mạng và điều tra số tại Trung tâm Giám sát An toàn thông tin Việt Nam. Ảnh: Đức Mạnh.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu - Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) cho biết: Trên thực tế, tình trạng này đã diễn ra suốt một thời gian dài, tuy nhiên các chiêu thức lại liên tục thay đổi không ngừng dẫn tới việc nhiều nạn nhân sập bẫy.

Các hình thức lừa đảo chủ yếu bao gồm lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân và lừa đảo tài chính. Trong đó, việc đánh cắp thông tin cá nhân cũng là để phục vụ cho mục đích lên kịch bản lừa đảo tài chính. Các đối tượng đánh vào tâm lý nhẹ dạ, cả tin, thiếu sự tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp; đánh vào lòng tham của nạn nhân để lừa đảo.

Sự bùng nổ của các thiết bị công nghệ cao cũng là nguyên nhân khiến tình trạng này nở rộ trong thời gian dài. Các thiết bị được nâng cấp không ngừng, được buôn bán dễ dàng, cho nên các đối tượng tội phạm công nghệ cao lợi dụng để biến tấu các chiêu thức lừa đảo mới, liên tục thay đổi.

Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo (AI), nhất là ứng dụng trên smartphone sẽ là mối đe dọa an ninh mạng, trật tự an toàn xã hội, do người dùng cấp quá nhiều quyền truy cập, cũng như cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội, ứng dụng,...

Việc sử dụng công nghệ Deepfake (giả lập sâu) trong AI để làm giả video call nhằm mục đích lừa đảo sẽ còn tăng lên đáng kể với nhiều chiêu thức tinh vi hơn. Đặc biệt, mối đe dọa đến từ các thiết bị IoT (là các thiết bị có khả năng kết nối internet, có thể thu thập và trao đổi dữ liệu cho nhau) vẫn là vấn đề lớn.

Vị chuyên gia cũng đưa ra các giải pháp để cảnh tỉnh người dân trong nạn lừa đảo đang ngày càng biến tướng và tinh vi.

"Người dân chỉ cảnh giác thôi là chưa đủ. Cần tỉnh táo trước những tin nhắn, cuộc gọi, trang web và đường links lạ. Người dân cũng cần tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tránh rơi vào bẫy lừa đảo. Khi gặp bất cứ những trường hợp nghi ngờ nào, cần “chậm lại” để xác minh thông tin, đồng thời không cung cấp bất cứ thông tin nhạy cảm nào liên quan đến danh tính cá nhân như CCCD, tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội..." - ông Hiếu cho hay.

Bên cạnh đó, người dùng cũng cần nâng cao các tính năng bảo mật trên không gian mạng như sử dụng bảo mật 2 bước, xác minh bằng khuôn mặt, vân tay,… hoặc sử dụng thêm phần mềm từ bên thứ 3 để tăng tính bảo mật cho các tài khoản và thiết bị cá nhân.

Ngoài ra, các biện pháp về truyền thông cũng được đẩy mạnh trong thời gian sắp tới để thông tin đến được với nhiều người dân hơn, từ đó nâng cao ý thức cảnh giác trước những chiêu trò, thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng.

24 hình thức lừa đảo trên mạng Việt Nam, theo Cục An toàn thông tin:

1. Lừa đảo "combo du lịch giá rẻ".

2. Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice.

3. Lừa đảo "khóa SIM" vì chưa chuẩn hóa thuê bao.

4. Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công.

5. Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu.

6. Chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí.

7. Thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng.

8. Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,...

9. Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng...)

10. Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo.

11. Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp.

12. Lừa đảo tuyển CTV online.

13. Đánh cắp tài khoản mạng xã hội, nhắn tin lừa đảo.

14. Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo.

15. Rao bán hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử.

16. Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng.

17. Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng.

18. Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa.

19. Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP.

20. Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI.

21. Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook.

22. Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng.

23. Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook.

24. Lừa đảo cho số đánh đề.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Người phụ nữ 59 tuổi bị tội phạm lừa đảo dụ dỗ chiếm đoạt tiền tỉ

Phan Tuấn |

Do "mê" nhận quà qua trên mạng xã hội, một người phụ nữ ở huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã bị các đối tượng lừa đảo dụ dỗ chiếm đoạt số tiền lên đến hàng tỉ đồng.

Tái diễn nạn mạo danh bệnh viện, bác sĩ để lừa đảo, trục lợi

HƯƠNG SƠN |

TP Hồ Chí Minh - Thời gian qua, tình trạng nhiều trang cá nhân, phòng khám tư, cơ sở thẩm mỹ sử dụng từ khóa liên quan đến bệnh viện như: “Viện thẩm mỹ 175”, “Bệnh viện 175”… để quảng cáo và thu hút bệnh nhân đến khám.

Blackpink trước giờ G: Thị trường vé phức tạp, khó lường với đủ trò lừa đảo

Huyền Chi |

Nhiều ngày qua, tình trạng lừa đảo khi giao dịch vé đêm diễn của Blackpink vẫn diễn ra phức tạp, khó lường.

Cảnh báo 24 hình thức lừa đảo trên không gian mạng

PHƯƠNG ANH |

Mới đây, 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra phổ biến trên không gian mạng vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ ra. 

Thủy điện Thác Bà khai thác cả 3 tổ máy sau chuỗi ngày hoạt động cầm cự

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Sau chuỗi ngày hoạt động cầm cự, thậm chí phải dừng máy phát điện vì không đủ nước, thủy điện Thác Bà đã có thể khai thác cả 3 tổ máy.

Giờ thứ 9: Cái giá của bạo hành - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cha mẹ chàng trai trong câu chuyện cho rằng con trai của họ đã chọn người bạn đời không xứng đáng và họ tìm cách chia lìa hai bạn trẻ. Liệu chàng trai có vượt qua để tìm lại hạnh phúc cho mình?

Tin 20h: Xử lý giáo viên sinh con thứ 3, nhà trường áp lực

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 23.7: Đường trăm tỉ vừa xong đã hỏng ở Điện Biên bất ngờ được sửa; Giáo viên sinh con thứ 3, hiệu trưởng bị “vạ lây”; Yêu cầu khẩn trương cứu 2 làng chài nổi tiếng giữa vịnh Hạ Long; Nhiều thí sinh vẫn chưa chọn được nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2023...

Một công ty sở hữu 105 nhà sách, không có nợ vay, thu hơn 12 tỉ đồng mỗi ngày

Thanh Giang |

Tính đến cuối năm 2022, Fahasa có hệ thống gần 105 nhà sách tại 47 tỉnh thành trong cả nước. Kết thúc quý II/2023, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 1.103 tỉ đồng, tương ứng với mỗi ngày thu về hơn 12 tỉ đồng.

Người phụ nữ 59 tuổi bị tội phạm lừa đảo dụ dỗ chiếm đoạt tiền tỉ

Phan Tuấn |

Do "mê" nhận quà qua trên mạng xã hội, một người phụ nữ ở huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã bị các đối tượng lừa đảo dụ dỗ chiếm đoạt số tiền lên đến hàng tỉ đồng.

Tái diễn nạn mạo danh bệnh viện, bác sĩ để lừa đảo, trục lợi

HƯƠNG SƠN |

TP Hồ Chí Minh - Thời gian qua, tình trạng nhiều trang cá nhân, phòng khám tư, cơ sở thẩm mỹ sử dụng từ khóa liên quan đến bệnh viện như: “Viện thẩm mỹ 175”, “Bệnh viện 175”… để quảng cáo và thu hút bệnh nhân đến khám.

Blackpink trước giờ G: Thị trường vé phức tạp, khó lường với đủ trò lừa đảo

Huyền Chi |

Nhiều ngày qua, tình trạng lừa đảo khi giao dịch vé đêm diễn của Blackpink vẫn diễn ra phức tạp, khó lường.

Cảnh báo 24 hình thức lừa đảo trên không gian mạng

PHƯƠNG ANH |

Mới đây, 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra phổ biến trên không gian mạng vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ ra.